Bệnh á sừng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả nhất

Á sừng là bệnh lý viêm da tự miễn rất phổ biến. Bệnh gây ra các triệu chứng ngoài da đặc trưng gồm khô ráp, bong tróc, nứt nẻ, chảy máu, tăng nguy cơ nhiễm trùng… Mắc bệnh á sừng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thể chất và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Bệnh á sừng là gì?

Bệnh á sừng là một dạng của viêm da cơ địa, đặc trưng bởi tình trạng da khô do các tế bào da khi hóa sừng vẫn giữ nguyên phần nhân. Bàn tay, bàn chân hoặc da đầu là những vị trí dễ bị ảnh hưởng nhất. Bệnh có xu hướng nặng hơn vào mùa đông, do thời tiết hanh khô. Bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh này, phổ biến nhất là á sừng ở trẻ em.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan (Trưởng khoa Da liễu, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc), tương tự như viêm da cơ địa thông thường, á sừng là bệnh tự miễn liên quan đến yếu tố cơ địa và di truyền. Chính vì không phải do virus hay vi khuẩn gây nên, nên tổn thương á sừng không lây nhiễm từ người này sang người khác qua đường tiếp xúc. Tuy nhiên căn bệnh này có thể di truyền từ bố mẹ sang con cái và tự lan rộng trên các vùng da của cơ thể. 

Bệnh á sừng có nguy hiểm không?

Á sừng là căn bệnh ngoài da, không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Những triệu chứng triệu chứng của bệnh rất khó chịu như nứt nẻ, chảy máu, đau nhức, kéo theo hàng loạt các vấn đề về sức khỏe và phiền toái  đến chất lượng cuộc sống. 

Một số biến chứng có thể gặp phải như:

  • Nhiễm trùng, bội nhiễm da
  • Làm suy giảm chức năng bảo vệ của da
  • Tổn thương xương khớp

Do đó ngay khi có các dấu hiệu đầu tiên của á sừng, người bệnh cần được thăm khám sớm để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Triệu chứng bệnh á sừng và phân loại bệnh

Bác sĩ Tuyết Lan cho biết, ở thời điểm khởi phát, tổn thương á sừng biểu hiện dưới dạng chàm, thường xuất hiện ở ngón tay, ngón chân, gót chân hoặc da đầu.

  • Tổn thương xuất hiện trên nền da khô, xuất hiện dát đỏ không có ranh giới rõ ràng. Các dát đỏ thường lan rộng nhanh chóng ra khắp bàn tay, bàn chân và da đầu. 
  • Vào mùa hè, bệnh á sừng thường có biểu hiện da đỏ, nổi nhiều mụn nước giống như tổ đỉa, tiếp đó da trở nên khô sần, xù xì, thô ráp và rất ngứa.
  • Vào mùa đông thời tiết hanh khô, độ ẩm thấp khiến bệnh á sừng nghiêm trọng hơn. Tình trạng nứt nẻ nặng hơn, các vùng da bị á sừng có thể nứt toác, thậm chí chảy máu rất đau đớn. Kèm theo bong tróc mất hết cả dấu vân tay.

Các triệu chứng bệnh á sừng có xu hướng nghiêm trọng hơn khi tiếp xúc với xà phòng, hóa chất, các chất tẩy rửa, xăng dầu hoặc mỹ phẩm. 

Hình ảnh bệnh á sừng ở tay
Hình ảnh á sừng ở tay, đầu ngón tay
Hình ảnh bệnh á sừng ở chân
Hình ảnh á sừng ở chân
Hình ảnh á sừng da đầu
Hình ảnh á sừng da đầu

Nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định chính xác

Hiện nay y học hiện đại chưa thể tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh á sừng. Nhưng có một số yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đáng kể. Gồm 5 yếu tố chính sau:

  • Di truyền: Nếu trong gia đình có người thân bị bệnh á sừng thì con cái sinh ra cũng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này.
  • Suy giảm hệ miễn dịch: Làm giảm khả năng tự bảo vệ của da, khiến da dễ bị kích ứng bởi các tác nhân gây hại từ bên ngoài.
  • Tiếp xúc nhiều với hóa chất, mỹ phẩm.
  • Thời tiết hanh khô.
  • Thay đổi nội tiết tố hoặc thiếu hụt một số dưỡng chất như vitamin A, D, E, C cũng làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh á sừng.

=> GỢI Ý: Bệnh Á Sừng Có Lây Không? Cách Kiểm Soát Bệnh Hiệu Quả

Cách điều trị bệnh á sừng

Cho đến nay, chưa có phương pháp nào điều trị khỏi 100% bệnh á sừng. Dưới đây là 3 phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. Bao gồm: 

1. Dùng thuốc tân dược

Hiện nay Tây y chưa có thuốc trị á sừng đặc trị, cách này chủ yếu tập trung cải thiện triệu chứng và khắc phục các tổn thương trên da. Các loại thường dùng như:

Chữa á sừng bằng Tây y
Chữa á sừng bằng Tây y là cách trị ưu tiên được nhiều người áp dụng
  • Kem hoặc thuốc mỡ bôi dưỡng ẩm giúp chống khô da.
  • Thuốc bôi bạt sừng như acid salycilic hoặc các loại kem chứa steroid nhằm giảm viêm.
  • Trường hợp nhiễm nấm cần sử dụng thêm thuốc chống nấm như mỡ nizoral, dẫn xuất imidazol, griseofulvin.
  • Thuốc kháng histamin giúp làm giảm cơn ngứa cho bệnh nhân.
  • Trường hợp nặng có thể phải sử dụng thêm corticoid dạng uống hoặc tiêm.
  • Một số loại vitamin khác như vitamin A, E, C…

Lưu ý, các loại thuốc Tây y mặc dù có thể giúp làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh á sừng, tuy nhiên lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng cách hoặc quá lạm dụng trong thời gian dài.

2. Chữa theo dân gian

Những mẹo chữa á sừng bằng dân gian phù hợp với những trường hợp mắc bệnh nhẹ. Hầu hết những cách này đều đơn giản, an toàn, lành tính, có thể áp dụng tại nhà và không quá tốn kém. 

Chữa á sừng bằng phương pháp dân gian
Chữa á sừng bằng mẹo dân gian là phương pháp có từ lâu đời

Một số loại dược liệu quen thuộc như:

  • Lá lốt: Chọn khoảng 10 – 15 lá lốt tươi, rửa sạch, để ráo nước rồi giã nát với một chút muối hạt. Nhẹ nhàng chà xát lá lốt lên vùng da bị á sừng, có thể lấy khăn mỏng buộc lại để cố định. Giữ nguyên trong 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
  • Cây vòi voi: Chọn một nắm to cây vòi voi còn tươi, loại bỏ những cây bị sâu hỏng rồi rửa sạch, giữ nguyên cành cho vào nồi lớn đun thành nước tắm.
  • Lá trầu không: Lấy một nắm lá trầu không còn tươi xanh, rửa sạch rồi đun sôi với nước và một chút muối hạt. Để nước lá trầu không nguội bớt rồi dùng để ngâm rửa vùng da bị á sừng.
  • Dầu dừa: Rửa sạch vùng da bị á sừng rồi dùng tinh dầu dừa nguyên chất bôi một lớp mỏng lên. Giữ nguyên trong khoảng 30 phút rồi rửa lại với nước sạch.

Lưu ý, các mẹo dân gian chỉ giúp làm giảm bớt phần nào triệu chứng bệnh chứ không có tác dụng điều trị. Do đó, người bệnh chỉ nên coi đây là những cáchỗ trợ. 

3. Chữa bằng Đông y

Bệnh á sừng theo Đông y thuộc chứng can tiễn hay ngưu bì tiễn, là một dạng viêm da mãn tính. Bệnh hình thành khi cơ thể bị phong hàn xâm nhập, lâu ngày dẫn tới huyết nhiệt, sinh ra táo, khiến da không được sinh dưỡng, trở nên khô rát. Ngoài ra, sự suy giảm hệ miễn dịch, hoạt động của các tạng phủ yếu, gan, thận không đào thải độc tốt tốt gây ra sự tích tụ dưới da cũng là nguyên nhân gây bệnh.

Để điều trị á sừng, Đông y sử dụng các bài thuốc Nam có thành phần thảo dược, đi sâu vào chữa từ bên trong cơ thể, chú trọng loại bỏ căn nguyên gây bệnh. Đồng thời tập trung điều dưỡng cơ thể, phục hồi hoạt động của các tạng phủ để phục hồi hàng rào bảo vệ tự nhiên của da, giúp chống lại các tác nhân ngoại tà xâm nhập.

Bệnh á sừng kiêng ăn gì, nên ăn gì để nhanh bình phục?

Bên cạnh điều trị, bệnh nhân á sừng cần chú ý xây dựng thực đơn lành mạnh, ăn uống cân bằng. 

Thực phẩm nên kiêng

  • Các loại thịt đỏ
  • Thực phẩm giàu chất béo
  • Đồ uống có cồn và chất kích thích
  • Các loại đồ uống chứa nhiều đường

Thực phẩm nên ăn

  • Các thực phẩm giàu protein lành mạnh như thịt lợn nạc, các loại cá sông… giúp cung cấp năng lượng cho các tế bào da.
  • Những loại rau xanh và trái cây giàu chất xơ và vitamin, có lợi cho quá trình phục hồi da.
  • Ngũ cốc nguyên cám như gạo lứt, đậu đen, đậu xanh… giúp cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho hệ miễn dịch.

=> ĐỌC NGAY: Bị Á Sừng Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì Tốt Nhất?

Biện pháp chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân á sừng

Bên cạnh việc điều trị tích cực, bệnh nhân á sừng cần chú trọng chăm sóc da hàng ngày và chú ý một số vấn đề trong sinh hoạt để giúp bệnh nhanh bình phục và ngăn ngừa tái phát.

  • Thường xuyên bôi kem dưỡng ẩm lên vùng da bị á sừng.
  • Hạn chế tối đa tiếp xúc với các loại xà phòng, chất tẩy rửa. Nên đeo găng tay khi rửa bát hoặc làm các công việc cần tiếp xúc với hóa chất.
  • Không nên tắm với nước quá nóng để tránh khiến da bị khô và mất nước.
  • Cố gắng thư giãn, giảm căng thẳng cũng là cách hiệu quả giúp tình trạng bệnh á sừng thuyên giảm nhanh hơn.

Trên đây là những thông tin hữu ích về căn bệnh á sừng. Để được tư vấn cụ thể về tình trạng bệnh và phác đồ điều trị hiệu quả nhất, bệnh nhân nên tới thăm khám trực tiếp tại các cơ sở của Trung tâm Thuốc dân tộc trên toàn quốc. Hoặc chụp ảnh vùng da bị bệnh và gửi tới cho các bác sĩ của Trung tâm, kèm theo mô tả chi tiết triệu chứng bệnh.

Tham khảo thêm

Bệnh á sừng có chữa khỏi hẳn được không?

Bệnh á sừng có chữa khỏi hẳn được không? Bằng cách nào?

Bệnh á sừng có chữa khỏi hẳn được không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Á sừng là căn...

Bị á sừng có nên ngâm nước muối không? Nên làm gì?

"Bị á sừng có nên ngâm nước muối không?". Nhiều người cho rằng, việc ngâm tay chân hay vùng da...

Á sừng da đầu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị

Á sừng da đầu là tình trạng ngứa ngáy, viêm, đỏ, tạo sừng và bong tróc vảy trên da đầu...

12 cách trị á sừng tại nhà đơn giản, hiệu quả nhanh

12 Cách trị á sừng tại nhà đơn giản, hiệu quả nhanh

Lá trầu không, vòi voi, dầu dừa, hay tỏi...là những cách trị á sừng tại nhà vô cùng đơn giản...

Bị á sừng sau sinh là gì? 

Bị á sừng sau khi sinh có tự khỏi không? Cách trị nhanh

Bị á sừng sau sinh là một trong những vấn đề thường gặp ở phụ nữ. Bệnh gây ra nhiều...