Hàm trainer cho bé có tốt không? Khi sử dụng cha mẹ cần lưu ý gì?

5/5 - (1 bình chọn)

Hàm trainer cho bé xuất hiện rầm rộ trên các trang thông tin thời gian gần đây với công dụng chính là chỉnh nha, đem đến cho trẻ hàm răng chắc khỏe, đều đẹp. Tuy nhiên, có không ít bậc cha mẹ băn khoăn không biết liệu sản phẩm này có thực sự an toàn, hiệu quả hay không? Chi phí và lưu ý khi niềng răng gồm những gì? Nếu bạn cũng đang có chung những thắc mắc này hãy cùng tham khảo thông tin qua bài viết sau. 

Tổng quan về hàm trainer cho bé

Hàm trainer cho bé (hay còn có tên gọi khác là Niềng răng silicon) là một thiết bị chỉnh nha giúp hỗ trợ quá trình mọc răng ở trẻ nhỏ, hạn chế tối đa tình trạng răng mọc lệch, răng thưa, răng khấp khểnh. Không những vậy, việc đeo hàm trainer còn giúp trẻ cải thiện một số thói quen xấu gây ảnh hưởng không tốt cho răng miệng, ví dụ như thở bằng miệng, dùng lưỡi đẩy răng, mút, gặm đầu ngón tay,…

Hàm trainer có thể giúp bé điều chỉnh hàm răng đang trong thời kỳ phát triển
Hàm trainer có thể giúp bé điều chỉnh hàm răng đang trong thời kỳ phát triển

Hàm trainer cho bé được thiết kế dựa trên từng giai đoạn phát triển hàm ở trẻ với chất liệu silicon dẻo dai, đàn hồi tốt. Tùy vào độ tuổi cũng như kích cơ hàm răng của bé mà cha mẹ có thể lựa chọn loại niềng răng silicon phù hợp nhất. Điều này giúp tránh tình trạng đau nhức răng khi sử dụng, đồng thời mang lại hiệu quả chỉnh nha cao nhất.

Hàm trainer cho trẻ em có mấy loại?

Hiện nay trên thị trường có hai loại niềng răng trainer cho trẻ em, cụ thể gồm:

Hàm infant trainer

Infant trainer là loại hàm silicon được sử dụng cho trẻ từ 1 đến 4 tuổi đang trong quá trình mọc răng sữa. Ham trainer loại này thường có kích cỡ nhỏ và cấu trúc mềm mại, đảm bảo không gây khó chịu hoặc cản trở hoạt động thường ngày của bé. Theo các bác sĩ nha khoa, trẻ không cần đeo infant trainer vào ban ngày và chỉ cần đeo vào buổi tối sau khi đã ăn xong là được.

Hàm T4K (Trainer For Kids)

Loại hàm trainer cho bé thứ hai chính là T4K. T4K được sử dụng với các bé nằm trong độ tuổi từ 5 đến 10, hàm răng có cả răng vĩnh viễn và răng sữa chưa thay hết. Một điểm cẩn lưu ý là T4K cũng có hai loại khác nhau, gồm có:

  • T4K màu xanh phòng ngừa các vấn đề xảy ra khi mọc răng, thời gian đeo khoảng 8 đến 12 tháng. 
  • T4K màu hồng với cấu trúc cứng hơn, dùng để chỉnh nha, loại bỏ tình trạng răng lệch, răng không đều. Thời gian sử dụng loại hàm này cần được nha sĩ tư vấn. 

Dùng hàm trainer cho bé có tốt không?

Một trong những vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm là dùng hàm trainer cho bé có tốt hay không. Phần lớn các bác sĩ nha khoa đều nhận định đây là biện pháp chỉnh nha phù hợp với trẻ em đồng thời tiết kiệm được thời gian và chi phí với cha mẹ. 

Khi sử dụng niềng răng silicon cho trẻ, các tình trạng răng miệng không đều và mọc lệch được cải thiện đáng kể. Không những vậy, trẻ còn dần dần từ bỏ được những thói quen xấu khiến quá trình phát triển răng bị ảnh hưởng. Hàm trainer định hướng cho răng đều và đẹp, giúp xương hàm và khớp hàm của trẻ được ổn định hơn.

Xem thêm: 

Hàm trainer cho bé được nhiều bậc phụ huynh đánh giá tích cực
Hàm trainer cho bé được nhiều bậc phụ huynh đánh giá tích cực

Tuy nhiên, để kết quả chỉnh nha bằng niềng răng trainer đạt được tốt nhất, cha mẹ nên đưa bé đến gặp nha sĩ và lựa chọn sản phẩm theo hướng dẫn của chuyên gia. Điều này cũng giúp hạn chế tình trạng đeo niềng sai cách hoặc đeo niềng không phù hợp khiến hàm răng của trẻ mất cân đối, thậm chí là để lại di chứng về sau.  

Chi phí niềng răng silicon cho trẻ

So với chi phí thẩm mỹ nha khoa bằng niềng răng ở người trưởng thành, chi phí hàm trainer cho bé được nhiều cha mẹ đánh giá là rẻ hơn. Nguyên nhân là vì trẻ em vẫn đang ở độ tuổi phát triển, hàm răng cũng dễ điều chỉnh hơn, không phức tạp và nhiều vấn đề như hàm răng vĩnh viễn của người lớn.

Như đã nói ở trên, hàm trainer cho trẻ em gồm có hai loại khác nhau, một là infant trainer, một là T4K. Giá thành của hai loại niềng răng silicon này không có quá nhiều cách biệt, cụ thể loại infant trainer dao động trong khoảng 1 triệu rưỡi cho đến 2 triệu VNĐ cho 1 bộ. Trong khi đó, hàm trainer T4K có chi phí nằm trong khoảng 3 triệu đến 5 triệu VNĐ.

Một số yếu tố thường thấy gây ảnh hưởng đến mức giá hàm trainer cho bé là thương hiệu nhà sản xuất, nơi nhập và phân phối hàng, dụng cụ đi kèm, bảo hành, chất liệu sử dụng,… Cha mẹ có thể tùy theo tình trạng răng của bé cũng như khả năng kinh tế để lựa chọn loại niềng răng silicon trẻ em thích hợp nhất. 

Chi phí niềng hàm trainer ở trẻ tương đối rẻ
Chi phí niềng hàm trainer ở trẻ tương đối rẻ

Lưu ý khi sử dụng sản phẩm

Khi cho trẻ sử dụng hàm trainer silicon, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Lựa chọn loại hàm trainer cho bé bằng cách đưa trẻ đến các trung tâm nha khoa để bác sĩ khám và tư vấn. Cha mẹ cũng nên hỏi kỹ bác sĩ những thông tin liên quan đến sản phẩm, cách sử dụng và vệ sinh để đảm bảo quá trình đeo niềng của trẻ có kết quả tốt.
  • Thời gian đeo hàm trainer rất quan trọng và được xem là yếu tố quyết định hiệu quả chỉnh nha. Theo các chuyên gia, trẻ cần sử dụng hàm trainer trong tối tiểu là 6 đến 12 tháng. Đối với bé từ 1 đến 4 tuổi, thời điểm dùng trainer thích hợp nhất là ban đêm. Trong khi đó, trẻ 5 đến 10 tuổi nên đeo niềng silicon từ 1 đến 2 tiếng ban ngày và cả ban đêm.
  • Cha mẹ cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho hàm trainer khi bé không sử dụng. Có thể tìm mua các loại dung dịch ngâm rửa với thành phần dịu nhẹ và không kích ứng cho trẻ.
  • Thức ăn cho trẻ niềng răng nên được nấu mềm, dễ nhai, dễ nuốt. Hạn chế cho trẻ sử dụng những đồ ăn cứng, tránh cảnh hưởng đến răng.
  • Nếu độ tuổi của trẻ còn quá nhỏ, việc đeo hàm trainer có thể gây ra sự khó chịu, nhất là vào giai đoạn đầu. Cha mẹ nên chú ý theo dõi trẻ thường xuyên để hạn chế tình trạng trẻ dùng tay gỡ niềng silicon ra ngoài.
  • Tuy rằng niềng răng trainer cho trẻ em có thể sử dụng an toàn tại nhà, các bậc phụ huynh vẫn nên giữ liên lạc với nha sĩ cũng như cho bé đi khám răng định kỳ để đảm bảo sức khỏe và có biện pháp xử lý nếu bất thường xảy ra.

Trên đây là một số thông tin tổng hợp có liên quan đến hàm trainer cho bé, hy vọng đã mang đến nhiều kiến thức hữu ích cho cha mẹ. Để có thể lựa chọn được niềng răng phù hợp nhất với con trẻ, tốt nhất là phụ huynh nên đưa bé đi khám và thực hiện theo đúng hướng dẫn của chuyên gia. 

Có thể bạn quan tâm:

Đau nhức răng nếu không điều trị kip thời có thể gây ra nhiều biến chứng

Đau răng là gì? Truy tìm nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hợp lý

Đau răng sẽ khiến bạn cảm thấy rất tồi tệ và khó chịu. Những cơn đau thường dai dẳng, đột ngột làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ, sinh...
Niềng răng bị tụt lợi có nguyên nhân do đâu và các cách khắc phục

Niềng răng bị tụt lợi: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Niềng răng bị tụt lợi không phải là hiện tượng hiếm gặp và có thể gây ra những ảnh hưởng...

sâu răng

Sâu răng là gì? Cách nhận diện và điều trị hiệu quả bệnh sâu răng

Sâu răng là tình trạng răng xuất hiện những vết đen, khiến suy giảm diện tích phần thân của các...

Răng hô nhẹ là gì? Các biện pháp khắc phục hiệu quả bạn nên biết

Răng hô nhẹ là gì? Các biện pháp khắc phục hiệu quả bạn nên biết

Răng hô nhẹ khiến nhiều người mất tự tin trong giao tiếp cũng như gây ra một số ảnh hưởng...

Đau răng khi nhai thức ăn có thể do mắc các bệnh lý về răng miệng

Đau răng khi nhai thức ăn do đâu và có gây nguy hiểm không?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau răng khi nhai thức ăn. Thông thường tình trạng này...

quá trình sâu răng

Quá trình sâu răng tiến triển mà bạn không nên bỏ qua

Quá trình sâu răng tiến triển thường diễn ra một cách âm thầm khiến người bệnh dễ chủ quan. Vi...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *