Loạn sản cổ tử cung

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ BÁC SĨ ĐỖ THANH HÀ – Khoa Phụ sảnTrưởng khoa phụ Bệnh viện Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Loạn sản cổ tử cung là hiện tượng các tế bào ở khu vực cổ tử cung bị biến đổi do viêm nhiễm. Nếu không chủ động điều trị, tình trạng loạn sản trở nên nghiêm trọng có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng khả năng sinh sản của phụ nữ. Do đó, bệnh nhân nên sớm đến bệnh viện thăm khám nếu phát hiện cơ thể có các dấu hiệu bất thường.

Tổng quan

Loạn sản cổ tử cung (Cervical Intraepithelial Neoplasia) viết tắt là CIN là chứng bệnh xảy ra khi cổ tử cung xuất hiện nhiều tế bào bất thường. Khu vực chịu ảnh hưởng chính là vùng mô lát và biểu mô tuyến, chưa có sự xâm nhập sâu vào trong mô điệm. Bởi khu vực này thường xuyên bị biến đổi, tính nhạy cảm cao, cộng với sự tấn công của tác nhân gây hại dẫn đến hiện tượng loạn sản cổ tử cung.

Loạn sản cổ tử cung
Hiện tượng loạn sản cổ tử cung xảy ra ở phụ nữ khiến chị em gặp phải nhiều rủi ro ảnh hưởng sức khỏe sinh sản

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra vấn đề này. Trong đó, người ta phát hiện có nhiều trường hợp loạn sản cổ tử cung do thay đổi môi trường âm đạo, sự tấn công của vi khuẩn HPV,... Các biểu hiện bất thường ở vùng kín khiến nữ giới khó chịu, sinh hoạt đời sống và sức khỏe ngày càng giảm, nhất là gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của nữ giới.

Phân loại

Dựa trên mức độ loạn sản cổ tử cung, người ta phân bệnh lý thành 3 cấp độ chính từ nhẹ đến nặng nề. Cụ thể:

  • Loạn sản cổ tử cung độ (CIN1): Tế bào có sự thay đổi nhẹ, loạn sản cổ tử cung không quá nghiêm trọng và có thể điều trị dễ dàng nếu phát hiện kịp thời. 1/3 lớp tế bào bên ngoài cổ tử cung xuất hiện tình trạng loạn sản bất thường. Tình trạng CIN1 thường gặp ở bệnh nhân trong độ tuổi từ 25-30 tuổi.
  • Loạn sản cổ tử cung độ 2 (CIN2): Các tế bào bất thường nhiều hơn, bệnh nhân chuyển sang giai đoạn loạn sản cổ tử cung nặng hơn khi giai đoạn 1 không được kiểm soát kịp thời. Bệnh nhân gặp phải các triệu chứng bất thường nặng nề. Người ta còn gọi hiện tượng CIN2 là giai đoạn tiền ung thư cổ tử cung, khi đó các tế bào bất thường đã chiếm hơn 1/2 lớp tế bào ở cổ tử cung.
  • Loạn sản cổ tử cung độ 3 (CIN3): Giai đoạn loạn sản nặng, người bệnh có thể bị ung thư cổ tử cung nếu không phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Loạn sản xảy ra trên toàn bộ lớp tế bào biểu mô ở cổ tử cung, tuy nhiên các bất thường vẫn chưa xâm nhập sâu vào cấu trúc biểu mô cổ tử cung. Loạn sản độ 3 thường xảy ra ở phụ nữ trên 30 tuổi đến 40 tuổi.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Loạn sản cổ tử cung có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào. Nguyên nhân gây ra bệnh lý này được cho rằng có liên quan đến việc nhiễm virus HPV ở cổ tử cung. HPV có rất nhiều chủng, phụ nữ có thể ít nhất 1 lần trong đời nhiễm virus HPV.

Không phải chủng HPV nào cũng gây bệnh ở người, chỉ có một số loại nguy hiểm, có khả năng gây bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Hệ miễn dịch hoạt động kém khiến quá trình loại bỏ HPV giảm, tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ khi nhiễm HPV mà chưa được tiêm phòng.

Loại virus này cũng có thể xuất hiện ở nam giới, tuy nhiên so với phụ nữ tỷ lệ gây hại ở nam giới thấp hơn. Loạn sản cổ tử cung do virus HPV gây ra là nguyên nhân chính thường gặp. Người bệnh cần loại bỏ virus để điều trị bệnh, ngăn ngừa hiện tượng loạn sản dẫn đến ung thư đe dọa tính mạng.

Nguyên nhân gây bệnh
Loạn sản cổ tử cung xảy ra có liên quan đến virus HPV gây bệnh phụ khoa ở phái nữ

Những đối tượng có khả năng mắc phải chứng loạn sản cổ tử cung kể đến như bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế hệ miễn dịch, người mắc bệnh mãn tính ảnh hưởng đến chức năng của hệ miễn dịch, bé gái sinh con sớm hơn 16 tuổi, quan hệ tình dục sớm, quan hệ với nhiều bạn tình, người bị nghiện thuốc lá,...

Ngoài nguy cơ gây loạn sản cổ tử cung, khi bị nhiễm HPV nếu không loại bỏ, kiểm soát bệnh nhân có khả năng đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế, chuyên gia khuyến khích phụ nữ nên tiêm phòng HPV từ sớm và định kỳ tầm soát ung thư để ngăn chặn kịp thời các rủi ro, bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Ở giai đoạn đầu phụ nữ không nhận thấy bất thường gì khi bị loạn sản cổ tử cung. Tuy nhiên, các triệu chứng sẽ dần rõ nét hơn khi bệnh tiến triển nặng dần. Các triệu chứng loạn sản cổ tử cung thường gặp có thể đề cập đến bao gồm:

  • Âm đạo chảy máu bất thường, không trong chu kỳ hành kinh.
  • Quan hệ đau rát và xuất huyết bất thường, chảy máu sau thời gian mãn kinh.
  • Đau vùng bụng tiểu khung.
  • Âm đạo ra nhiều khí hư, màu sắc và mùi hôi bất thường.

Các triệu chứng càng nặng khi tình trạng loạn sản cổ tử cung tiến triển mà không được kiểm soát bằng biện pháp phù hợp. Do đó, bác sĩ khuyên chị em phụ nữ nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt khi nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường.

Chẩn đoán

Đa số các trường hợp loạn sản cổ tử cung được phát hiện thông qua các xét nghiệm, tầm soát sớm. Bác sĩ sử dụng dụng cụ lấy mẫu, phết tế bào cổ tử cung thực hiện xét nghiệm PAP. Thông qua xét nghiệm này bác sĩ có thể nhận diện có sự bất thường của tế bào cổ tử cung hay không.

Chẩn đoán
Xét nghiệm chẩn đoán loạn sản cổ tử cung và đưa ra phương pháp điều trị cho bệnh nhân

Chị em phụ nữ có thể thực hiện xét nghiệm tầm soát mỗi năm 1 lần hoặc định kỳ 3 năm một lần để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường tại cổ tử cung. Trường hợp nhận thấy sự bất thường ở tế bào cổ tử cung, nhận định kết quả loạn sản cổ tử cung bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ can thiệp điều trị tương ứng.

Biến chứng và tiên lượng

Do triệu chứng ban đầu khá mờ nhạt, dễ bị nhầm lẫn nên nhiều chị em phụ nữ không phát hiện loạn sản cổ tử cung từ sớm. Các triệu chứng bất thường tiến triển nặng hơn ảnh hưởng sức khỏe, đời sống của người bệnh. Đặc biệt, nếu bệnh kéo dài, bất thường ở tế bào cổ tử cung không được kiểm soát cộng với sự viêm nhiễm phụ khoa ngày càng nặng có thể là yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư cổ tử cung ở nữ giới.

Mặc dù thực tế tỷ lệ bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung do ảnh hưởng loạn sản cổ tử cung khá thấp, tuy nhiên phụ nữ không nên chủ quan. Một số trường hợp khác sự bất thường ở tế bào cổ tử cung nặng dần dẫn đến sự suy giảm tỷ lệ thụ thai, phụ nữ mắc bệnh có khả năng bị vô sinh, hiếm muốn nếu bệnh không được điều trị đúng cách.

Do đó, bệnh nhân được khuyến khích nên đến bệnh viện thăm khám, điều trị loạn sản cổ tử cung càng sớm càng tốt. Trường hợp ngăn chặn kịp thời các biến đổi bất thường có thể giúp bệnh nhân phòng tránh nhiều rủi ro, kéo dài tiên lương sống tốt nhất cho phụ nữ. Ngược lại để biến tiến triển nặng, theo chiều hướng xấu đe dọa sức khỏe sinh sản và tính mạng của phụ nữ.

Điều trị

Tùy vào mức độ loạn sản cổ tử cung ở mỗi bệnh nhân bác sĩ sẽ cân nhắc giải pháp can thiệp tương ứng. Đối với các trường hợp loạn sản nhẹ, bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân tiếp tục theo dõi, làm xét nghiệm và tái khám. Giai đoạn đầu không cần can thiệp điều trị quá chuyên sâu, bệnh có thể được điều chỉnh, thoái lui.

Theo dõi tình hình sức khỏe, thận trọng tránh nguy cơ loạn sản cổ tử cung ngày càng trở nên nặng nề hơn. Trường hợp bệnh ở giai đoạn nặng, bác sĩ phải chỉ định can thiệp ngoại khoa nhằm giúp bệnh nhân phòng tránh các rủi ro không mong muốn. Các phương pháp ngoại khoa được cân nhắc chỉ định sao cho phù hợp với tình hình sức khỏe của người bệnh.

Điều trị
Dựa vào mức độ loạn sản cổ tử cung của bệnh nhân phác đồ điều trị sẽ được chỉ định tương ứng

Một vài giải pháp ngoại khoa như:

  • Khoét chóp cổ tử cung: Sử dụng vòng điện khoét chóp cổ tử cung điều trị loạn sản cổ tử cung là cách chữa được áp dụng phổ biến. Mô cổ tử cung bất thường được loại bỏ bằng đốt nóng. Người bệnh có thể trở lại sinh hoạt bình thường sau 1-3 ngày điều trị. Trong thời gian này bệnh nhân cần kiêng quan hệ tình dục, không sử dụng tompon, cốc nguyệt sang 3-4 tuần, đồng thời tuyệt đối không thụt rửa sâu.
  • Biện pháp áp lạnh: Khác với biện pháp đốt nóng, biện pháp áp lạnh sẽ sử dụng nguồn lạnh thường là nitrogen lỏng hoặc carbon dioxide để phá hủy các tế bào bất thường. Bác sĩ sử dụng ống dẫn kim loại và tiến hành đóng băng đốt tế bào loạn sản. Sau khi hoàn thành quá trình trị liệu ống dẫn được làm ấm và đưa ra bên ngoài, các tế bào, mô bệnh sẽ bị tan chảy và để lại mô sẹo trên cổ tử cung.
  • Phẫu thuật laser: Ngoài hai biện pháp kể trên, bệnh nhân bị loạn sản cổ tử cung có thể được bác sĩ chỉ định dùng giải pháp đốt laser để điều trị. Bác sĩ thực hiện sẽ sử dụng chùm laser thay cho dao phẫu thuật thông thường. Tia laser mạnh sẽ tạo đường cắt không chảy máu, loại bỏ các tế bào, mô tế bào bất thường, đốt chúng và khiến chúng bị bốc hơi.
  • Phẫu thuật cắt bỏ tử cung: Chỉ định điều trị chuyên sâu loại bỏ tử cung người bệnh loạn sản nặng, chuyển sang ung thư hoặc các trường hợp biến chứng khác. Phương pháp can thiệp xâm lấn tiềm ẩn rủi ro. Người bệnh nên đến bệnh viện lớn, kiểm tra, thăm khám và điều trị theo hướng dẫn.

Phòng ngừa

Loạn sản cổ tử cung có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào, trong đó đặc biệt là người có hệ miễn dịch kém, bị nhiễm virus HPV. Cho đến nay chưa có giải pháp phòng bệnh tuyệt đối, chị em phụ nữ có thể tự bảo vệ bản thân thông qua việc chăm sóc, chủ động phòng tránh. Một vài lưu ý như sau:

  • Chủ động tiêm ngừa HPV từ sớm để phòng nguy cơ nhiễm virus gây bệnh ung thư cổ tử cung hoặc dẫn đến các bệnh lý phụ khoa không mong muốn ở chị em phụ nữ.
  • Đối tượng nữ giới được khuyến cáo không thực hiện quan hệ tình dục quá sớm, khi đó các cơ quan sinh sản sinh dục chưa hoàn thiện dễ gây tổn thương, viêm nhiễm dẫn đến loạn sản cổ tử cung.
  • Chủ động bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, cung cấp cho cơ thể các dưỡng chất thiết yếu, nâng cao đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Tập luyện thể dục giúp cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh hơn.
  • Nam nữ quan hệ tình dục an toàn, không quan hệ bừa bãi với nhiều người, chung thủy đời sống 1 vợ, 1 chồng, sử dụng bao cao su, các biện pháp phòng tránh thai đảm bảo.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư cổ tử cung để kịp thời phát hiện bất thường.

Có thể bạn quan tâm: Biểu hiện sau khi áp lạnh cổ tử cung và điều cần biết

Những câu hỏi quan trọng khi khám

1. Nguyên nhân tôi bị loạn sản cổ tử cung?

2. Triệu chứng loạn sản cổ tử cung là gì?

3. Tôi cần thực hiện xét nghiệm gì để chẩn đoán loạn sản cổ tử cung?

4. Nếu không điều trị loạn sản cổ tử cung có nguy hiểm không?

5. Tôi cần làm gì để điều trị bệnh loạn sản cổ tử cung?

6. Loạn sản cổ tử cung có tiến triển thành ung thư không?

7. Sau điều trị loạn sản cổ tử cung có tái phát không?

8. Các rủi ro khi điều trị loạn sản cổ tử cung của tôi là gì?

9. Tôi cần kiêng quan hệ tình dục trong bao lâu khi điều trị bệnh?

Loạn sản cổ tử cung là tình trạng tế bào cổ tử cung thay đổi bất thường. Phụ nữ có thể gặp phải các dấu hiệu ở cổ tử cung nếu tình trạng loạn sản tiến triển nặng hơn. Trường hợp không kiểm soát, bệnh nghiêm trọng dần có thể gây ra nhiều hệ lụy, tác động tiêu cực đến đời sống phụ nữ, ngoài ra còn có rủi ro đe dọa an toàn tính mạng của người bệnh.