Bệnh á sừng theo đông y và các bài thuốc đặc trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Da liễuPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Điều trị bệnh á sừng bằng bài thuốc Đông y dần trở thành xu hướng bởi phương pháp này được đánh giá tương đối lành tính, an toàn và ít gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, phương pháp này cũng để lại khá nhiều mặt hạn chế nếu so với thuốc đặc trị Tây y. 

Bệnh á sừng theo quan niệm của Đông y cổ truyền

Theo quan niệm của Đông y, nguyên nhân chính gây ra bệnh á sừng là do cơ thể bị rối loạn giải độc của can thận. Sinh ra tình trạng nóng trong người, tích tụ độc tố dưới da và khởi phát cơn ngứa ngáy, đau rát như châm chích. Tiến triển bệnh càng nặng hơn gặp yếu tố phong hàn hay ngoại tà từ bên ngoài tấn công.

Ngoài ra, còn nhiều nguyên khác như:

  • Cơ thể thay đổi nội tiết tố do quá trình mang thai, dậy thì, mãn kinh,…;
  • Thời tiết thay đổi khiến làn da không kịp thích ứng. Tình trạng kích thích quá mức sẽ khiến da trở nên khô ráp, dễ mất nước và gia tăng mắc bệnh á sừng;
  • Cơ thể thiếu hụt một số chất dinh dưỡng, đồng thời hệ miễn dịch cũng bị suy giảm tạo điều kiện bệnh trở nặng;
  • Do lạm dụng một số thuốc Tây y đã gây ra tình trạng rối loạn việc hình thành và tái tạo tế bào chết dưới da;
  • Làn da tiếp xúc nhiều với hóa chất, nước tẩy rửa, nguồn nước bẩn, mỹ phẩm không an toàn,… khiến da bị ăn mòn và mất sức đề kháng;
  • Do di truyền.
bài thuốc Đông y trị bệnh á sừng
Tìm hiểu bệnh theo quan niệm của Đông y cổ truyền và một số bài thuốc đặc trị

Một vài triệu chứng đặc trưng của bệnh á sừng như:

  • Da khô bong tróc, nứt nẻ;
  • Xuất hiện nhiều mụn nước li ti gây ngứa ngáy khó chịu, nhất là vào những ngày hè nắng nóng;
  • Dày sừng nhiều ở đầu ngón tay, bàn tay, gót chân, lòng bàn chân,…;
  • Phần da sừng dày bị nứt nẻ và chảy máu..

=> ĐỌC NGAY: Giải đáp thắc mắc: Bị á sừng có chữa khỏi hẳn được không

Tổng hợp các bài thuốc Đông y trị bệnh á sừng hiệu quả

Thông thường, một liệu trình điều trị bệnh á sừng sẽ bao gồm thuốc uống, thuốc bôi ngoài và thuốc ngâm rửa. Trong đó:

  • Thuốc uống: Vừa có tác dụng bồi bổ chức năng ngũ tạng vừa có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Đặc biệt hơn, loại bỏ căn nguyên gây bệnh và gia tăng chống bệnh một cách tự nhiên;
  • Thuốc bôi ngoài và thuốc ngâm rửa: Có tác dụng ức chế và tiêu biệt các vi khuẩn ở bên ngoài gây ra tình trạng vảy nến. Đồng thời, làm sạch da, làm dịu cơn đau, loại bỏ lớp sừng và phục hồi da bị tổn thương.

Dưới đây là tổng hợp các bài thuốc Đông y trị bệnh á sừng được đánh giá cao:

Bài thuốc dạng uống trị bệnh á sừng

Bài thuốc uống số 1:

  • Nguyên liệu: Hà thủ ô, sinh địa, ké đầu ngựa, huyền sâm và hỏa ma nhân mỗi vị 12gr.
  • Cách thực hiện: Mang một thang thuốc trên cho vào nồi lớn cùng với 4 chén nước lọc. Tiến hành đun sôi trên ngọn lửa nhỏ, sắc còn chừng 1 chén thuốc thì tắt bếp. Lọc lấy phần nước và sử dụng khi còn ấm. Mỗi ngày sử dụng 1 thang thuốc và uống liên tục cho đến khi bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn.

Bài thuốc uống số 2:

  • Nguyên liệu: Kinh giới, bồ công anh, rau má, thổ phục linh, hạ khô thảo và đơn tướng quân mỗi vị 12gr; trinh nữ hoàng cung 10gr cùng với xích đồng 9gr;
  • Cách thực hiện: Đem tất cả các vị thuốc đã được chuẩn bị vào trong nồi cùng với 5 chén nước. Bắc nồi nước lên bếp và tiến hành đun cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn khoảng 1 chén thì tắt bếp. Gạn lấy phần nước và sử dụng để trị bệnh á sừng.

Bài thuốc dạng bôi ngoài, ngâm rửa hoặc tắm

Bài thuốc ngâm rửa số 1:

  • Nguyên liệu: 500gr mang tiêu, 240gr cúc hoa dạ cùng với khô phàn và xuyên tiêu mỗi vị 120gr.
  • Cách thực hiện: Cho hết nguyên liệu đã được chuẩn bị vào trong ấm lớn cùng với một lượng nước vừa đủ. Bắc lên bếp và tiến hành đun sôi để lấy nước tắm rửa và ngâm vùng da bị ảnh hưởng bởi bệnh á sừng. Mỗi lần thực hiện là 30 phút. Trong quá trình ngâm rửa nên kết hợp với việc massage nhẹ nhàng để trôi hết da sần sùi và tróc vảy.

Bài thuốc ngâm rửa số 2:

  • Nguyên liệu: Hỏa tiêu, khô phàn, phác tiêu và dã cúc khoa mỗi vị 6gr.
  • Cách thực hiện: Cho tất cả các vị thuốc đã được chuẩn bị vào trong nồi rồi đổ ngập nước. Bắc lên bếp và tiến hành đun sôi cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn khoảng phân nửa thì tắt bếp. Gạn lấy phần nước để dùng vệ sinh vùng da bị tổn thương do bệnh á sừng. Thực hiện mỗi ngày một lần và kiên trì thực hiện cho đến khi bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn.
bài thuốc Đông y trị bệnh á sừng
Tổng hợp bài thuốc Đông y ngâm rửa giúp đẩy lùi bệnh á sừng

=> CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT: Mắc Bệnh Á Sừng Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì Là Tốt Nhất?

Bài thuốc kết hợp uống và ngâm rửa

  • Nguyên liệu: Bồ công anh, ké đầu ngựa, rau má, bạc sau, khổ sâm, đơn đỏ, kim ngân, xác ve sầu, vỏ gạo, xích đồng, hạ khô thảo, thổ phục linh và cây trinh nữ mỗi vị 12gr;
  • Cách thực hiện: Cho tất cả nguyên liệu đã được chuẩn bị vào trong ấm cùng với 4 chén nước lọc. Bắc lên bếp và tiến hành đun cho đến khi lượng nước cô đặc còn lại khoảng 1 chén nước thì tắt bếp. Gạn lấy phần nước và chia thành 2 lần uống trong ngày. Người bệnh nên uống thuốc khi còn ấm. Phần bã còn lại đem nấu thêm một lần nước để dùng phần nước đó tắm rửa và ngâm vùng da bị viêm nhiễm.
bài thuốc Đông y trị bệnh á sừng
Khắc phục bệnh á sừng bằng bài thuốc uống kết hợp bài thuốc ngâm rửa vùng da bị tổn thương

Ưu và nhược điểm của bài thuốc Đông y trong việc trị bệnh á sừng

Điều trị bệnh á sừng bằng Đông y tồn tại những điểm mạnh và điểm hạn chế cụ thể sau:

Ưu điểm 

  • Loại bỏ được căn nguyên gây bệnh; 
  • Mang lại nhiều công dụng khác như: thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu và mất gan,…;
  • Nguy cơ tái phát thấp;
  • Các bài thuốc Đông y khá lành tính và an toàn do được bào chế thủ công, không chứa chất bảo quản;

Nhược điểm

  • Thuốc Đông y có tác dụng khá chậm, mất nhiều thời gian. Thông thường, quá trình điều trị bệnh á sừng sẽ kéo dài ít nhất 2 – 3 tháng;
  • Không mang lại sự tiện lợi khi sử dụng, cần nhiều thời gian để bào chế và đun sắc;
  • Đối với những đối tượng sử dụng không quen thì thuốc Đông y thường có mùi vị khá khó chịu và uống hơi đắng.
  • Không phải trường hợp nào áp dụng cũng đem lại kết quả như mong đợi, vì còn tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khỏe.

Qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc và người bệnh trong việc điều trị bệnh á sừng bằng bài thuốc Đông y. Để được điều trị tốt nhất, người bệnh nên tìm đến các nhà thuốc, bệnh viện hay phòng khám uy tín để được thăm khám và bốc thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe đang mắc phải.

Có thể bạn quan tâm:

Bệnh á sừng có lây không? Cách phòng ngừa hiệu quả

Rất nhiều bạn đọc tự đặt ra câu hỏi "Tiếp xúc người bị bệnh á sừng có bị lây không,...

Dấu hiệu bệnh á sừng ở tay, đầu ngón tay và cách trị

Bệnh á sừng ở đầu tay, đầu ngón tay khiến vùng da này khô ráp, tổn thương, nứt nẻ và...

7 Mẹo dân gian chữa bệnh á sừng nhiều người dùng hiệu quả

Chữa bệnh á sừng bằng dân gian là những bài thuốc có từ lâu đời. Phương pháp này không chỉ...

4 Cách Dùng Dầu Dừa Chữa Bệnh Á Sừng Tại Nhà Hiệu Quả

Chữa bệnh á sừng bằng dầu dừa là một trong những mẹo vặt của dân gian. Cách làm này mang...

Bệnh á sừng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả nhất

Á sừng là bệnh lý viêm da tự miễn rất phổ biến. Bệnh gây ra các triệu chứng ngoài da...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *