Bị á sừng sau khi sinh có tự khỏi không? Cách trị nhanh

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Da liễuPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bị á sừng sau sinh là một trong những vấn đề thường gặp ở phụ nữ. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh như hiện tượng da khô, bong tróc, nứt nẻ,…thậm chí là chảy máu. Điều này gây ra nhiều bất tiện cho phụ nữ trong sinh hoạt lẫn việc chăm sóc con nhỏ.

Bị á sừng sau sinh là gì? 

Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ có thể gặp nhiều vấn đề không mong muốn. Trong đó, tình trạng khô, nứt nẻ và bong tróc da khá phổ biến. Đây cũng được xem là những dấu hiệu nhận biết căn bệnh á sừng sau khi sinh. Một số trường hợp, lớp da khô nứt còn gây chảy máu, lộ vết thương hở trên cơ thể sản phụ.

Bị á sừng sau sinh là gì? 
Phụ nữ sau khi sinh có thể bị bệnh á sừng

Bị á sừng sau sinh thường không nghiêm trọng, nhưng dễ bùng phát và tái đi tái lại, nhất là khi gặp điều kiện thuận lợi, triệu chứng á sừng càng trở nên nghiêm trọng. Các tổn thương có thể xuất hiện ở nhiều vị trí da khác nhau. 

Đây là căn bệnh ngoài da, tuy không gây nguy hại trực tiếp đến sức khỏe. Nhưng nếu về lâu dài, sản phụ không có biện pháp can thiệp, tình trạng này vẫn có thể kéo theo những hệ lụy nguy hại. Nhất là việc da bị tổn thương làm suy giảm chất lượng cuộc sống cũng như gây khó khăn trong quá trình chăm con.

Nguyên nhân sản phụ bị á sừng sau sinh

Cũng tương tự như bệnh á sừng, phụ nữ bị á sừng sau sinh xuất phát từ nhiều nguyên do. Trong đó, đơn cử là những yếu tố dưới đây:

Yếu tố gen di truyền

Gen di truyền là một trong số các nguyên nhân khiến phụ nữ sau khi sinh bị á ừng. Trong gia đình, nếu người thân cùng huyết mắc bệnh, thì không chỉ sau khi sinh con mà ngay cả lúc bình thường người phụ nữ này cũng có nguy cơ cũng bị á sừng.

Tuy nhiên, khi trải qua sinh nở, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi. Lúc này, gen di truyền bệnh á sừng có điều kiện bùng phát, dẫn đến chị em xuất hiện các triệu chứng khô da, nứt nẻ khó chịu.

Nội tiết tố thay đổi

Như đã đề cập, do cơ thể phụ nữ lúc này bắt đầu có sự biến đổi hormone. Đặc biệt là giai đoạn cho con bú bằng sữa mẹ. Hormone trong cơ thể bị mất cân bằng khiến một vài bộ phận trên cơ thể gặp vấn đề, trong đó có da. Làn da của sản phụ trở nên nhạy cảm, dễ bị kích ứng hình thành bệnh á sừng.

Nguyên nhân sản phụ bị á sừng sau sinh
Sau khi sinh cơ thể phụ nữ thường có sự thay đổi nội tiết tố mạnh mẽ

Hệ miễn dịch suy yếu

Khi mang thai, phụ nữ dễ bị nghén, chán ăn, khiến cơ thể mệt mỏi. Bên cạnh đó, trong suốt thai kỳ, thai nhi không ngừng phát triển khiến cơ thể thai phụ ngày càng nặng nề hơn. Sau khi sinh, việc chăm con có thể khiến phụ nữ ăn uống không được đầy đủ. Điều này làm cho cơ thể thiếu hụt một số vitamin cần thiết.

Từ đó, hệ thống miễn dịch suy yếu hơn bình thường. Đây là điều kiện thuận lợi để các tác nhân gây hại tấn công. Đồng thời, các tế bào da cũng phát triển nhanh bất thường, làm cho lớp sừng cũ và mới xếp chồng lên nhau. Vì thế mà phụ nữ bị á sừng sau sinh.

Nhiễm khuẩn, dị ứng

Sức đề kháng của sản phụ yếu nên có thể dễ nhiễm phải nhiều bệnh vặt. Một vài hại khuẩn tấn công lúc này cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh á sừng hơn cho các mẹ bỉm. Không những thế, nếu mẹ bỉm có cơ địa dễ dị ứng, vô tình tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, lông vật nuôi,…cũng dẫn đến á sừng sau sinh.

Nguyên nhân sản phụ bị á sừng sau sinh
Cơ địa dễ dị ứng khiến phụ nữ sau sinh bị á sừng

Các yếu tố khác

Phụ nữ sau sinh có thể gặp phải một số chấn thương da. Nếu không được xử lý, các tổn thương có thể ngày càng nghiêm trọng dẫn đến da mắc á sừng. Ngoài ra, phụ nữ sau sinh nếu bị dị ứng thời tiết, sử dụng nước bị ô nhiễm, có sử dụng thuốc điều trị,…cũng làm gia tăng nguy cơ gặp phải căn bệnh này.

=> THAM KHẢO NGAY: Những Điều Cần Biết Về Bệnh Á Sừng Liên Cầu

Bị á sừng sau sinh có những triệu chứng gì?

Phụ nữ sau sinh bị á sừng sẽ gặp các triệu chứng giống như bệnh á sừng đối với người bình thường. Cụ thể như:

  • Bong tróc da, khô da: Đây là dấu hiệu mẹ bỉm có thể quan sát bằng mắt thường. Những vị trí mà tình trạng này thường xuất hiện là ở ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay, bàn chân,…
  • Ngứa ngáy: Lớp da khô ráp, bong tróc kèm theo ngứa ngáy khá khó chịu.
  • Da nứt nẻ, chảy máu: Một số trường hợp, phụ nữ còn gặp phải tình trạng da khô ráp đến nỗi nứt nẻ, chảy máu. Lúc này, chị em không nên gãi hoặc chà xát khiến vết thương trở nên nghiêm trọng hơn. Nguy cơ bị lở loét, viêm nhiễm là rất cao.
  • Da nổi mụn nước: Bị á sừng sau sinh cũng gặp phải tình trạng da nổi mụn nước dày đặc trên da. Sản phụ sẽ thấy đau và ngứa ngáy khó chịu hơn bình thường. Tình trạng này có thể chuyển biến nặng nguy hiểm nếu không được kiểm soát tốt.

Bị á sừng sau sinh có nguy hiểm không? Có tự khỏi không?

So với các bệnh nhân khác thì phụ nữ bị á sừng sau sinh sẽ có phần khó khăn hơn. Lúc này, người mẹ cần phải chăm sóc con cái. Những triệu chứng do bệnh gây ra có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt của hai mẹ con.

Bị á sừng sau sinh có nguy hiểm không? Có tự khỏi không?
Bị á sừng sau sinh có nguy hiểm không? Có tự khỏi không?

Không những thế, tình trạng đau, ngứa khó chịu có thể khiến sản phụ khó ăn, khó ngủ, ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ sơ sinh. Nếu không có biện pháp can thiệp phù hợp, về lâu dài á sừng sau sinh có thể gây ra các biến chứng nguy hại.

Có rất nhiều biện pháp khống chế căn bệnh này. Trường hợp phát hiện và điều trị sớm vẫn có khả năng chữa khỏi. Tuy nhiên, bệnh sẽ có thể tái phát nếu gặp phải điều kiện thuận lợi. Do đó, bên cạnh việc điều trị, mẹ bỉm sữa nên có biện pháp chăm sóc da phù hợp, tránh bệnh bùng phát nguy hại.

Cách chữa á sừng sau sinh hiệu quả

Hiện nay, tình trạng bị á sừng sau sinh khá phổ biến. Nhiều người gặp phải tình trạng này đã áp dụng một số bài thuốc dân gian hoặc can thiệp bằng thuốc tân dược để điều trị. Dưới đây là một số cách, bạn đọc có thể tham khảo:

Sử dụng mẹo dân gian 

Tình trạng á sừng sau sinh mới khởi phát, để đảm bảo an toàn mẹ có thể sử dụng biện pháp dân gian để khắc phục. Sử dụng thảo dược trong thiên nhiên ngâm rửa ngoài da giúp giảm nhanh triệu chứng, an toàn cho mẹ và bé. Đồng thời, giúp mẹ bỉm tiết kiệm chi phí.

Lá lốt

Vốn là một loại thảo dược, loại rau được nhiều người biết đến. Lá lốt mang đến đa dạng công dụng từ làm đẹp cho đến hỗ trợ điều trị bệnh. Á sừng sau sinh cũng có thể tận dụng loại lá này để điều trị. Biện pháp khá đơn giản, không mất nhiều thời gian và chi phí.

Cách trị nhanh á sừng sau sinh
Chữa á sừng sau sinh bằng lá lốt

Sở dĩ lá lốt được xem là có công dụng khắc phục triệu chứng do á sừng gây ra vì nó có tính ấm, giảm đau, kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Theo y học hiện đại, lượng tinh dầu trong loại lá này có thể giúp làm mềm da, kích thích quá trình sản sinh tế bào da mới, phục hồi tình trạng bong tróc, nứt nẻ,…

Cách làm:

  • Lấy 1 nắm lá lốt tươi (50g) rửa sạch, sau đó ngâm với nước muối pha loãng để diệt vi khuẩn.
  • Tiến hành nấu lá lốt chung với nước lọc trong 15 phút.
  • Đổ nước thuốc ra thau, để nước nguội bớt rồi ngâm rửa vùng da đang bị bệnh.
  • Rửa lại bằng nước sạch sau đó lau khô bằng khăn sạch, mềm.
  • Mỗi này có thể áp dụng 1 – 2 lần, thực hiện cho đến khi thấy các triệu chứng á sừng thuyên giảm hẳn.

Lá trà xanh 

Trong trà xanh hay lá chè xanh có chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Bên cạnh đó, vitamin, tinh dầu, khoáng chất,…có trong loại thảo dược này sẽ giúp người bệnh kháng khuẩn, chống viêm, dưỡng ẩm cho vết thương. Nhờ đó, các tổn thương trên da nhanh chóng lành, hình thành tế bào da mới.

Cách làm:

  • Lấy 1 nắm lá trà xanh (khoảng 50g) rửa sạch và ngâm nước muối pha loãng như cách trên.
  • Sau đó nấu lá trà xanh với nước lọc đến khi sôi bừng.
  • Đổ nước ra thau, khi nước nguội bớt thì ngâm rửa vùng da bị á sừng.
  • Rửa lại với nước sạch, thấm khô bằng khăn bông.
  • Áp dụng 7 – 10 ngày liên tục để giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh.

Dùng lá trầu không chữa á sừng sau sinh:

Lá trầu không có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe. Bên cạnh việc làm đẹp, chữa bệnh phụ khoa,…lá trầu không còn hỗ trợ điều trị bệnh á sừng khá hiệu quả. Những hoạt chất có trong lá trầu như tinh dầu, vitamin, axit amin,…giúp ngăn ngừa á sừng lây lan, tiêu diệt vi khuẩn, thúc đẩy vết thương mau chóng hồi phục.

Cách trị nhanh á sừng sau sinh
Sử dụng lá trầu điều trị á sừng sau sinh

Cách làm:

  • Lấy khoảng 10 lá trầu không tươi đem rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng.
  • Sau đó đun sôi lá trầu với 1 lít nước trong 15 phút.
  • Đổ nước ra chậu, để nước nguội bớt và tiến hành ngâm rửa vùng da bị bệnh.
  • Mỗi ngày thực hiện 1 lần đến khi á sừng khỏi hẳn.

Ngoài những loại thảo dược kể trên, mẹ bỉm có thể tận dụng các lá khác như đinh lăng, tía tô,…để điều trị ngoài da bệnh á sừng. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ phù hợp cho người bệnh nhẹ. Trường hợp nặng hơn nên thăm khám y tế để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

=> ĐỌC NGAY: Bệnh Á Sừng Liên Cầu Có Nguy Hiểm Không? 

Điều trị á sừng sau sinh bằng thuốc Tây

Thông qua việc kiểm tra, chẩn đoán bác sĩ sẽ kê toa để điều trị á sừng nhanh chóng hơn.

Cách trị nhanh á sừng sau sinh
Điều trị nhanh á sừng sau sinh bằng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Một số loại thuốc Tây điều trị thường được sử dụng như:

  • Thuốc kháng sinh: Loại này được sử dụng khi bệnh chuyển biến nặng. Tuy nhiên, trong thời gian cho con bú, mẹ bỉm hạn chế tự ý sử dụng. Chỉ nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Thuốc kháng histamin: Thuốc giúp người bệnh giảm ngứa, kích thích giấc ngủ, làm giảm các triệu chứng do bệnh á sừng gây ra.
  • Thuốc kháng nấm: Điều trị á sừng do nấm.
  • Thuốc điều hòa miễn dịch: Giúp người bệnh tăng cường hệ miễn dịch, tái tạo da,..
  • Thuốc salicylic acid dạng bôi: Làm mềm lớp sừng, cung cấp ẩm, hạn chế da bong tróc,..

Thuốc tân dược có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế, phụ nữ sau sinh tuyệt đối không nên tự ý mua và sử dụng thuốc. Điều này có thể gây ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Do đó, mẹ bỉm chỉ nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

=> BẠN CẦN BIẾT: TOP Các Loại Thuốc Trị Á Sừng Hiệu Quả Hàng Đầu Hiện Nay

Một vài điều cần lưu ý khi bị á sừng sau sinh

Để bệnh á sừng sau sinh không tiến triển nặng gây nhiều ảnh hưởng cho cả mẹ và bé. Bạn đọc nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tránh việc sử dụng móng tay hoặc vật cứng cào, gãi vùng da đang bị á sừng. Nếu bị trầy xước, vị trí tổn thương có thể bị nhiễm trùng nguy hiểm.
  • Giữ da được sạch sẽ, lựa chọn trang phục thoáng mát. Hạn chế để mồ hôi, bã nhờn tồn đọng lại trên da tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Móng tay, chân nên cắt tỉa gọn gàng, vệ sinh sạch sẽ. Tránh sờ tay trực tiếp vào những vị trí da đang có tổn thương.
  • Hạn chế để da tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, hóa chất độc hại. Trường hợp phụ nữ sau sinh phải làm việc nhà nên sử dụng dụng cụ bảo hộ như găng tay, khẩu trang,…
  • Trường hợp á sừng ở chân, phụ nữ nên hạn chế đi bộ, mang tất và lưu ý giữ vùng da chân luôn sạch sẽ.
  • Dưỡng ẩm cho da bằng các nguyên liệu thiên nhiên, lựa chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp, có xuất xứ rõ ràng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ. Hạn chế để cơ thể căng thẳng, stress trong thời gian dài. Việc giữ tâm trạng thoải mái sẽ giúp bệnh nhanh chóng hồi phục.
Một vài điều cần lưu ý khi bị á sừng sau sinh
Chăm sóc da ngăn ngừa á sừng sau sinh chuyển biến nặng

Bị á sừng sau sinh là tình trạng không còn xa lạ với chị em phụ nữ. Bệnh tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng nhưng nếu không điều trị có thể gây ra nhiều hệ lụy. Do đó, ngay khi thấy các triệu chứng của bệnh, chị em nên có biện pháp điều trị sớm. Tốt nhất nên đến thăm khám y tế để được bác sĩ hỗ trợ khắc phục.

Có thể bạn quan tâm:

Bệnh á sừng có chữa khỏi hẳn được không?

Bệnh á sừng có chữa khỏi hẳn được không? Bằng cách nào?

Bệnh á sừng có chữa khỏi hẳn được không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Á sừng là căn...

Người bị á sừng nên ăn gì và kiêng gì tốt cho bệnh?

Người bị á sừng nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện bệnh? Việc kết hợp phương pháp chữa...

chữa á sừng bằng tỏi

Mẹo Chữa Á Sừng Bằng Tỏi Đúng Cách, Hiệu Quả Nhanh

Chữa á sừng bằng tỏi là mẹo dân gian lành tính, dễ thực hiện, phù hợp với nhiều đối tượng....

4 Cách Dùng Dầu Dừa Chữa Bệnh Á Sừng Tại Nhà Hiệu Quả

Chữa bệnh á sừng bằng dầu dừa là một trong những mẹo vặt của dân gian. Cách làm này mang...

7 Mẹo dân gian chữa bệnh á sừng nhiều người dùng hiệu quả

Chữa bệnh á sừng bằng dân gian là những bài thuốc có từ lâu đời. Phương pháp này không chỉ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *