Bệnh viễn thị

Bệnh viễn thị là một trong các vấn đề thị giác nhiều người đang gặp phải hiện nay. Bệnh nhân có thể quan sát rõ các vật ở xa trong khi không nhìn rõ các vật ở gần. Tình trạng thường xuất hiện ở người tuổi cao, mắt lão hóa theo thời gian. Tuy nhiên cũng có trường hợp viễn thị liên quan đến bệnh lý cần được theo dõi điều trị.

Tổng quan

Bệnh viễn thị (Hyperopia) là một bệnh lý về mắt đặc trưng với triệu chứng không nhìn rõ các vật ở gần nhưng có thể nhìn rõ những vật ở xa. Tình trạng này thường gặp ở người người cao tuổi, tuy nhiên hiện nay số lượng bệnh nhân trẻ tuổi mắc bệnh cũng không ngừng gia tăng.

Bệnh viễn thị
Tầm nhìn của người viễn thị rõ hơn khi đưa vật ra xa, quan sát các vật gần mờ, không rõ

Bệnh hình thành do có sự sai lệch khúc xạ khiến mắt luôn ở trong trạng thái nghỉ ngơi. Để thấy rõ, lúc này mắt phải điều tiết sao cho các hình ảnh từ bên ngoài thu vào được đưa về đúng võng mạc. Một số em bé khi chào đời mắc phải chứng viễn thị bẩm sinh khiến bé gặp khó khăn trong đời sống, học tập.

Tùy vào mức độ ảnh viễn thị người bệnh sẽ có những triệu chứng nặng, nhẹ khác nhau. Trường hợp viễn thị nặng nề, bệnh nhân lúc này chỉ có thể quan sát được các vật được đặt ở khoảng cách xa. Nhiều nghiên cứu cho thấy viễn thị có khả năng di truyền.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Bệnh viễn thị xảy ra do ảnh hưởng bởi yếu tố tuổi tác, di truyền. Ngoài ra một số trường hợp viễn thị bẩm sinh. Dưới đây là những nguyên nhân gây bệnh chính:

  • Viễn thị bẩm sinh: Trẻ sinh ra có trục nhãn cầu mắt ngắn nguy cơ cao mắc chứng viễn thị bẩm sinh. Theo thời gian khi trẻ phát triển chiều cao, mắt cũng sẽ có những thay đổi nhất định, tình trạng viễn thị từ đó cũng cải thiện dần. Một số trường hợp viễn thị bẩm sinh không cải thiện khi trẻ trưởng thành, cần can thiệp y tế để khắc phục. Bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền, một trong hai người hoặc cả bố và mẹ đều bị viễn thị nguy cơ cao con sinh ra cũng di truyền bệnh lý này.
  • Viễn thị do thói quen sinh hoạt: Một số đối tượng bị viễn thị do ảnh hưởng từ chính thói quen sinh hoạt hàng ngày. Chẳng hạn tình trạng mỏi mắt lâu ngày do làm việc quá sức, tư thế ngồi không phù hợp, điều kiện ánh sáng không đảm bảo, thói quen ngồi đọc sách, sử dụng các thiết bị điện tử với khoảng cách không phù hợp,...
  • Lão hóa thủy tinh thể: Tình trạng lõa hóa thủy tinh thể ở người tuổi cao là một trong những nguyên nhân gây nên tật viễn thị. Kể từ tuổi 40, có thể bắt đầu lão hóa, trong đó mắt cũng suy giảm thị lực hơn nhiều so với giai đoạn trước đó.
  • Ảnh hưởng từ bệnh lý về mắt khác: Viễn thị có thể xảy ra do bạn đang mắc bệnh về mắt như bệnh về võng mạc, xuất hiện khối u mắt,... Đối với những trường hợp viễn thị liên quan đến bệnh lý cần đặc biệt thận trọng. Người bệnh cần được thăm khám và điều trị sớm.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Bệnh viễn thị gây ra các dấu hiệu bất thường ở mắt. Tuy nhiên nhiều người nhầm lẫn chúng với tình trạng lão hóa, dẫn đến việc chủ quan, không sớm tìm phương án khắc phục, điều trị. Theo đó, bạn có thể nhận biết tật viễn thị thông qua việc quan sát đồ vật.

Triệu chứng
Người bệnh gặp khó khăn khi nhìn gần, mắt mờ, đau mỏi và thường xuyên phải dụi mắt

Ở cự ly gần, dường như mắt không thể nhìn rõ một cách bình thường, người bệnh sẽ gặp khó khăn và thấy đau mắt khi cố gắng nhìn. Tuy nhiên khi đưa vật ra xa người bệnh sẽ quan sát rõ dần. Đây là dấu hiệu viễn thị điển hình mà người bệnh có thể thực hành tự kiểm tra thị lực tại nhà.

Ngoài biểu hiện về tầm nhìn, người bệnh còn kèm theo các dấu hiệu khác như:

  • Khó chịu mắt
  • Nhìn mờ
  • Nhức mắt
  • Mỏi mắt
  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Thường xuyên dụi mắt
  • Đọc khó

Những dấu hiệu này xảy ra do mắt phải điều tiết để quan sát sự vật ở cự ly gần. Nếu tiếp tục cố gắng nhìn, thị lực càng giảm dần, mắt mỏi và chóng mặt. Bên cạnh đó, do phải nheo mắt nhìn lâu ngày trán của người bệnh sẽ nhăn nheo hơn, cơ thể mệt mỏi, kém tập trung.

Chẩn đoán

Khi đến bệnh viện mắt để thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra thị lực của người bệnh bằng máy móc chuyên dụng. Đồng thời thực hiện khám mắt hoặc đưa ra các chỉ định xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán viễn thị và các bệnh lý khác liên quan.

Biến chứng và tiên lượng

Tình trạng viễn thị có thể khắc phục, đây không phải là bệnh lý nguy hiểm tính mạng. Tuy nhiên với những trường hợp nặng, phát hiện chậm trễ, người bệnh có thể gặp phải nhiều rủi ro làm ảnh hưởng nghiêm trọng chất lượng cuộc sống, sức khỏe.

Theo đó, bệnh nhân bị viễn thị nặng, kéo dài sẽ dễ dẫn đến suy nhược thị lực, tật lé mắt. Đây là hai biến chứng người bệnh có thể gặp phải. Không những thế, người bị viễn thị còn gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt đời sống.

Mắt suy giảm thị lực, thường có biểu hiện đau nhức khó chịu, đặc biệt là khi đọc sách, học tập, làm việc. Người bệnh viễn thị nặng còn hay chóng mặt, khiến người mệt mỏi. Chính vì thế, người bệnh cần được kiểm tra mắt sớm và áp dụng các biện pháp khắc phục để tránh gây tổn thương mắt, giảm thị lực nghiêm trọng hơn.

Có thể bạn quan tâm: Bệnh cận thị: Nguyên nhân và cách khắc phục, điều trị

Điều trị

Hiện nay không có thuốc điều trị viễn thị, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra mức độ viễn thị và áp dụng các biện pháp khắc phục tương ứng. Theo đó, dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ hướng dẫn biện pháp điều trị viễn thị riêng cho bệnh nhân là người lớn hay trẻ nhỏ. Cụ thể:

Đối với người trưởng thành

Tình trạng viễn thị của người lớn hình thành do nhiều yếu tố, người bệnh chỉ có thể áp dụng các biện pháp hỗ trợ cải thiện, bệnh không tự thuyên giảm như trẻ em. Các phương án khắc phục viễn thị bao gồm:

Điều trị
Áp dụng các biện pháp khắc phục tật viễn thị cho bệnh nhân

  • Sử dụng kính: Đeo kính hội tụ tia sáng giúp người bệnh có khả năng nhìn thấy các vật ở cự ly gần, khắc phục hiện tượng viễn thị. Người bệnh có thể sử dụng kính áp tròng hoặc kính đeo thông thường khi làm việc, học tập. Ngoài ra, để giúp mắt giảm độ viễn thị người bệnh phải kèm theo chế độ chăm sóc, luyện tập mắt tích cực. Sau một thời gian sử dụng kính, người bệnh cần kiểm tra mắt lại nếu cần thiết sẽ được điều chỉnh kính phù hợp với mức độ viễn thị.
  • Phẫu thuật: Áp dụng biện pháp phẫu thuật khúc xạ khắc phục viễn thị cho bệnh nhân. Bác sĩ chỉ định sử dụng sóng vô tuyến nhằm tạo hình giác mạc phục hồi thị lực cho người bệnh. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể áp dụng phẫu thuật LASIK. Tùy mỗi trường hợp bác sĩ sẽ đưa ra phương án phù hợp.

Đối với trẻ em

Trường hợp viễn thị ở trẻ em thường không cần điều trị. Theo thời gian khi bé lớn dần tật viễn thị cũng sẽ được cải thiện. Trẻ được hướng dẫn tập luyện để cải thiện thị lực cho mắt. Các phương pháp tăng độ khúc xạ mắt giúp giảm độ viễn thị.

Phòng ngừa

Bệnh viễn thị có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào không riêng gì người lớn tuổi. Chính vì thế bạn đọc nên chủ động phòng tránh, bảo vệ đôi mắt khỏe mạnh. Một số lưu ý như sau:

Phòng ngừa
Điều chỉnh tư thế ngồi, giữ khoảng cách mắt và các thiết bị làm việc, sách vở phù hợp để bảo vệ đôi mắt

  • Không nhìn trực tiếp vào mặt trời, ánh đèn để bảo vệ đôi mắt của bạn.
  • Điều chỉnh thói quen ngồi học và ngồi làm việc, giữ mắt cách màn hình máy tính, thiết bị điện tử, sách vở khoảng cách phù hợp. Không áp mắt quá gần cũng không nên đưa mắt quá xa.
  • Học tập và làm việc trong môi trường đủ ánh sáng, không nên cố đọc sách trong phòng tối, thiếu sáng.
  • Bổ sung cho cơ thể các thực phẩm lành mạnh, đặc biệt là chú ý đến các loại rau củ quả, trái cây chứa nhiều vitamin A, beta carotene để bổ mắt, giúp mắt sáng tinh anh.
  • Khám mắt định kỳ, khám khi nhận thấy mắt có những biểu hiện bất thường.
  • Điều trị bệnh về mắt theo hướng dẫn của bác sĩ. Điều trị các bệnh lý mãn tính có khả năng ảnh hưởng đến thị giác như bệnh huyết áp, tiểu đường,...
  • Tìm hiểu và nắm rõ các triệu chứng của bệnh viễn thị để có biện pháp khắc phục, tránh trường hợp bệnh tiến triển nặng ảnh hưởng đời sống, sức khỏe.

Tham khảo thêm: Song thị là gì? Thông tin cần biết

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Nguyên nhân gây viễn thị của tôi là gì?

2. Tôi cần khám chẩn đoán viễn thị như thế nào?

3. Tình trạng viễn thị tôi gặp phải có nguy hiểm không?

4. Nếu không điều trị bệnh viễn thị có khỏi không?

5. Có những biến chứng gì nếu tôi không điều trị viễn thị?

6. Tôi cần đeo kính trong bao lâu khi bị viễn thị?

7. Độ viễn thị của tôi có tăng hoặc giảm theo thời gian không?

Bệnh viễn thị là một bệnh lý về mắt nhiều người đang gặp phải hiện nay. Trường hợp viễn thị nặng bệnh nhân sẽ gặp khó khăn trong sinh hoạt đời sống, sức khỏe. Do đó, người bệnh được khuyến khích đến gặp bác sĩ, kiểm tra mắt và áp dụng các biện pháp hỗ trợ để giảm độ viễn thị, bảo vệ sức khỏe đôi mắt.