Sâu răng trẻ em: Tất cả những gì cha mẹ cần cần phải biết

5/5 - (1 bình chọn)

Sâu răng là một trong những bệnh lý răng miệng phổ biến ở trẻ nhỏ. Bệnh xảy ra vào giai đoạn bé mọc răng sữa và cả khi đã đầy đủ răng vĩnh viễn. Vậy sâu răng trẻ em do nguyên nhân nào gây ra, làm sao để khắc phục và phòng tránh hiệu quả nhất!

Thế nào là sâu răng trẻ em, nguyên nhân gây bệnh

Sâu răng trẻ em là hiện tượng vi khuẩn tấn công khiến cho men răng bị tác động, axit sản xuất trong khoang miệng khiến cho bề mặt răng xuất hiện những lỗ sâu. Trẻ nhỏ sẽ có triệu chứng khó chịu, đau nhức nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới nhiễm trùng hoặc nguy cơ mất răng, ảnh hưởng trực tiếp tới răng miệng và sức khoẻ tổng thể.

Sâu răng trẻ em là hiện tượng vi khuẩn tấn công khiến cho men răng bị tác động
Sâu răng trẻ em là hiện tượng vi khuẩn tấn công khiến cho men răng bị tác động

Ở giai đoạn đầu, triệu chứng vẫn chưa có sự rõ nét nên phụ huynh cần theo dõi kỹ lưỡng. Nhiều trường hợp khi bé được phát hiện đã ở mức độ rất nghiệm trọng như lỗ sâu răng có màu đen, nâu, sưng đau nướu khiến bé khó chịu, dẫn tới quấy khóc.

Về nguyên nhân em bé sâu răng sẽ thường do việc làm sạch răng miệng không được kỹ lưỡng, thói quen ăn uống không hợp lý. Có thể kể tới các nguyên nhân cụ thể sau đây:

  • Thói quen ăn đồ ngọt: Đây là nguyên nhân số 1 gây ra sâu răng đối với trẻ nhỏ. Các em nhỏ thường bị kích thích bởi các thực phẩm có chứa lượng đường lớn như socola, bánh kẹo, kem… Sử dụng trong thời gian dài sẽ khiến cho hàm răng bị ảnh hưởng nặng nề. Bên cạnh đó, một số thực phẩm có màu, nước hoa quả, nước ngọt có gas… cũng là những tác nhân khiến men răng bị tổn thương. Nhiều bé sau một thời gian răng sẽ xuất hiện nhiều lỗ sâu, dẫn tới nhiều trùng hoặc răng chuyển sang màu nâu đen.
  • Yếu tố sức khỏe: Trẻ nhỏ mắc phải các bệnh lý về sức khoẻ cũng có nguy cơ bị sâu răng em bé cao hơn. Với bé bị dị ứng mãn tính, bị khô miệng, thở bằng miệng… sẽ làm tăng tỷ lệ sâu răng lên.
  • Bú bình vào buổi tối: Răng trẻ em bị sâu nguyên nhân do thói quen bú bình buổi tối thường xảy ra rất phổ biến. Lý do là vì trong thành phần của sữa thường có chứa đường. Nếu bám dính trên răng nhiều giờ sẽ khiến vi khuẩn có cơ hội phát triển, làm tổn thương đến răng.
  • Thiếu Fluoride: Đây là khoáng chất được tìm thấy nhiều trong các loại nước súc miệng, kem đánh răng, nước uống và thực phẩm. Fluoride có tác dụng trong việc phục hồi tổn thương và bảo vệ răng khỏi những tác nhân gây hại trong thời gian đầu. Khi bé không được bổ sung đầy đủ Fluoride sẽ làm tăng nguy cơ sâu răng và nhiều loại bệnh lý răng miệng khác.
Thói quen bú bình buổi tối khiến cho vi khuẩn xâm hại tới răng miệng
Thói quen bú bình buổi tối khiến cho vi khuẩn xâm hại tới răng miệng

Sâu răng trẻ nhỏ gây ra tác hại gì?

Khi bị sâu răng, trẻ em sẽ gặp phải các tác hại sau đây:

  • Khó khăn khi ăn uống: Trẻ em sâu răng sẽ cảm thấy khó ăn uống, ê buốt, răng đau nhức kể cả khi uống nước. Lúc này bé thường quấy khóc, sụt cân khó ngủ, cơ thể suy dinh dưỡng.
  • Bệnh lý răng miệng nghiêm trọng: Sâu răng có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng tới các tổ chức mềm vùng miệng, gây nên tình trạng áp xe, viêm nhiễm, viêm xương hàm… Khi đó việc điều trị sẽ rất tốn kém và mất thời gian.
  • Ảnh hưởng tới sức khỏe: Sâu răng ở mức độ nặng có thể chuyển biến thành viêm mô tế bào, quanh cuống răng, viêm tủy răng lan rộng dẫn tới sốt, nhiễm trùng, xuất huyết. Nhiều em bé bị sâu răng biến chứng sang viêm màng não, có thể gây ra tử vong.
  • Ảnh hưởng tới thẩm mỹ: Răng sâu bị chết tủy hoặc áp xe sẽ không thể nào phục hồi được. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để không làm ảnh hưởng tới răng lân cận. Tuy nhiên, điều này cũng làm ảnh hưởng tới giọng nói, phát âm, nhất là trong giai đoạn trẻ học ngoại ngữ. Việc mất răng khiến ổ xương bị tiêu biến nên khi trưởng thành sẽ mất đi tính thẩm mỹ, ảnh hưởng tới khuôn mặt, trẻ cảm thấy tự ti mỗi khi giao tiếp.
  • Ảnh hưởng tới răng vĩnh viễn: Sâu răng sữa sẽ ảnh hưởng tới quá trình răng vĩnh viễn mọc sau này. Răng khi đó có thể bị mọc chậm, mọc ngầm, mọc lệch. Còn với trường hợp răng vĩnh viễn bị sâu nặng nề phải nhổ bỏ sẽ không có răng mới thay thế buộc phải trồng răng giả, chi phí thực hiện sẽ rất lớn.

Xem thêm: Sâu răng cửa: Nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị hiệu quả

Trẻ em sâu răng sẽ cảm thấy khó ăn uống, ê buốt
Trẻ em sâu răng sẽ cảm thấy khó ăn uống, ê buốt

Các cách điều trị sâu răng trẻ em hiệu quả

Sâu răng cửa ở trẻ em là dạng bệnh lý dễ lây lan, gây ra khó chịu và có thể biến chứng thành các bệnh lý nguy hiểm. Do đó, khi thấy răng bé bị sâu bạn nên áp dụng ngay các phương pháp để nhanh chóng khắc phục tình trạng hiệu quả.

Mẹo chữa đau răng cho trẻ tại nhà

Để giảm bớt khó chịu, đau nhức và ngăn sâu răng không lây lan rộng các bậc phụ huynh có thể thực hiện các mẹo sau đây:

  • Nước muối: Trẻ nhỏ thường không chịu đánh răng thường xuyên nên việc gặp phải bệnh lý về răng miệng khá phổ biến. Để giảm khó chịu, bạn cho bé súc miệng với nước muối mỗi ngày để giảm đau và sát trùng. Trong nước muối có những thành phần sát trùng tự nhiên có tác dụng trong việc giảm viêm nhiễm, giảm đau và nhiễm trùng rất tốt. Mỗi ngày cần cho bé súc miệng với nước muối từ 2 đến 3 lần để hiệu quả đạt được tốt nhất.
  • Nước chanh: Sử dụng nước cốt chanh cũng có tác dụng sát trùng và giảm cơn đau hiệu quả. Những chất axit tự nhiên có trong chanh có tác dụng hạn chế và ngăn chặn vi khuẩn lây lan. Hãy cho bé vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sau đó dùng bông thấm nước cốt chanh để lên vị trí đau nhức hoặc cho bé uống nước chanh pha loãng mỗi ngày cũng có tác dụng tương tự.
  • Húng quế và tỏi: Trong dân gian, 2 thảo dược này thường được sử dụng để điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau. Để giảm khó chịu do sâu răng ở trẻ, bạn đem lá húng quế và 1 nhánh tỏi đem giã nát rồi đắp trực tiếp vào chân răng. Ngoài ra, có thể vắt nước cốt thoa trực tiếp vào vị trí răng sâu cũng có tác dụng.
  • Lá hẹ: Bên cạnh công dụng trong việc chữa sốt, cảm thì lá hẹ còn được sử dụng để điều trị sâu răng. Dùng 1 nắm lá hẹ tươi rửa sạch, giã nát rồi đắp lên khu vực chân răng cũng giúp chữa sâu răng, kháng viêm, giảm sưng.
Sử dụng nước cốt chanh cũng có tác dụng sát trùng và giảm cơn đau
Sử dụng nước cốt chanh cũng có tác dụng sát trùng và giảm cơn đau

Điều trị sâu răng cho trẻ tại nha khoa

Khi tới gặp bác sĩ, trẻ sẽ được thăm khám, thực hiện chụp X Quang. Thông qua hình ảnh sâu răng ở trẻ em và thực tế bác sĩ sẽ có phương án điều trị cụ thể:

Điều trị sâu răng với fluoride

Phương pháp này thường áp dụng đối với trường hợp sâu răng giai đoạn đầu giúp phục hồi tổn thương men răng. Bác sĩ sẽ sử dụng chất liệu fluoride ở dạng bọt, gel… cho lên bề mặt răng bị sâu để che phủ và cung cấp khoáng chất cho răng. Bên cạnh đó, trẻ sẽ được chỉ định dùng them kenh đánh răng có fluor để loại bỏ tổn thương trên bề mặt.

Điều trị sâu răng bằng cách trám răng

Đây là trường hợp áp dụng với lỗ sâu răng lớn nhưng tủy răng chưa bị ảnh hưởng. Các bác sĩ sẽ phải trám răng để bảo vệ phần răng chưa bị sâu còn lại. Bác sĩ sẽ làm sạch lỗ sâu, sau đó trám vật liệu bằng nhựa sứ hoặc amalgam lên trên.

Thông qua hình ảnh sâu răng trẻ em bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị hợp lý
Thông qua hình ảnh sâu răng trẻ em bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị hợp lý

Điều trị sâu răng bằng gắn mão răng  

Nếu bé bị sâu răng nghiêm trọng sẽ không thể áp dụng trám răng được, thay vào đó là gắn mão răng bên ngoài để bảo vệ và phục hình phần vỏ tự nhiên. Khi điều trị, trẻ sẽ phải mài bớt phần răng bị hư hỏng, mài mặt nhai hoặc trám lại để lấy chỗ gắn răng sứ. Tiếp đến, bác sĩ sẽ lấy dấu răng và thiết kế mão răng phù hợp với cung hàm. Mão răng được chụp lên răng để tránh cho răng bị hư hại và tổn thương.

Điều trị sâu răng bằng cách lấy tủy kết hợp trám răng

Để ngăn chặn việc phải nhổ răng và nhiễm trùng lây lan, bệnh nhân sẽ phải điều trị tuỷ. Đây là phương pháp được áp dụng với trường hợp viêm răng bị nặng cần phải loại bỏ tuỷ. Lỗ trống trên răng sẽ được trám lại để tránh vi khuẩn và thức ăn xâm nhập.

Điều trị sâu răng bằng cách nhổ răng

Đây là giải pháp cuối cùng dành cho những bé bị sâu răng gần hết bề mặt hoặc nhiễm trùng mức độ nặng. Nếu việc thiếu răng khiến bé gặp khó khăn trong việc giao tiếp, ăn uống bác sĩ sẽ chỉ định làm cầu răng sứ hoặc cấy ghép implant tuỳ vào từng tình trạng.

Bên cạnh các cách điều trị trên, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc giảm đau, giảm viêm để bệnh nhân sử dụng tại nhà. Tuỳ vào từng người sẽ được kê loại thuốc khác nhau.

Cách ngăn chặn sâu răng trẻ nhỏ như thế nào?

Sâu răng ở trẻ em hoàn toàn có thể ngăn chặn được nếu như các bậc phụ huynh chú ý những điều sau đây:

  • Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ: Giai đoạn này, bạn cần sử dụng dụng cụ hoặc gạc để rơ lưỡi cho bé giúp việc vệ sinh răng miệng được hiệu quả hơn. Khi bé xuất hiện chiếc răng đầu tiên, hãy cho bé tập làm quen dần với bàn chải có lông mềm kết hợp kem đánh răng có fluor để vệ sinh răng mỗi ngày.
  • Không cho bé bú bình khi ngủ: Việc bú bình khi đang ngủ hoặc không vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng trước khi ngủ sẽ giúp cho răng dễ bị nhiễm trùng, sâu răng hoặc nghẹt thở. Do đó, cha mẹ cần đặc biệt chú ý điều này.
  • Súc miệng sau khi ăn: Để loại bỏ mảng bám trên răng, sau khi ăn bạn cần cho bé súc miệng thật sạch sẽ, nhất là sau khi sử dụng thức uống có đường hoặc axit.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bạn hãy kiểm soát các thực phẩm có đường mà bé dung nạp vào cơ thể như thạch rau câu, kẹo, khoai tây chiên, kẹo, bánh… chúng đều đe dọa khiến cho răng miệng bị ảnh hưởng. Hơn nữa, nếu tiêu thụ trong thời gian dài có thể làm hại tới sức khoẻ. Trong khẩu phần ăn hàng ngày cần phải bổ sung thêm các thực phẩm có chứa hàm lượng canxi, vitamin cần thiết để bảo vệ răng miệng hiệu quả như trái cây tươi, rủ củ quả, tôm, cua, cá…
  • Khám răng theo định kỳ: Khi bé bắt đầu mọc răng, bạn cần đưa bé tới gặp bác sĩ để khám răng theo định kỳ. Điều này có tác dụng rất tốt trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng, nhanh chóng ngăn chặn tác nhân gây hại.
  • Không dùng chung dụng cụ ăn uống: Sử dụng chung các dụng cụ ăn uống sẽ khiến cho vi khuẩn dễ dàng lây lan cho bé. Nó sẽ ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe răng miệng, hô hấp và tiêu hoá. Phụ huynh cần phải cho bé sử dụng bát đĩa riêng của mình ngay từ khi còn nhỏ.
Cho trẻ vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ
Cho trẻ vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ

Vừa rồi là toàn bộ các thông tin liên quan tới sâu răng trẻ em chi tiết. Các bậc phụ huynh cần đặc biệt chú ý tới các dấu hiệu nhận biết và có phương án điều trị kịp thời để tránh gây ra biến chứng nặng nề. Để hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ trực tiếp tới đội ngũ bác sĩ của Viện nha khoa Vidental, chúng tôi sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ nhanh nhất.

Đừng bỏ lỡ:

BẢNG GIÁ DỊCH VỤ NHA KHOA

Đau răng dẫn đến đau đầu là những cơn đau thường thấy nhất

Đau răng dẫn đến đau đầu – Vạch mặt 5 nguyên nhân và cách chữa

Đau răng kèm theo đau đầu là dấu hiệu cho thấy bệnh lý về răng miệng của bạn đang khá...

Niềng răng trước và sau có gì khác biệt, bạn đã biết hay chưa?

Niềng răng trước và sau làm thay đổi gương mặt sẽ như thế nào?

Nhiều người thắc mắc không biết niềng răng trước và sau có thể đem lại những thay đổi như thế...

quá trình sâu răng

Quá trình sâu răng tiến triển mà bạn không nên bỏ qua

Quá trình sâu răng tiến triển thường diễn ra một cách âm thầm khiến người bệnh dễ chủ quan. Vi...

ViDental Kid – Mô Hình Niềng Răng Chỉnh Nha Trẻ Em Số 1 Việt Nam

Có thể bạn chưa biết, lần hẹn gặp bác sĩ nha khoa đầu tiên của bé phải được thực hiện...

Đau nhức răng nếu không điều trị kip thời có thể gây ra nhiều biến chứng

Đau răng là gì? Truy tìm nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hợp lý

Đau răng sẽ khiến bạn cảm thấy rất tồi tệ và khó chịu. Những cơn đau thường dai dẳng, đột...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.