Tác dụng dược lý của Thạch xương bồ, liều dùng, cách dùng

Thạch xương bồ còn có tên gọi khác là xương bồ, thủy xương bồ, cửu tiết xương bồ. Đây là một loại dược liệu có hoa thuộc họ Ráy (danh pháp khoa học: Araceae). Dược liệu này mang trong mình vị cay, tính ôn có tác dụng hóa thấp hòa vị, khai thiếu ninh thần. Chủ trị điếc tai, hôn mê, hoảng loạn do đàm trọc bế tắc…

Thạch xương bồ
Thông tin cơ bản về thành phần hóa học, tác dụng dược lý, liều dùng, cách dùng và những bài thuốc chữa bệnh từ Thạch xương bồ

Tên gọi, phân nhóm

Tên gọi khác: Xương bồ, thủy xương bồ, cửu tiết xương bồ

Tên dược: Rhizome Acori graminei

Tên khoa học: Acorus gramineus

Tên tiếng Trung: 石菖蒲

Thuộc họ: Ráy (danh pháp khoa học: Araceae).

Đặc điểm sinh thái

Mô tả

Thạch xương bồ là một loài cây cỏ sống lâu năm. Dược liệu có thân rễ phân nhánh, chúng mọc bò ngang gồm nhiều đốt. Lá dược liệu có bẹ, hình dải hẹp. Chúng mộc ốp vào nhau và thường xòe sang hai bên ở ngọn. Dược liệu có hoa mộc thành cụm. Cụm hoa mộc ở đầu một cán dẹt tạo thành hình bông. Hoa dược liệu dược phủ bởi một lá bắc thảo to và dài, nom tương tự như cụm hoa mọc trên lá. Quả mộng khi chín sẽ có màu đỏ nhạt. Lá và phần thân rễ của dược liệu có mùi thơm rất đặc biệt.

Để làm thuốc, cây Thạch xương bồ lá nhỏ (danh phasp khoa học: A. gramineusSoland. var. pusillus Engl.) và cây Thủy xương bồ (danh pháp khoa học: Acorus calamus L.) thường được đưa vào để sử dụng. Trong danh sách Bản kinh, Thạch xương bồ dùng làm thuốc là thân rễ phơi khô của cây Thạch xương bồ (Acorus Gramineus Soland). Thủy xương bồ (Rhizoma Acori calami) là thân rễ mang đi phơi khô của cây Thủy xương bồ (Acorus Calamus L). Cả hai loại này đều mộc rộng rãi ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam.

Phân bố

Ở nước ta, dược liệu phân bố rộng rãi ở miền Bắc và miền Trung. Chúng thường mọc hoang ở rừng núi, ở suối trên những tảng đá có nước chảy.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

Bộ phận dùng: Rễ và lá Thạch xương bồ

Thu hái: Vào mùa thu, đông hàng năm. Người dùng cần thu hái rễ cái to, không hái rễ non. Rễ khô, có da màu nâu, rắn, ngắn gióng, thơm, mắt dày, không mốc mọt, thịt hồng hồng, không vụn nát là tốt. Rễ có màu đen không thơm là xấu.

Chế biến:

Sau khi thu hái, rửa sạch đất cát, sau đó mang đi phơi hoặc sấy khô.

Sau khi thu hái, mang dược liệu rửa sạch, ủ qua một đêm, bào và phơi khô (theo kinh nghiệm Việt Nam)

Bảo quản: Để dược liệu tại những nơi khô ráo, tránh ẩm ướt, tránh ẩm mốc, tránh nóng vì dược liệu rất dễ bị mốc.

Thành phần hóa học

Dược liệu Thạch xương bồ chứa một số thành phần hóa học quan trọng sau:

Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Thạch xương bồ chứa 0,5 – 0,8 lượng tinh dầu. Theo nghiên cứu, trong tinh dầu hoạt chất asaron chiếm khoảng 86%. Số còn lại là chất phenol và acid béo.

Theo sách Chinese herbal medicine

Chất Ahumulene, sekishone, Beta-asaron, asaron, caryophyllene là những thành phần hóa học chủ yếu của dược liệu.

Thành phần hóa học của Thạch xương bồ
Thành phần hóa học của dược liệu Thạch xương bồ

Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

  • Thuốc sắc khử dầu có tác dụng an thần, chống co giật
  • Tinh dầu dược liệu có khả năng gây ngủ
  • Lượng dầu bay hơi của dược liệu có tác dụng làm giảm sự vận động của chuột. Đồng thời làm giảm tác dụng kích thích của Ephedrin hoạt động trên hệ thần kinh trung ương
  • Thuốc sắc của dược liệu làm kéo dài tác dụng chữa bệnh của thuốc barbiturate
  • Lượng tinh dầu và thuốc sắc của dược liệu có khả năng làm giảm co thắt cơ trơn của ruột, cơ trơn của dạ dày. Đồng thời làm tăng tiết đường tiêu hóa
  • Lượng nước sắc của dược liệu có khả năng tác động và hạn chế sự lên men của đường tiêu hóa
  • Trong thí nghiệm với chuột trắng, tinh dầu của dược liệu có tác dụng hạ nhiệt
  • Dịch chiết xuất nồng độ cao của nước sắc dược liệu có tác dụng ức chế hoạt động của những loại nấm gây bệnh ngoài da.

Theo y học cổ truyền

Dược liệu Thạch xương bồ mang trong mình vị cay ôn có tác dụng hóa thấp hòa vị, khai thiếu ninh thần.

Chủ trị

  • Hoảng loạn do đàm trọc bế tắc (đàm trọc mông tê)
  • Thần khí hôn mê
  • Ù tai, điếc tai (nhĩ minh, nhĩ lung)
  • Chứng hay quên (kiện vong)
  • Báng đầy do thấy (thấp trở bỉ mãn)
  • Cấm khẩu
  • Bệnh lỵ.

Độc tính

Trong thí nghiệm với chuột trắng, liều lượng lớn của dược liệu có thể gây co giật dẫn đến chết.

Tính vị

Vị cay, tính ôn, qui kinh tâm vị.

Vị cay ôn (theo sách Bản kinh).

Không độc (theo Sách Danh y biệt lục).

Vị cay đắng, không độc (theo sách Dược tính bản thảo).

Qui kinh

Nhập ba kinh Tâm tỳ bàng quang (theo sách Lôi công dược tính giải).

Qui kinh Thủ thiếu âm, túc tuyết âm (theo sách Bản thảo cương mục).

Liều dùng và cách dùng

Liều dùng

Dùng 5 – 8 gram/ngày. Sử dụng liều gấp đôi cho dạng tươi.

Cách dùng

Dùng tươi hoặc dùng khô sắc lấy nước thuốc để uống, nấu thành cao hoặc tán thành bột mịn.

Liều dùng và cách sử dụng Thạch xương bồ
Liều dùng và cách sử dụng dược liệu Thạch xương bồ

Bài thuốc

Với tác dụng dược lý đa dạng, dược liệu Thạch xương bồ được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh.

  • Bài thuốc từ Thạch xương bồ điều trị ho lâu ngày không khỏi: Dùng 5 gram lá dược liệu, 5 gram hạt quất, 5 gram hạt chanh, 5 gram mật gà đen rửa sạch với nước muối. Cho tất cả vị thuốc vào cối và thực hiện giã nát. Thêm vào hỗn hợp một ít mật ong nguyên chất hoặc đường phèn, trộn đều. Mang thuốc hấp cơm. Chắt lấy phần nước thuốc và chia thành nhiều lần uống trong ngày. Sử dụng liên tục trong 3 – 5 ngày sẽ thấy bệnh tình thuyên giảm đáng kể.
  • Bài thuốc từ Thạch xương bồ điều trị cấm khẩu, cảm lạnh, chân tay nhức mỏi, rối loạn nhịp tim, đầy bụng, tiêu chảy: Dùng 8 gram rễ dược liệu rửa sạch với nước muối. Cho vị thuốc vào nồi cùng với 500ml nước lọc. Thực hiện sắc thuốc với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại 200ml. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước thuốc, bỏ bã. Uống ngay khi còn ấm. Sử dụng 1 thang/ngày cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.
  • Bài thuốc từ Thạch xương bồ điều trị chứng khó ngủ, hồi hợp, chóng mặt, đau đầu, tiểu tiện ít, có cảm giác nóng bừng trong người: Mang dược liệu rửa sạch, sau đó thái nhỏ và sấy giòn. Trộn dược liệu cùng với 30% thảo thuyến minh đã sao đen, 25% liên tâm đã sao qua, 25% mạch môn đã bỏ lõi và sao khô. Mang tất cả vị thuốc tán thành bột mịn. Sau đó luyện với đường và làm thành viên khoảng 1,5 gram. Cho thuốc vào bình thủy tinh có nắp đậy để bảo quản. Uống 10 – 20 viên/ngày, chia thuốc thành 2 lần sử dụng. Liều dùng thuốc cho bệnh nhi bằng một nửa liều trên.
  • Bài thuốc từ Thạch xương bồ điều trị phong thấp làm tay chân không duỗi thẳng được hoặc bị liệt: Mang dược liệu rửa sạch với nước muối, để ráo nước. Tiếp tục ngâm dược liệu trong nước vo gạo và rửa sạch. Cho dược liệu vào cối, sử dụng chày gỗ để giã nát vị thuốc (kỵ đồ sắc) và ngâm cùng với rượu trắng. Uống 50ml/ngày trong 5 ngày. Hoặc tán dược liệu thành bột mịn để tạo thành viên. Uống 8 gram/ngày.
  • Bài thuốc từ Thạch xương bồ điều trị ù tai: Dùng 10 gram dược liệu, 25 gram cúc hoa, 25 gram sa tiền thảo. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch với nước muối. Cho vị thuốc vào nồi cùng với 2 lít nước lọc. Thực hiện sắc thuốc với lửa nhỏ trong 30 phút. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước thuốc, bỏ bã. Uống thay nước lọc mỗi ngày. Kiên trì sử dụng bài thuốc đều đặn từ 7 – 8 ngày.
  • Bài thuốc từ Thạch xương bồ điều trị liệt mặt: Dùng 10 gram lá dược liệu, 10 gram củ gừng (cạo sạch vỏ), 10 gram củ sả. Rửa sạch các vị thuốc với nước muối. Cho tất cả vị thuốc vào cối và thực hiện giã nát. Thêm vào hỗn hợp ½ chén nước tiểu trẻ con hoặc đường phèn, khuấy đều. Uống 1 lần/ngày.
  • Bài thuốc từ Thạch xương bồ điều trị động kinh: Dùng 50mg chất chiết xuất của Thạch xương bồ Asrone. Uống 3 lần/ngày. Sử dụng trong 1 tháng. Trẻ em cần giảm liều.
  • Bài thuốc từ Thạch xương bồ điều trị trí lực phát triển kém ở trẻ em: Mang dược liệu đã rửa sạch kết hợp với nhân sâm, bổ cốt khí, đậu khấu, viễn chí, đường, sữa bột cacao làm thành bánh dưỡng trí cho trẻ. Uống 2 lần/ngày, mỗi lần uống 10 – 15 gram trong 30 ngày.
  • Bài thuốc từ Thạch xương bồ điều trị chứng hôn mê sốt cao do đàm mê tâm khiếu (xương bồ uất kim phương): Dùng 3 gram dược liệu, 5 gram uất kim, 10 gram liên kiều, 6 gram sơn chi đã sao, 5 gram cúc hoa, 10 gram trúc điệp, 12 gram hoạt thạch, 6 gram đơn bì, 10 gram ngưu bàng tử, 10 gram trúc dịch, 6 giọt nước cốt gừng tươi, 1,5 gram ngọc xu đơn (bột thành phần). Mang tất cả vị thuốc (trừ ngọc xu đơn, gừng, sơn chi) rửa sạch với nước muối. Cho tất cả vị thuốc vào nồi nồi cùng với 1 lít nước lọc. Thực hiện sắc thuốc với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại một nửa. Chắt lấy phần nước thuốc, bỏ bã. Chia thuốc thành nhiều lần uống trong ngày. Sử dụng 1 thang/ngày cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.
  • Bài thuốc từ Thạch xương bồ điều trị chứng hôn mê sốt cao do đàm mê tâm khiếu (xương dương tả tâm thang): Dùng 6 gram dược liệu, 6 gram tô điệp, 6 gram hoàng cầm, 6 gram hậu phác, 10 gram tỳ bà điệp, 10 gram phán bán hạ, 10 gram trúc nhự, 15 gram lô căn, 3 gram hoàng liên. Rửa sạch vị thuốc, sau đó cho thuốc vào nồi cùng với 1 lít nước lọc. Thực hiện sắc thuốc với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại một nửa. Chắt lấy phần nước thuốc, bỏ bã. Chia thuốc thành nhiều lần uống trong ngày. Sử dụng 1 thang/ngày cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.
  • Bài thuốc từ Thạch xương bồ điều trị đau đầy vùng thượng vị do trúng hàn khí trệ: Dùng 6 gram dược liệu, 6 gram mộc hương, 12 gram chế hương phụ rửa sạch với nước muối. Cho tất cả vị thuốc cùng với 600ml nước lọc vào nồi. Sắc thuốc với lửa nhỏ trong 20 phút. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước thuốc. Uống ngay khi còn ấm. Sử dụng 1 lần/ngày trong 5 ngày.
  • Bài thuốc từ Thạch xương bồ điều trị lỵ cấm khẩu: Dùng 6 gram dược liệu, 2 gram nhân sâm, 5 gram xuyên hoàng liên, 12 gram thạch liên tử, 12 gram đơn sâm, 12 gram phục linh, 12 gram trần mễ, 12 gram trần bì, 12 gram hà diệp đế (cuống lá sen), 15 gram đông qua nhân. Rửa sạch vị thuốc và cho thuốc vào nồi cùng với 2 lít nước lọc. Thực hiện sắc thuốc với lửa nhỏ trong 30 phút hoặc cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại 1 lít. Chắt lấy phần nước thuốc. Chia thuốc thành nhiều lần uống trong ngày, có thể uống thay nước lọc. Sử dụng 1 thang/ngày trong 5 – 7 ngày sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm.
  • Bài thuốc từ Thạch xương bồ điều trị ho khan hoặc có đờm, thở khò khè, khó thở, ho đau tức ngực, đau họng, cơ thể mệt mỏi: Dùng 12 gram dược liệu, 12 gram trần bì, 20 gram bách bộ, 16 gram mạch môn, 12 gram bạc hà, 16 gram cát cánh, 10 gram cam thảo. Sau khi rửa sạch, cho tất cả vị thuốc và 2 lít nước lọc vào nồi. Sau đó sắc thuốc với lửa nhỏ trong 30 phút. Chắt lấy phần nước thuốc. Chia thuốc thành nhiều lần uống trong ngày, thay nước lọc. Sử dụng 1 thang/ngày.
  • Bài thuốc từ Thạch xương bồ điều trị đau ở đỉnh đầu, đau hai bên thái dương, mờ mắt: Dùng 16 gram dược liệu, 20 gram cối xay, 20 gram mạc kinh tử, 16 gram cây xấu hổ, 16 gram liên nhục, 12 gram lá vong. Rửa sạch các vị thuốc. Cho tất cả vị thuốc vào nồi, rót thêm 2 lít nước lọc. Thực hiện sắc thuốc với lửa nhỏ trong 30 phút. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước thuốc. Chia thuốc thành nhiều lần uống trong ngày. Sử dụng 1 thang/ngày.
  • Bài thuốc từ Thạch xương bồ điều trị kinh nguyệt không đều: Dùng 8 gram dược liệu, 16 gram đảng sâm, 12 gram ngải cứu, 12 gram thục địa, 8 gram trần bì, 8 gram bạch thược, 8 gram ngô thù du, 8 gram đường quy, 8 gram xuyên khung. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch. Cho nguyên liệu vào nồi cùng với 2 lít nước lọc. Thực hiện sắc thuốc với lửa nhỏ cho đến khi phần nước thuốc trong nồi còn lại một nửa. Để nguội bớt và chắt lấy nước thuốc. Chia thuốc thành nhiều lần uống trong ngày. Sử dụng 1 thang/ngày trong 5 ngày.
Bài thuốc chữa bệnh từ Thạch xương bồ
Với tác dụng dược lý đa dạng, dược liệu Thạch xương bồ được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh

Kiêng kỵ

  • Không nên sử dụng dược liệu ở những người có âm hư, hoạt tinh, huyết hư kém, ra nhiều mồ hôi.

Bài viết là những thông tin cơ bản về dược liệu Thạch xương bồ. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Trước khi quyết định đưa dược liệu vào quá trình điều trị, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về liều dùng, độ an toàn, những lưu ý và hiệu quả chữa bệnh của bài thuốc. Chúng tôi không đưa ra chẩn đoán, những lời khuyên và các phương pháp chữa bệnh thay cho bác sĩ có chuyên môn.

XEM THÊM

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút