Bị á sừng có nên ngâm nước muối không? Nên làm gì?

“Bị á sừng có nên ngâm nước muối không?”. Nhiều người cho rằng, việc ngâm tay chân hay vùng da bị á sừng với nước muối ấm pha loãng giúp ức chế và ngăn chặn vi khuẩn hay mầm mống gây bệnh. Tuy nhiên, cách làm này chỉ mang tính chất truyền miệng và chưa được giới y học hiện đại công nhận. Vậy vấn đề này thực hư như thế nào? 

Suốt nhiều năm chịu đựng căn bệnh á sừng đầy “ám ảnh”, ông Nguyễn Thế Tình (Hạ Long, Quảng Ninh) đã lành bệnh chỉ sau 1 tháng sử dụng Thanh bì Dưỡng can thang.

Bị á sừng có ngâm nước muối được không? – Chuyên gia giải đáp

Á sừng là một trong những bệnh ngoài da có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Đây cũng chính là một dạng của bệnh viêm da cơ địa, khó điều trị triệt để và dễ dàng tái phát trở lại, nhất là vào những ngày hè nắng nóng. Khi đó, vùng da bị tổn thương ửng đỏ, xuất hiện mụn nước nhỏ li ti gây ngứa.

Biểu hiện đặc trưng của bệnh á sừng là tình trạng da khô, bong tróc, nứt nẻ và chúng xuất hiện nhiều ở các vùng da khác nhau trên cơ thể. Biểu hiện rõ rệt nhất là ở đầu ngón tay, bàn tay, chân và gót chân. Khi da quá khô, nứt nẻ nhiều có thể dẫn đến chảy máu, nhất là khi tiếp xúc với nước hay các dung dịch, có xu hướng chuyển nặng hơn vào những ngày mùa đông hoặc trời trở lạnh.

Nếu không có những biện pháp điều trị đúng cách và kịp thời, người bệnh không chỉ chịu đựng những cảm giác khó chịu, ngứa ngáy mà vết thương còn để lại những mảng trắng gây mất thẩm mỹ.

bị á sừng có nên ngâm nước muối
Ngâm vùng da bị á sừng với nước muối không chỉ khiến da bị khô mà còn có thể khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn

Trở lại với vấn đề chính, “Bị á sừng có ngâm với nước muối được không?”. Theo bác sĩ Nguyễn Thị Lệ Quyên – Trưởng khoa Da liễu Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc cho biết: “Á sừng tuy là bệnh không gây nhiều nguy hại đến sức khỏe con người nhưng nó lại là cản trở không hề nhỏ trong cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Để khắc phục tình trạng này, có khá nhiều bệnh nhân xem việc ngâm tay chân hay vùng da bị á sừng với nước muối ấm là giải pháp điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay, phương pháp này chưa được giới nghiên cứu chứng minh và công nhận.”

Việc ngâm vùng da bị tổn thương do bệnh á sừng gây ra bằng nước muối mặc dù có thể giúp loại bỏ vi khuẩn hay các mầm mống gây bệnh khác nhưng sẽ làm da bị khô. Không những vậy, việc tự pha nước muối để dùng thường không đúng chuẩn mà thường là nước muối ưu trương. Điều này sẽ hút nước trong tế bào làm khiến cho da càng khô, nứt rộng và sâu hơn.

Bên cạnh đó, việc để vết thương hở tiếp xúc lâu với nước muối có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn tấn công. Từ đó, vết thương bị á sừng càng trở nên nghiêm trọng hơn. 

=> THAM KHẢO NGAY: Bệnh Á Sừng Có Chữa Khỏi Hẳn Được Không? – Chuyên Gia Giải Đáp Thắc Mắc 

Lời khuyên từ chuyên gia dành cho người bị á sừng

Như vậy, người bệnh không nên ngâm tay chân hay vùng da bị á sừng với nước muối khi chưa được phép của bác sĩ chuyên khoa. Thay vào đó, nên áp dụng một số cách trị á sừng tại nhà để đẩy lùi bệnh được nhanh chóng cũng như phòng bệnh trở nặng. Song song, kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, bởi vì, đây cũng được xem là phương pháp hỗ trợ đẩy lùi bệnh tật. 

Dưới đây là một việc đối tượng bị á sừng nên làm được bác sĩ da liễu hàng đầu khuyến nghị:

  • Tuyệt đối không nên gãi quá mạnh nên vùng da bị á sừng. Việc gãi quá mạnh có thể khiến da bị trầy xước, viêm loét. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn tấn công và gây hại;
  • Thoa kem dưỡng ẩm để làm mềm da, cải thiện tình trạng da bị bong tróc, nứt nẻ mỗi ngày;
  • Không nên ngâm tay chân hay vùng da bị á sừng quá lâu trong bồn nước;
  • Tuyệt đối không để làm da bị tổn thương do bệnh á sừng gây ra tiếp xúc với chất hóa học hay chất tẩy rửa mạnh. Việc tiếp xúc này sẽ khiến vết thương càng trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu tính chất công việc bắt buộc phải thường xuyên tiếp xúc, bạn nên sử dụng một số vật dụng bảo hộ cần thiết;
  • Trang bị một số vật dụng cá nhân khi đi ra ngoài như: mũ, áo khoác, quần áo dài tay, khẩu trang, bao tay, tất chân,… nhất là những ngày mùa đông hay trời trở lạnh đột ngột. Bởi khi đó, làn da của bạn rất dễ bị khô và nứt nẻ, thậm chí một số vi khuẩn gây bệnh có thể dễ dàng tấn công;
  • Tăng cường bổ sung cho cơ thể nhiều thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, nhất là các loại thực phẩm giàu vitamin C, vitamin E, chất xơ, beta – carotene. Đây đều là những thực phẩm cần thiết giúp tổng hợp kháng thể, cải thiện hệ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể;
  • Không ăn những thực phẩm có chứa một số thành phần mà cơ thể bị dị ứng;
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, chất kích thích hay đồ uống chứa nhiều cồn,…;
  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi thông qua việc đọc sách, nghe nhạc hay tham gia một số bộ môn yêu thích để tinh thần luôn trong trạng thái thoải mái nhất. Đồng thời, biết cách cân bằng giữa công sống và công việc, tránh căng thẳng, stress quá mức. Bởi vì, yếu tố tâm lý cũng chính là nguyên nhân có khả năng khiến bệnh á sừng trở nên nặng hơn;
  • Chủ động sắp xếp thời gian thăm khám tại các cơ sở khám chữa bệnh da liễu uy tín để biết chính xác tình trạng sức khỏe. Từ đó, có những phác đồ điều trị phù hợp và phòng bệnh trở nặng hơn.cdg
bị á sừng có nên ngâm nước muối
Hạn chế tối đa việc để vùng da bị tổn thương tiếp xúc với hóa chất hay chất tẩy rửa mạnh, nếu cần thiết, người bệnh nên sử dụng vật dụng bảo hộ

Tóm lại, khi mắc bệnh á sừng, người bệnh không nên ngâm tay, chân hay vết thương bị tổn thương với nước muối pha loãng. Việc này không chỉ không giúp loại các các triệu chứng ngứa ngáy mà còn khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.

Những thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Tham khảo thêm:

ĐỪNG BỎ LỠ

Các thuốc trị á sừng tốt nhất 2023(dạng kem bôi + uống)

Dùng thuốc trị á sừng được bào chế ở nhiều dạng gồm thuốc uống và kem bôi ngoài da. Thuốc...

Chữa bệnh á sừng bằng cây vòi voi – Giảm nhanh triệu chứng

Chữa bệnh á sừng bằng cây vòi voi là một trong những mẹo vặt của dân gian vừa mang lại...

chữa á sừng bằng tỏi

Mẹo chữa á sừng bằng tỏi đúng cách – Hiệu quả nhanh

Chữa á sừng bằng tỏi là mẹo dân gian lành tính, dễ thực hiện, phù hợp với nhiều đối tượng....

Bệnh á sừng có lây không? Cách phòng ngừa hiệu quả

Rất nhiều bạn đọc tự đặt ra câu hỏi "Tiếp xúc người bị bệnh á sừng có bị lây không,...

Thanh bì Dưỡng can thang – Bài thuốc Nam đệ nhất “đánh bay” bệnh á sừng từ gốc

Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc Nam duy nhất hiện nay có công thức thành phần ưu việt...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.