Nang vú

Nang vú xuất hiện mặc dù thường ở dạng lành tính tuy nhiên bệnh nhân không nên chủ quan. Trường hợp nang phát triển kích thước lớn, gây đau và nhiều dấu hiệu khác ảnh hưởng đời sống, sức khỏe của người bệnh. Do đó khi nhận thấy biểu hiện bất thường bệnh nhân cần khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tổng quan

Nang vú là hiện tượng hình thành các túi chứa dịch bên trong vú. Tình trạng nang vú thường gặp ở phụ nữ, đa số các trường hợp đều lành tính, không gây ra vấn đề đe dọa tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, cũng có nhiều khả năng nang vú tiến triển xấu khi không được chăm sóc, kiểm soát đúng cách.

Nang vú
Nang vú xuất hiện thường ở dạng lành tính, tuy nhiên bệnh nhân không nên chủ quan

Thông qua các nghiên cứu, giải phẫu học quan sát các nang vú có kích thước nhỏ, chúng thường to bằng quả nho hoặc lớn hơn. Nang vú căng, bên trong chứa nước, một vài trường hợp nang chắc sượng. Những trường hợp năng vú có kích thước quá lớn, gây triệu chứng đau nhức cần can thiệp điều trị.

Bệnh nang vú có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt độ tuổi. Trong đó, số lượng bệnh nhân được ghi nhận ở tuổi tiền mãn kinh, trung niên là khá cao. Ngoài ra, những phụ nữ đang dùng thuốc cải thiện nội tiết tố cũng nằm trong nhóm có khả năng mắc phải.

Phân loại

Phân loại nang vú thành các nhóm chính bao gồm:

  • Loại vi nang: Tên khoa học là Microcysts. Nang vú loại này thường có kích thước khá nhỏ, được phát hiện thông qua các xét nghiệm định kỳ. Các phương pháp như chụp X quang, chụp nhũ ảnh, siêu âm,... có thể phát hiện vi nang. Do kích thước nang nhỏ nên người bệnh hầu như không cảm nhận được.
  • Nang lớn: Còn được gọi với tên Macrocyst. Nang có kích thước lớn hơn 2 cm, có thể phát hiện thông qua xúc giác.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Cấu tạo tuyến vú gồm các thùy mô tuyến sắp xếp tạo thành hình như cánh hoa cúc. Chúng sẽ tiếp tục được phân chia thành các thùy nhỏ với chức năng tạo sữa cho nữ giới khi sinh nở. Mô mỡ là nhóm mô chính cấu tạo nên hình dạng bầu ngực của phụ nữ, ngoài ra còn có mô liên kết sợi.

Nguyên nhân hình thành nang vú được nghiên cứu và nhận định có liên quan đến quá trình tích tụ chất lỏng bất thường tại các tuyến bên trong. Tuy nhiên yếu tố dẫn đến hiện tượng này vẫn chưa được kết luận. Một số giả thuyết đề cập đến sự mất cân bằng nội tiết tố ở nữ giới gây ra nang bất thường tại vú.

Điều này cũng góp phần lý giải vì sao các trường hợp bị nang vú thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Mặc dù vậy kết luận chính xác nhất vẫn chưa được nêu ra. Một vài giả thuyết khác có khả năng liên quan đến sự tích tụ chất lỏng, hình thành nang đơn ổ như:

  • Yếu tố di truyền
  • Do viêm tuyến vú, stress
  • Do tắt tuyến sữa do con không bú mẹ
  • Ảnh hưởng từ sảy thai, phá thai
  • Do sinh con muộn, trên 35 tuổi
  • Các yếu tố về nội tiết, béo phì
  • Chấn thương tại vú

Số lượng bệnh nhân phát hiện nang vú nằm trong độ tuổi sinh sản khá cao. Do các ảnh hưởng, tác động từ nội tiết tố, quá trình sinh nở, sinh hoạt,... Ngoài ra, một số trường hợp khác ghi nhận nang vú ở phụ nữ độ tuổi tiền mãn kinh.

Mặc dù đa số các trường hợp nang đều lành tính, tuy nhiên bệnh nhân không nên chủ quan. Trường hợp kích thước nang lớn dần, gây đau và nhiều biểu hiện bất thường khác cần được điều trị y tế để ngăn chặn các rủi ro không mong muốn.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Nang vú có thể xuất hiện ở một bên vú hay cả hai bên vú. Các dấu hiệu nhận biết bao gồm:

  • Sự xuất hiện bất thường của một khối tròn, bầu dục nhẵn ở vú. Chúng có thể di chuyển.
  • Núm vú tiết dịch bất thường. Dịch có thể là màu vàng, nâu sẫm. Đây có thể là hiện tượng bình thường diễn ra sau khi phụ nữ có thai, đang trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Một số trường hợp tiết dịch núm vú do các rối loạn bên trong cơ thể, nội tiết thay đổi. Tuy nhiên nếu hiện tượng xuất hiện dịch núm vú kéo dài và kèm theo hiện tượng bất thường khác bạn cần khám sớm.
  • Cảm giác đau vú bắt đầu xuất hiện. Đặc biệt vùng có nang vú trở nên nhạy cảm hơn.
  • Kích thước nang vú tăng hoặc giảm bất thường.

Đa số các trường hợp nang vú đều lành tính và không phát triển thành ung thư. Tuy nhiên, khi nang vú phát triển kích thước lớn dần sẽ gây ra các vấn đề khác cần được kiểm soát để tránh rủi ro. Đặc biệt là trường hợp xuất hiện nang vú làm việc phát hiện các khối u mới ở vú khó khăn.

Triệu chứng
Phát hiện các biểu hiện bất thường ở vùng vú nên khám sớm

Nhiều bệnh nhân nhầm lẫn triệu chứng khi có nang vú với các hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể. Điều này có khả năng gây cản trở trong việc khám và điều trị bệnh sớm. Do đó, nếu phát hiện cơ thể có dấu hiệu bất thường tốt hơn hết bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để được hướng dẫn, hỗ trợ khi cần thiết.

Chẩn đoán

Khi đến bệnh viện thăm khám, bệnh nhân được hỏi bệnh, triệu chứng đang gặp phải, bệnh lý, thuốc đang dùng,... Ngoài ra, bác sĩ cũng kiểm tra vú bằng các thao tác y tế thông thường, chỉ định xét nghiệm để phân biệt rõ tình hình sức khỏe, mức độ nang của mỗi bệnh nhân.

Các biện pháp xét nghiệm bao gồm:

  • Chụp nhũ ảnh:  Biện pháp thường được áp dụng trong chẩn đoán, phát hiện sớm ung thư vú. Trong khám nang vú chụp nhũ ảnh cũng có tác dụng phát hiện khối nang bất thường hình thành trong tuyến vú. Đối với các nang vú siêu nhỏ có thể gây ra một chút khó khăn trong việc phát hiện bằng phim chụp. Bệnh nhân trong quá trình chụp nhũ ảnh sẽ cảm thấy hơi đau và khó chịu, tuy nhiên sau vài giây tình trạng này sẽ chấm dứt.
  • Siêu âm: Phương pháp siêu âm cũng được thực hiện trong chẩn đoán nang vú. Hình ảnh thu được giúp bác sĩ phát hiện các bất thường bên trong vú. Đặc biệt là việc nhận diện khối u chứa dịch hay khối u đặc.
  • Chọc hút bằng kim nhỏ: Biện pháp này cũng được thực hiện nhằm phát hiện nang vú và chẩn đoán mức độ lành tính hay ác tính của khối u bất thường. Chất lỏng trong nang được lấy ra và đi xét nghiệm khi cần thiết.

Ngoài các phương pháp trên, tùy tình hình sức khỏe của mỗi bệnh nhân bác sĩ có thể chỉ định phương pháp chẩn đoán khác sao cho phù hợp, chính xác nhất. Sau khi có kết luận, bác sĩ sẽ đưa ra hướng xử lý an toàn, hiệu quả cho bệnh nhân.

Biến chứng và tiên lượng

Như đã đề cập đa số các trường hợp nang vú đều lành tính, không cần điều trị chuyên sâu. Nang vú có thể hình thành ở phụ nữ vào bất kỳ độ tuổi nào, trong đó phổ biến nhất là độ tuổi sinh sản. Nang vú có thể được kiểm soát và biến mất sau một thời gian.

Mặc dù vậy, cũng có nhiều rủi ro nang lớn, tiến triển sang các dạng ác tính hơn nếu người bệnh không biết cách chăm sóc, kiểm soát. Một số trường hợp khối u chuyển dần thành ung thư, tuy số lượng hiếm gặp. Vì vậy, bệnh nhân không nên chủ quan.

Nếu nhận thấy vùng ngực có những thay đổi bất thường, đặc biệt là sự xuất hiện của khối u lạ, phụ nữ nên chủ động đến gặp bác sĩ. Khám và điều trị kịp thời ngăn chặn những rủi ro không mong muốn, bảo vệ an toàn sức khỏe.

Điều trị

Các trường hợp nang vú đơn giản, người bệnh thường không cần can thiệp điều trị chuyên sâu. Mặc dù chứa đầy dịch, tuy nhiên nang không gây triệu chứng, có thể chọc hút bằng kim nhỏ loại bỏ dịch bị tồn đọng. Trường hợp nang vú nhỏ có thể biến mất sau một thời gian.

Nếu tình trạng nang vú trở nên cứng hơn, xuất hiện các thay đổi bất thường tại vùng da có nang, bệnh nhân cần thăm khám và điều trị ngay. Những phương pháp can thiệp thường được áp dụng kể đến như:

  • Phương pháp chọc hút:

Phương pháp loại bỏ dịch bên trong nang vú thông qua kim nhỏ. Xâm lấn ít, nhanh lành giúp bệnh nhân phòng ngừa các rủi ro do nang vú gây ra. Đây cũng là biện pháp chẩn đoán đặc tính của nang vú. Sau khi chọc hút nang sẽ tiêu biến, các triệu chứng cũng dần cải thiện.

Điều trị nang vú
Áp dụng biện pháp điều trị kiểm soát nang vú theo kết quả chẩn đoán

Một số trường hợp cần thiết người bệnh phải thực hiện chọc hút nhiều lần để loại bỏ hoàn toàn dịch ứ đọng. Đối với những nang tiếp tục phát triển kích thước, lớn hơn sau 3 chu kỳ kinh nguyệt cần được theo dõi y tế và can thiệp các biện pháp kiểm soát chuyên khoa nhằm ngăn chặn các rủi ro không mong muốn.

  • Sử dụng thuốc:

Các bác sĩ có thể cân nhắc cho bệnh nhân sử dụng thuốc tránh thai. Thuốc có tác dụng ổn định chu kỳ kinh nguyệt, nội tiết tố giúp nang vú không tái phát sau điều trị. Tuy nhiên, thuốc có thể gây tác dụng phụ nếu người dùng không đúng cách.

Ngoài sử dụng thuốc, bác sĩ cũng có thể cho bệnh nhân áp dụng liệu pháp nội tiết, sử dụng tamoxifen. Tùy mức độ nghiêm trọng, tình hình sức khỏe của bệnh nhân các giải pháp sẽ được chỉ định phù hợp. Ngưng dùng thuốc nội tiết đối với trường hợp đã mãn kinh giúp ngăn sự phát triển của nang vú.

  • Phương pháp phẫu thuật:

Biện pháp xâm lấn điều trị nang vú áp dụng cho trường hợp nang tái phát, kích thước lớn,... kèm theo các dấu hiệu lo ngại khác. Phẫu thuật loại bỏ nang vú, khắc phục các vấn đề bên trong vú cho người bệnh để giảm thiểu các rủi ro.

Tuy nhiên, phương pháp can thiệp xâm lấn có thể tiềm ẩn nguy cơ. Chính vì thế, bệnh nhân nên đến bệnh viện uy tín, có bác sĩ giỏi để khám và điều trị, nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn sức khỏe.

Phòng ngừa

Nang vú là một trong những biểu hiện thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nang hình thành do liên quan đến nhiều yếu tố trong cơ thể. Mặc dù đa số trường hợp nang đều ở dạng lành tính, tuy nhiên phụ nữ không nên chủ quan.

Bảo vệ sức khỏe sinh sản, sức khỏe tổng thể bằng cách chủ động phòng nang vú nói chung cũng như nhiều bệnh lý tuyến vú khác. Một số lưu ý:

  • Đến cơ sở y tế uy tín khám sức khỏe định kỳ 6 tháng đến 1 năm một lần. Phát hiện sớm các bất thường và điều trị giúp bạn phòng tránh được các rủi ro không mong muốn.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống, bổ sung nguồn thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng. Hạn chế sử dụng thức ăn nhiều đường, quá mặn, hạn chế sử dụng rượu bia, thức uống chứa cồn và chất kích thích, hạn chế sử ăn đồ quá béo, nhiều dầu mỡ,...
  • Tập thể dục, xây dựng thói quen vận động thể chất mỗi ngày. Điều này không chỉ giúp máu huyết lưu thông tốt hơn còn giúp giảm thiểu rủi ro béo phì, thừa cân, các bệnh xương khớp và nhiều vấn đề khác.
  • Điều chỉnh thói quen sinh hoạt hàng ngày, chủ động chăm sóc cơ thể. Không dùng thuốc tân dược bừa bãi, điều trị bệnh theo phác đồ để có sức khỏe tốt nhất.
  • Không lạm dụng các sản phẩm cân bằng nội tiết, thuốc ngừa thai, thực phẩm chức năng,... Chỉ sử dụng trong trường hợp cần thiết, liều dùng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Nang vú là gì? Có nguy hiểm không?

2. Nguyên nhân vì sao tôi có nang vú?

3. Triệu chứng nhận biết có u nang vú là gì?

4. Tôi cần thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán nang vú nào?

5. Nếu không điều trị nang vú có tự khỏi không?

6. Dùng thuốc có điều trị được nang vú không?

7. Khi nào cần chọc hút kim nhỏ để loại bỏ nang vú?

8. Nang vú có tái phát sau điều trị không?

9. Trong thời gian điều trị tôi cần làm gì để ngăn nang vú tái phát?

10. Khi nào tôi phải phẫu thuật loại bỏ nang vú?

Nang vú là hiện tượng hình thành các nang chứa dịch bên trong vú. Đa số các trường hợp nang đều ở dạng lành tính và có thể kiểm soát. Tuy nhiên bệnh nhân không nên chủ quan, trường hợp chăm sóc, kiểm soát nang vú không đúng cách có thể để lại nhiều hệ lụy cho sức khỏe.