Papaverin có tác dụng gì?

Papaverin là thuốc được dùng để làm giãn mạch máu, giúp máu lưu thông dễ dàng đến tim và các cơ quan khác trong cơ thể. Thuốc cũng có thể được dùng để điều trị rối loạn cương dương hoặc một số vấn đề nam học.

Papaverin
Papaverin là thuốc được dùng để làm giãn mạch máu, giúp máu lưu thông dễ dàng đến tim và các cơ quan khác trong cơ thể.

Những thông tin cần biết về thuốc Papaverin

1. Thành phần

Thành phần chính của thuốc là Papaverine.

2. Tác dụng

Papaverin là alcacoid thuộc nhóm benzylisoquinilin. Đây là thuốc chống co thắt cơ trơn, làm giãn mạch máu. Papaverin hoạt động bằng cách làm giãn mạch để máu có thể lưu thông dễ dàng đến tim và các cơ quan trong cơ thể.

Thuốc Papaverin có thể được dùng trong chữa trị chứng rối loạn cương dương và một số bệnh lý quan trọng ở nam giới. Tuy nhiên, không được tiêm thuốc trực tiếp lên dương vật vì điều này có thể gây đau đớn, dẫn đến phẫu thuật.

Papaverine cũng có thể được sử dụng cho các mục đích điều trị khác không được liệt kê trong hướng dẫn thuốc này. Liên hệ với bác sĩ / dược sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

3. Chống chỉ định

Không dùng thuốc Papaverin cho những trường hợp sau:

  • Mẫn cảm hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần có trong thuốc hoặc các dược phẩm cùng thuộc nhóm benzylisoquinilin.
  •  Blốc nhĩ – thất hoàn toàn.

4. Dạng bào chế và hàm lượng

Thuốc Papaverin có ở các dạng và hàm lượng sau:

  • Viên nén.
  • Viên nang phóng thích kéo dài.
  • Thuốc tiêm 60 mg/ 2 ml.

5. Cách sử dụng

Tuân thủ nghiêm các sử dụng do chuyên gia chỉ dẫn. Ngoài ra, bạn cũng nên thận trọng tìm hiểu thông tin về cách dùng thuốc được in trên tờ hướng dẫn đính kèm mỗi hộp thuốc. Bất kỳ sự sai lệch nào trong quá trình sử dụng đều có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Với dạng thuốc uống:

  • Dùng thuốc 3 -5 lần mỗi ngày trong khoảng thời gian đều nhau.
  • Không nhai, bẻ nhỏ hay nghiền nát viên thuốc.

Với dạng thuốc tiêm:

  • Thuốc được tiêm dưới sự thực hiện của bác sĩ. Thường xuyên theo dõi phản ứng của cơ thể sau khi dùng thuốc để có biện pháp ứng phó phù hợp (trong trường hợp cơ thể xuất hiện biểu hiện bất thường).

Papaverin có thể gây nghiện. Vì thế, không dùng thuốc thường xuyên hoặc điều trị bằng papaverin kéo dài nếu như không được chuyên gia chỉ định. Thuốc cũng có thể giúp kiểm soát tình trạng tăng huyết áp nhưng không có khả năng trị được bệnh.

Không tự ý ngưng dùng thuốc khi chưa có chỉ định của chuyên gia.

Không dùng thuốc hết hạn, biến chất (thay đổi màu, mùi). Việc dùng thuốc kém chất lượng có thể làm tăng nguy cơ mắc phải tác dụng phụ nghiêm trọng.

6. Liều dùng

Thông tin về liều dùng thuốc Papaverin sau đây không thể thay thế cho chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi dùng điều trị bằng Papaverin.

Liều dùng thông thường dành cho người lớn:

  • Viên nang phóng thích kéo dài: Uống 150 mg trong mỗi 12 giờ. Liều dùng thuốc có thể tăng đến 150 mg mỗi 8 giờ hoặc 300 mg sau mỗi 12 giờ.
  • Viên nén: Dùng 100 – 300 mg, uống từ 3 – 5 lần / ngày.
  • Thuốc tiêm: Tiêm 30 – 60 mg/ ngày.

Liều dùng thông thường dành cho cho trẻ em:

  • Tính an toàn và mức độ hiệu quả của Papaverin cho đối tượng trẻ dưới 18 tuổi chưa được nghiên cứu và chứng minh. Thuốc có thể không an toàn cho trẻ em. Tham khảo ý kiến của chuyên gia để biết thêm thông tin chi tiết.

7. Bảo quản

Giữ thuốc Papaverin trong hộp đựng, đậy kín khi không sử dụng và để xa tầm tay trẻ em. Lưu trữ thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh xa nơi ẩm hoặc nơi có ánh sáng chiếu trực tiếp.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Papaverin

1. Thận trọng

Trước khi dùng thuốc cần lưu ý điều gì?

Thông báo cho chuyên gia nếu bạn thuộc một trong những trường hợp sau:

  • Dị ứng với thành phần của thuốc.
  • Mắc bệnh tim nghiêm trọng như Block tim.
  • Mắc bệnh huyết áp cao, tim mạch, tăng nhãn áp, bệnh gan.

Thận trọng chung khi dùng thuốc

Papaverin có thể gây buồn ngủ, chóng mặt. Do đó, bạn không nên lái xe, vận hành máy móc hoặc tham gia hoạt động đòi hỏi tập trung cao độ khi trong thời gian dùng thuốc.

Thận trọng khi dùng thuốc cho đối tượng đặc biệt

Hiện tại, vẫn chưa có nghiên cứu xác định đầy đủ lợi ích và nguy cơ của thuốc đối với sức khỏe ở đối tượng phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Nếu có ý định dùng thuốc trên, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro mắc phải.

2. Tương tác thuốc

Papaverine có thể tương tác với một số thuốc điều trị sau đây:

  • Acetylsalicylic Acid (aspirin)
  • Aleve (naproxen)
  • Adrenalin (epinephrine)
  • Aspirin Low Strength (aspirin)
  • Cialis (tadalafil)
  • codeine
  • Dầu cá (omega-3)
  • L-Arginine (arginine)
  • Paracetamol (acetaminophen)
  • Metoprolol Succinate ER (metoprolol)
  • Neurontin (gabapentin)
  • phentolamine (OraVerse, Regitine)
  • Regitine (phentolamine)
  • Viagra (sildenafil)
  • Synthroid (levothyroxine)
  • Vitamin B1 (thiamine)
  • Vitamin C (ascorbic acid)
  • Vitamin B12 (cyanocobalamin)
  • Vitamin K1 (phytonadione)
  • Vitamin D3 (cholecalciferol)
  • Zinc (zinc sulfate)
  • Xarelto (rivaroxaban).

Để tránh hiện tượng tương tác thuốc, bạn nên thông báo với bác sĩ các loại thuốc đang dùng. Nếu phát hiện có hiện tượng tương tác thuốc, chuyên gia sẽ hướng dẫn bạn cách điều chỉnh phù hợp để tránh mắc phải tác dụng phụ.

3. Tác dụng phụ

Trong quá trình điều trị bằng Papaverine, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau đây:

  • Đỏ bừng da
  • Đổ mồ hôi
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Chóng mặt
  • Phát ban
  • Đau dạ dày
  • Ăn không ngon
  • Tiêu chảy / táo bón
  • Đau bụng
  • Bầm tím hoặc chảy máu tại chỗ tiêm
  • Cương cứng dương vật.

Thông báo với chuyên gia nếu bạn gặp phải các triệu chứng sau đây:

  • Vàng da hoặc mắt
  • Nhịp tim không đều.

Trên đây chưa phải là danh mục đầy đủ nhất những tác dụng phụ có thể gặp phải khi điều trị bằng Papaverine. Không phải ai cũng gặp phải biểu hiện trên khi dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám và chỉ định biện pháp điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *