Bệnh á sừng có chữa khỏi hẳn được không? Bằng cách nào?
Bệnh á sừng có chữa khỏi hẳn được không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Á sừng là căn bệnh phổ biến, không nguy hại trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Mặc dù vậy, nếu không được điều trị, về lâu dài có thể gây ra nhiều biến chứng. Vậy bệnh có chữa khỏi dứt điểm không?
Bệnh á sừng có chữa khỏi hẳn được không?
Bệnh á sừng là một dạng bệnh lý da liễu phổ biến. Bệnh đặc trưng bởi một số triệu chứng như khô, ngứa, nứt nẻ và bong tróc da ở các vị trí như bàn tay, bàn chân, đầu ngón tay, ngón chân, gót chân. Bệnh được xếp vào dạng viêm da cơ địa, không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng gây ra nhiều hệ lụy cho người bệnh.
Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị bệnh á sừng. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, để điều trị căn bệnh này là tương đối khó khăn. Bởi, á sừng có thể tái phát nếu gặp điều kiện thuận lợi. Chẳng hạn như khi người bệnh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, hóa chất, chất tẩy rửa,…
Do đó nhiều bệnh nhân băn khoăn không biết bệnh á sừng có chữa khỏi hẳn được không. Giải đáp thắc mắc này, các chuyên gia cũng đưa ra nhận định, nếu người bệnh phát hiện và điều trị ngay từ giai đoạn khởi phát, khả năng chữa khỏi hoàn toàn là có thể.
Để đảm bảo quá trình điều trị diễn ra an toàn, thuận lợi, người bệnh nên lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín. Đồng thời, người bệnh cũng cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Tránh bệnh diễn tiến nặng gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe.
Nguy cơ biến chứng của bệnh á sừng nếu không điều trị
Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra các biến chứng như:
- Bội nhiễm, hoại tử
Á sừng là dày sừng lớp da, sừng hóa khiến da bị bít tắc lỗ chân lông. Lúc này, mồ hôi, bã nhờn sẽ không có nơi để thoát ra ngoài. Vì thế, vi khuẩn, nấm càng có điều kiện tích tụ, gây nên tình trạng bội nhiễm, nhiễm khuẩn trên da người bệnh.
Chính vì thế mà người bệnh càng ngứa ngáy. Đối với trẻ em, chúng tự cào gãi khiến cho vết thương càng trở nên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, nhiễm khuẩn hình thành do tụ cầu vàng hoặc loại trực khuẩn mủ xanh là hai loại điển hình. Da có thể bị tổn thương nghiêm trọng, lâu dần có thể gây hoại tử, khó điều trị.
- Nhiễm trùng máu, mô
Bệnh á sừng có thể gây biến chứng nhiễm trùng máu, nhiễm trùng mô nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Nhất là khi vùng bị nhiễm trùng lan rộng, vi khuẩn từ da xâm nhập vào máu, mô liên kết. Lúc này, hệ tim mạch bị đe dọa, ngoài ra người bệnh còn có thể gặp các vấn đề nghiêm trọng ở xương khớp, thậm chí là biến dạng, bại liệt.
- Hạn chế chức năng da
Khi lớp sừng của da bị suy yếu do bệnh á sừng, da sẽ dần không còn được độ đàn hồi như trước. Nó sẽ trở nên khô cứng, nứt nẻ nhiều hơn. Tình trạng không được khắc phục, về lâu dài da sẽ bị mất nước nghiêm trọng, dẫn đến suy giảm miễn dịch trên da.
Một số trường hợp bệnh chuyển từ thể nhẹ sang bệnh mãn tính khó điều trị, các tổn thương dần lớn dần. Chúng sẽ để lại sẹo lớn trên da gây mất thẩm mỹ. Vì thế mà người bệnh trở nên thiếu tự tin, mặc cảm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý.
Các phương pháp điều trị bệnh á sừng
Dưới đây là các cách chữa bệnh á sừng phổ biến, bạn đọc có thể tham khảo:
Chữa theo dân gian
Các nguyên liệu thiên nhiên khá lành tính, giúp người bệnh tiết kiệm được chi phí điều trị. Đồng thời, biện pháp này cũng ít gây tác dụng phục cho người sử dụng hơn so với sử dụng tân dược.
Tuy nhiên, biện pháp này sẽ phù hợp cho người bệnh ở tình trạng nhẹ. Trường hợp bệnh chuyển nặng cần có sự hỗ trợ của y khoa hiện đại. Một số loại thảo dược trị á sừng phổ biến như:
- Tỏi
- Lá trầu không
- Lá vòi voi
- Lá lốt
- Dầu dừa
=> BẬT MÍ: Bí Quyết Chữa Bệnh Á Sừng Bằng Dân Gian Hiệu Quả
Chữa á sừng bằng Tây y
Qua thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng các biện pháp y khoa điều trị phù hợp. Thông thường, một số loại thuốc sẽ được kê toa giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Một số dạng được sử dụng như:
- Thuốc bôi da: Các loại như acid salicylic, thuốc bôi điều hòa miễn dịch, kem chứa corticoid,…có công dụng kiểm soát bệnh á sừng, ngăn không cho tổn thương lan rộng. Đặc biệt là phòng tránh tình trạng biến chứng bội nhiễm trên da.
- Thuốc uống: Các loại thuốc kháng sinh, chống viêm, chống nấm,…giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng do bệnh á sừng gây ra. Sử dụng được cho cả trường hợp bệnh nặng, đã có xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng,…
- Kem dưỡng ẩm: Sử dụng để làm mềm da, cung cấp độ ẩm, giúp giảm khô và nứt nẻ cho da.
Tuy mang lại hiệu quả nhanh nhưng thuốc tân dược vẫn tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không mong muốn cho người bệnh. Người bệnh nên tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ. Tránh tình trạng tự ý mua và sử dụng thuốc.
Chữa bệnh á sừng bằng Đông y
Nguyên nhân gây bệnh á sừng trong Đông y bắt nguồn từ yếu tố bên trong. Cụ thể là do gan, thận bị rối loạn chức năng gây nóng trong, độc tố từ đó tích tụ dưới lớp da. Bệnh á sừng hình thành và càng nặng hơn nếu gặp phải phong hàn, ngoài tà.
Để điều trị dứt điểm, người bệnh cần tập trung vào căn nguyên của bệnh. Thông thường, thầy thuốc sẽ cho người bệnh sử dụng các bài thuốc bôi, uống, ngâm rửa để điều trị bệnh như:
- Bài thuốc uống: Thuốc uống sẽ có hiệu quả bên trong cơ thể. Công dụng giúp cơ thể giải độc, bổ sung dưỡng chất cho ngũ tạng. Đặc biệt, tác động nhiều đến tạng can, thận giúp người bệnh loại bỏ các tác nhân gây hại, tăng cường sức khỏe.
- Thuốc bôi, ngâm rửa: Dạng ngoài da sẽ giúp làm sạch, diệt khuẩn, đồng thời giữ ẩm cho da, giúp làm dịu nhanh cơn đau, lớp sừng cứng cũng được loại bỏ. Bề mặt da sẽ dần hồi phục lại trạng thái tốt nhất.
=> THAM KHẢO NGAY: Quan Niệm Bệnh Á Sừng Theo Đông Y Và Cách Áp Dụng
Phương pháp Đông y sẽ có tác dụng chậm hơn so với thuốc tân dược. Chính vì thế, người bệnh cần kiên trì thực hiện. Bên cạnh đó, để đảm bảo, người bệnh cần lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín, chất lượng giúp cho quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.
Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc: “Bệnh á sừng có chữa khỏi hẳn được không?”. Bên cạnh đó, một số cách chữa trị trên đây đã giúp bạn đọc có thêm thông tin để điều trị căn bệnh “cứng đầu” này. Khi thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng của bệnh, nhanh chóng điều trị sẽ giúp người bệnh cơ hội chữa khỏi và ngăn ngừa các biến chứng không mong muốn.
Có thể bạn quan tâm:
- 12 Cách Trị Á Sừng Tại Nhà Đơn Giản, Hiệu Quả Nhanh
- Bị Á Sừng Có Nên Ngâm Nước Muối Không? Lý Do Tại Sao?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!