Bệnh á sừng có lây không? Cách phòng ngừa hiệu quả
Rất nhiều bạn đọc tự đặt ra câu hỏi “Tiếp xúc người bị bệnh á sừng có bị lây không, nếu có thì bệnh lây qua con đường nào?”. Câu trả lời sẽ được đội ngũ chuyên gia trang thuocdantoc.vn làm rõ trong bài viết dưới đây.
Bệnh á sừng có lây không?
Á sừng là bệnh viêm nhiễm mãn tính, dai dẳng và rất dễ tái phát trở lại nếu không có những phương án điều trị hay biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Căn bệnh này xuất hiện trên mọi đối tượng, đặc biệt là nữ giới ở độ tuổi dậy thì, mang thai hay mãn kinh vì những đối tượng này thường có những sự thay đổi các nội tiết tố trong cơ thể.
Khi mắc bệnh á sừng, trên da thường xuất hiện một số triệu chứng điển hình như: da bị sừng hóa, bong tróc, nứt nẻ, da nổi đỏ, có thể kèm theo những cơn ngứa ngáy khó chịu. Những triệu chứng trên được hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do yếu tố di truyền, cơ địa dị ứng với một số tác nhân gây hại, cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng hoặc do sự biến đổi nội tiết tố trong cơ thể.
Tổn thương á sừng tuy không nguy hiểm nhưng lại gây ra không ít sự phiền toái làm ảnh hưởng đến công việc, chất lượng cuộc sống và tính thẩm mỹ, khiến người bệnh lo lắng và mất tự tin khi tiếp xúc với đám đông.
Tham khảo thêm: Giải đáp thắc mắc “Bị á sừng có nên ngâm muối nước không?”
Á sừng là bệnh ngoài da có khả năng lây nhiễm từ người sang người. Tuy nhiên, về bản chất, căn bệnh này không phải là căn bệnh truyền nhiễm nên tỷ lệ lây lan là không cao.
Khi bị lây nhiễm bệnh á sừng, người bị nhiễm sẽ có một số biểu hiện như: da sưng tấy, nứt nẻ ở các chi, da bị bong tróc, khô ráp. Vào những ngày mùa đông, căn bệnh này còn có thể gây ra những cơn đau khó chịu, thậm chí, vùng da bị tổn thương có thể bị rớm máu hoặc nứt nẻ nặng. Trong những ngày hè nắng nóng, da có thể xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti như bệnh tổ đỉa và gây ngứa ngáy.
Ngoài ra, con đường lây nhiễm phổ biến nhất của bệnh á sừng là do di truyền ở các thành viên trong gia đình. Bạn có thể tiến hành thăm khám để biết chính xác bản thân có đang mắc bệnh á sừng hay không nếu người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh.
Những yếu tố khiến cho bệnh á sừng càng trở nặng hơn
Bên cạnh những nguyên nhân gây bệnh á sừng, 4 yếu tố sau có thể làm gia tăng tình trạng da bị nứt nẻ, bong tróc, khô ráp, thậm chí trở nên nặng nề hơn:
# Yếu tố tâm lý
Có lẽ sẽ có khá nhiều người bệnh sẽ hoang mang và đặt ra câu hỏi “Vì sao yếu tố tâm lý lại khiến bệnh á sừng trở nặng hơn?”. Theo sự nhận định của chuyên gia da liễu cho biết, các đối tượng bị á sừng thường mang nhiều tâm lý lo sợ vì làn da mất thẩm mỹ, từ đó hình thành nên tâm lý lo lắng, lo âu dẫn đến căng thẳng. Nếu tình trạng này bị kéo dài trong nhiều ngày liền nhưng không có biện pháp khắc phục hiệu quả, triệu chứng của bệnh á sừng có thể trở nặng hơn.
Tham khảo thêm: Bật mí 12 cách trị á sừng tại nhà cực kỳ hiệu quả
# Dùng thuốc không đúng cách
Việc sử dụng thuốc bừa bãi hoặc dùng không đúng cách có thể gây ra tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh. Đặc biệt là các loại thuốc trị cao huyết áp, thuốc chống sốt rét, corticoid,… Do đó, để phòng ngừa bệnh á sừng trở nặng, người bệnh nên tuân thủ các chỉ định sử dụng thuốc của bác sĩ chuyên khoa.
# Nhiễm khuẩn
Vệ sinh da không đúng cách hoặc thói quen vệ sinh qua loa đã tạo điều kiện thuận lợi cho một số vi khuẩn, virus hay nấm tấn công và gây bội nhiễm. Đặc biệt, môi trường nước là một trong những điều kiện thuận lợi cho các mầm mống gây bệnh lan tỏa nhanh sang các vùng da lành khác.
Bên cạnh đó, nếu người bệnh tiếp xúc quá nhiều hóa chất, chất tẩy rửa nhưng không sử dụng vật dụng bảo hộ có thể khiến cho bệnh á sừng trở nặng hơn.
# Ánh nắng mặt trời
Người bị á sừng được khuyên nên dành thời gian tắm nắng mỗi ngày để cải thiện bệnh. Tuy nhiên, thời điểm tắm nắng không phù hợp cũng có thể là nguyên nhân khiến cho bệnh á sừng trở nên nghiêm trọng hơn, nhất là thời điểm từ 9 – 15 giờ.
Lúc này, lượng bức xạ của mặt trời rất lớn, nếu chiếu trực tiếp trên da có thể làm hại cho da, đặc biệt là vùng da bị vảy nến. Thời điểm thích hợp để người bị á sừng phơi nắng là những buổi sáng sớm hoặc những thời điểm nắng nhẹ, không gắt.
Ngoài những yếu tố trên, hiện còn khá nhiều tác nhân có thể trở thành “thủ phạm” khiến bệnh á sừng trở nặng hơn như: thực phẩm, bụi bẩn, nguồn nước bẩn, môi trường ô nhiễm, chế độ sinh hoạt không lành mạnh,…
Tham khảo thêm: Bị á sừng sau khi sinh có tự khỏi không? Cách trị nhanh
Cách phòng ngừa bệnh á sừng hiệu quả
Để khắc phục cũng như phòng ngừa bệnh á sừng trở nặng, người bệnh cần có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia:
- Khi da bị bong tróc hay nứt nẻ, tuyệt đối không được chà xát hay kỳ cọ mạnh. Điều này có thể khiến da bị tổn thương nặng hơn, thậm chí gây chảy máu, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, nấm xâm nhập và phát triển;
- Hạn chế tối đa tiếp xúc với nước, đặc biệt là chất hóa học, chất tẩy rửa. Nếu đặc thù công việc buộc phải tiếp xúc nhiều với những chất này, bạn cần trang bị những vật dụng bảo hộ cá nhân như: bao tay, tất chân, quần áo dài tay, khẩu trang, nón,…;
- Luôn giữ cho cơ thể luôn được sạch sẽ bằng cách tắm rửa mỗi ngày. Tốt hơn nếu bạn sử dụng một số sản phẩm chuyên dụng cho làn da nhạy cảm;
- Sử dụng một số sản phẩm chăm sóc da được chiết xuất từ các nguyên liệu từ thiên nhiên như: lô hội, yến mạch, cà chua, dưa leo, cam,… để tăng độ ẩm cho da cũng như giúp cho da luôn sáng mịn, chắc khỏe;
- Trang bị một số vật dụng cá nhân khi đi ra ngoài, đặc biệt là những ngày mùa động hoặc trời trở lạnh. Bởi khi đó, làn da của bạn rất dễ bị khô và nứt nẻ, đặc biệt các vi khuẩn xâm nhập dễ dàng vào những lỗ chân lông;
- Tăng cường bổ sung rau xanh, hoa quả tươi vào trong mỗi bữa ăn, đặc biệt là các thực phẩm giàu vitamin C, vitamin E, chất xơ, beta – carotene. Đây đều là những dưỡng chất cần thiết giúp tổng hợp kháng thể, tăng cường sức đề kháng. Đồng thời, chúng còn chứa những dưỡng chất chống oxy hóa, giúp làm chậm quá trình lão hóa da, cải thiện tình trạng da bị lở loét;
- Các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn, chất kích thích,… người bị á sừng cần hạn chế sử dụng. Song song, các thực phẩm gây kích ứng da, người bệnh tuyệt đối không được sử dụng;
- Luôn giữ cho tinh thần được thoải mái bằng cách biết cân bằng giữa cuộc sống và công việc, tránh căng thẳng, stress, mệt mỏi quá mức. Bời vì, yếu tố tâm lý đóng vai trò khá quan trọng trong quá trình điều trị bệnh lý.
Bệnh á sừng không phải bệnh truyền nhiễm. Do đó, người khỏe mạnh có thể hoàn toàn an tâm khi tiếp xúc với các đối tượng mắc bệnh. Bên cạnh đó, để cải thiện cũng như phòng ngừa bệnh á sừng tái phát trở lại, người bệnh cần có những biện pháp phòng tránh hiệu quả bằng cách điều chỉnh thói quen sinh hoạt, xây dựng chế độ ăn uống. Kết hợp thăm khám định kỳ để được bác sĩ tư vấn kỹ lưỡng hơn.
Có thể bạn quan tâm
- Bị á sừng nên ăn gì là tốt nhất?
- Bệnh á sừng có chữa khỏi được không? – Giải đáp của chuyên gia
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!