Bệnh ung thư hắc tố da
Bệnh ung thư hắc tố da thường gặp ở bệnh nhân cao tuổi, người có thói quen sống không lành mạnh, không chủ động bảo vệ da. Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn so với nam giới. Nếu không phát hiện và kiểm soát kịp thời, bệnh nhân có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm, tổn thương da nặng và nhiều hệ lụy khác.
Tổng quan
Bệnh ung thư hắc tố da (Melanoma) hay ung thư sắc tố là một trong các bệnh lý da liễu nặng, có nguy cơ biến chứng ảnh hưởng đời sống, sức khỏe của người bệnh. Bệnh hình thành liên quan đến quá trình sản xuất melanin, tế bào hắc tố da.
Ngoài các biểu hiện trên da, bệnh ung thư có thể di căn, ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Trong đó, một số trường hợp gặp biểu hiện bất thường ở mắt, cơ quan nội tạng như ruột. Bệnh nhân cần được phát hiện, điều trị sớm để phòng ngừa các rủi ro nguy hiểm tính mạng.
Phân loại
Bệnh ung thư hắc tố da được phân loại thành các dạng sau đây:
- Ung thư bề mặt lan rộng: Dạng ung thư da phổ biến, các bất thường xuất hiện ở khắp các vùng da trên cơ thể, đặc biệt là vùng thân người, tứ chi. Các tế bào hắc tố bị tổn thương phát triển chậm, sau đó lan rộng ra bề mặt da.
- Ung thư dạng nốt: Bệnh gây ra các triệu chứng bất thường trên da ở vùng thân, đầu và vùng cổ. Các nốt như nốt ruồi xuất hiện nhỏ sau đó có thể phát triển kích thước, màu sắc đen hoặc xanh đen, đỏ.
- Ung thư ác tính tại chỗ: Tình trạng nguy hiểm, thường gặp ở người lớn tuổi. Người bệnh trải qua nhiều năm liền làm việc ngoài nắng, da tiếp xúc với nắng mặt trời thường xuyên, trong đó đặc biệt là vùng mặt, cổ. Ung thư ác tính tại chỗ có tốc độ tiến triển chậm hơn các dạng ung thư ác tính khác.
- Ung thư tại vùng ít tiếp xúc ánh sáng: Không chỉ có các dạng ung thư kể trên do tiếp xúc với ánh sáng, người bệnh còn có khả năng bị ung thư ở các vị trí không tiếp xúc với ánh sáng. So với người da trắng, ung thư dạng này thường phổ biến ở người da tối màu nhiều hơn. Tuy nhiên về cơ bản loại này khá hiếm gặp.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Cho đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ung thư hắc tố da. Theo đó, những đối tượng mắc bệnh thường rơi vào trường hợp tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng mặt trời, nhất là thời điểm tia UV cao. Vì thế yếu tố này được xem vào yếu tố nguy cơ cao gây bệnh.
Hắc tố melanin sản sinh ồ ạt không thể kiểm soát dẫn đến hình thành các mảng tối màu, sẫm màu trên da. Điều này cho thấy đã có sự tổn thương xuất hiện tại các tế bào bình thường, mặc dù vậy nguyên nhân chính xác khiến tổn thương DNA tế bào vẫn chưa được xác minh.
Dựa trên yếu tố tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên tia UV, tỉ lệ người bệnh ung thư hắc tố da cao. Đây được xem là yếu tố liên quan chính dẫn đến bệnh lý này. Bên cạnh đó các yếu tố khác cũng góp phần tăng nguy cơ gây bệnh ung thư hắc tố da kể đến như:
- Cơ thể nhạy cảm với ánh nắng mặt trời: Theo thống kê tỷ lệ bệnh nhân bị ung thư da thường rời vào những người có làn da sáng, da trắng, người có tóc đỏ, vàng hoặc trên da có nhiều nốt tàn nhang, màu mắt nâu đỏ, xanh dương,... thường có nguy cơ cao hơn những người da sẫm màu.
- Thường xuyên tiếp xúc tia cực tím: Những người phải làm việc trong môi trường nắng nóng, che chắn nhưng vẫn không thể tránh được tác hại của tia UV lên da. Do đó, nhóm đối tượng thường xuyên làm việc ngoài trời có khả năng mắc bệnh cao. Chẳng hạn như người làm việc công trường, xây dựng, đồng án,...
- Từng xạ trị điều trị ung thư: Người bệnh khi còn nhỏ đã tiếp xúc với phương pháp xạ trị có khả năng bị ung thư hắc tố da cao hơn người khỏe mạnh bình thường. Bởi tiền sử xạ trị theo đánh giá của các chuyên gia có mối liên quan mật thiết với melanoma.
- Suy giảm hệ miễn dịch: Những người phải dùng thuốc điều trị bệnh, sức khỏe kém thường gặp phải các vấn đề về hệ miễn dịch. Đây cũng chính là yếu tố nguy cơ tăng rủi ro gây bệnh ung thư hắc tố da.
- Môi trường sống: Một trong những yếu tố khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh cao đó là môi trường sống. Những người dân sống ở khu vực xích đạo, gần xích đạo tiếp xúc với lượng nhiệt lớn, năng lượng mặt trời cao làm tăng khả năng phơi nhiễm tia UV.
- Yếu tố di truyền: Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, tình trạng ung thư hắc tố da còn liên quan đến yếu tố di truyền. Người bệnh có thể bị di truyền gen bệnh từ bố hoặc mẹ, nguy cơ bùng phát ung thư da cao khi trưởng thành và tiếp xúc với tác nhân gây bệnh là tia UV.
Triệu chứng và chẩn đoán
Triệu chứng
Bệnh nhân có thể nhận thấy những biểu hiện bất thường trên da tại các vùng thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như lưng, tay, chân, cổ, mặt. Trường hợp bệnh nhân có màu da tối, các biểu hiện bất thường có thể xảy ra tại những vùng ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Bệnh nhân cần quan sát, theo dõi các bất thường trên da, thăm khám y tế để có biện pháp điều trị khi cần thiết. Những biểu hiện thường nghi ngờ ung thư hắc tố da bao gồm:
- Sự thay đổi màu sắc bất thường của nốt ruồi, hình dạng nốt ruồi cũng ngày càng biến dạng, lớn dần hơn.
- Màu sắc các nốt ruồi thường sẫm, không đối xứng đôi khi bị loét sùi.
- Trên da xuất hiện những đốm, mảng màu sắc lạ, một thời gian lan rộng ra.
- Da có hiện tượng ngứa ngáy bất thường.
- Người mắc bệnh ung thư hắc tố da còn bị ảnh hưởng mắt, thị lực kém.
Chẩn đoán
Người bệnh khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường nên đến bệnh viện để kiểm tra, khám và điều trị sớm. Theo đó, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng da, thăm hỏi tiền sử bệnh lý, các thông tin liên quan.
Các biện pháp xét nghiệm chuyên sâu hơn được chỉ định. Bao gồm:
- Sinh thiết da: Mẫu da của bệnh nhân được lấy đi sinh thiết nhằm tìm tế bào ung thư. Phương pháp được áp dụng nhằm xác định tình trạng bất thường trên da bệnh nhân có liên quan đến ung thư da hay không.
- Xác định độ dày khối u: Sau khi đánh giá các nốt u hắc tố trên da có liên quan đến tình trạng ung thư tế bào, người bệnh sẽ được đo độ đầy u hắc tố. Thông qua phương pháp này bác sĩ sẽ xây dựng phương pháp điều trị tương ứng cho bệnh nhân. Kích thước, độ dày của khối u càng lớn càng nguy hiểm, người bệnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm.
- Xét nghiệm hình ảnh: Bên cạnh các phương pháp kể trên, bệnh nhân còn được chỉ định các xét nghiệm cần thiết khác. Trong đó có phương pháp chụp CT, X quang, chụp PET. Thông qua phương pháp xét nghiệm hình ảnh đánh giá mức độ xâm lấn của khối u.
Biến chứng và tiên lượng
Bệnh ung thư hắc tố da là một bệnh lý nguy hiểm, khả năng biến chứng cao. Phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm tăng khả năng điều trị, giúp người bệnh kéo dài tiên lượng sống tốt nhất có thể.
Tuy nhiên nhiều bệnh nhân chủ quan không khám chữa sớm khiến khối u ngày càng tiến triển, di căn. Trường hợp ung thư giai đoạn cuối khó điều trị, rủi ro cao. Người bệnh có tiên lượng sống ngắn, có thể tử vong nếu ung thư di căn sang các cơ quan quan trọng trên cơ thể.
Tỷ lệ sống trên 5 năm nếu phát hiện từ giai đoạn khởi phát và có phương hướng can thiệp phù hợp. Càng phát hiện muộn dần tỷ lệ sống sót càng giảm. Chính vì thế, bệnh nhân khi phát hiện trên da xuất hiện các biểu hiện bất thường nên chủ động đến gặp bác sĩ, thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Điều trị
Dựa vào tình hình sức khỏe, kết quả chẩn đoán ung thư hắc tố da của bệnh nhân các phương pháp điều trị được xây dựng phù hợp. Trường hợp điều trị triệt can, các vùng ung thư được loại bỏ, kết hợp xạ trị, hóa trị để hoàn toàn loại bỏ tế bào ung thư.
Trường hợp muộn, điều trị không thể loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp kiểm soát triệu chứng, giảm thiểu rủi ro cho bệnh nhân. Dưới đây là các giải pháp can thiệp được áp dụng:
- Phẫu thuật ung thư hắc tố da: Phẫu thuật loại bỏ các khối u hắc tố da, phòng ngừa lây lan ung thư da. Chỉ định phẫu thuật cho đối tượng sức khỏe đảm bảo, vùng da tổn thương không quá rộng. Các bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ khối u hoàn toàn thông qua các xâm lấn tối thiểu.
- Xạ trị ung thư hắc tố da: Xạ trị được tiến hành sau phẫu thuật nếu tế bào ung thư còn sót lại, phương pháp nhằm loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư da. Người bệnh được chỉ định tiến hành xạ trị sau phẫu thuật, trường hợp ung thư da ở vùng nhạy cảm sẽ được cân nhắc trước khi thực hiện.
- Phương pháp hóa trị: Phương pháp hóa trị cũng được thực hiện, tùy vào tình hình sức khỏe, khả năng đáp ứng điều trị của người bệnh bác sĩ sẽ có hướng dẫn phù hợp. Áp dụng hóa trị sau phẫu thuật với mục đích ngăn chặn tái phát, giảm thiểu rủi ro tế bào ung thư còn sót lại di căn lan rộng.
- Điều trị ung thư hắc tố da tái phát: Trường hợp bệnh tái phát sau khi phẫu thuật, bác sĩ có thể chỉ định tái phẫu thuật và can thiệp lên vùng da rộng hơn nhằm loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư, đồng thòi định hình để khắc phục khiếm khuyết da cho bệnh nhân. Sau đó, người bệnh sẽ được chỉ định xạ trị để đảm bảo loại bỏ hết tế bào ung thư.
Điều trị ung thư hắc tố da càng sớm càng mang lại cho bệnh nhân nhiều cơ hội, kéo dài tốt nhất tiên lượng sống, giảm thiểu rủi ro cho sức khỏe. Bệnh nhân nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín, có bác sĩ giỏi để được tư vấn, điều trị bằng giải pháp phù hợp.
Phòng ngừa
Bệnh ung thư hắc tố da cho đến nay vẫn chưa xác định nguyên nhân và cơ chế chính xác gây bệnh. Dựa trên các yếu tố nguy cơ, bệnh nhân cần chủ động phòng tránh để đảm bảo an toàn sức khỏe. Một số lưu ý:
- Ăn uống đủ chất, bổ sung cho cơ thể các thực phẩm có lợi, ăn nhiều hoa quả tươi, trái cây để cung cấp vitamin, khoáng chất thiết yếu. Cân bằng dinh dưỡng, hạn chế ăn nhiều đồ ăn cay nóng, đồ ăn chế biến sẵn nhiều dầu mỡ.
- Lựa chọn nguồn thực phẩm sạch, ăn uống đúng cách, lành mạch giúp cải thiện đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể chống lại sự tấn công của các tác nhân gây hại.
- Bảo vệ da khi đi ra ngoài, nhất là khi thời tiết nắng nóng, mặt trời lên đỉnh điểm với lượng tia cực tím cao. Che chắn cẩn thận, sử dụng kem chống nắng, đồ bảo hộ để tránh da tiếp xúc với tia UV liên tục trong nhiều giờ.
- Bổ sung cho cơ thể nhiều nước, chất điện giải để tránh mất nước.
- Tạo thói quen có lợi cho sức khỏe, tập luyện thể dục, chơi thể theo nâng cao đề kháng, giúp cơ thể dẻo dai.
- Lựa chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp, không sử dụng các loại chứa chất tấy, hóa chất mạnh ảnh hưởng đến sức khỏe làn da, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da và nhiều vấn đề khác.
- Khám sức khỏe định kỳ, đến gặp bác sĩ nếu trên da xuất hiện các biểu hiện lạ. Kịp thời chẩn đoán, điều trị bệnh bảo vệ an toàn sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm: 6 bệnh da liễu thường gặp và cách điều trị
Những câu hỏi quan trọng khi đi khám
1. Tình trạng ung thư hắc tố da của tôi do nguyên nhân nào gây ra?
2. Tôi có nguy cơ gặp các biến chứng gì?
3. Nếu không điều trị tôi sẽ gặp những rủi ro gì?
4. Những xét nghiệm tôi cần thực hiện xác định ung thư da?
5. Tôi có thể dùng thuốc điều trị ung thư hắc tố da không?
6. Khi nào tôi cần phẫu thuật trị ung thư hắc tố da? Có rủi ro gì không?
7. Sau điều trị bệnh ung thư da có tái phát không?
8. Bao lâu tôi cần tái khám lại?
Bệnh ung thư hắc tố da gây ra nhiều ảnh hưởng sức khỏe của người bệnh. Trường hợp ung thư phát hiện ở giai đoạn muộn bệnh nhân có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế, khuyến khích bạn đọc nên đến bệnh viện khám chữa sớm khi nhận thấy trên da có những biểu hiện bất thường.