TÁO NHÂN
185,000đ
4/5 - (1 bình chọn)
Mã SP : SP49502
Táo nhân còn được gọi là Toan táo nhân, Toan táo hạch thuộc họ Táo ta, là phần nhân bên trong vỏ hạt cây táo ta. Trong Đông y, dược liệu này được bào chế và sử dụng trong các bài thuốc trị thiếu ngủ, đổ mồ hôi trộm, khó…
Khối lượng 500gr
Số lượng
+
-

Công dụng của Táo nhân và những bài thuốc trị bệnh hay

Táo nhân còn được gọi là Toan táo nhân, Toan táo hạch thuộc họ Táo ta, là phần nhân bên trong vỏ hạt cây táo ta. Trong Đông y, dược liệu này được bào chế và sử dụng trong các bài thuốc trị thiếu ngủ, đổ mồ hôi trộm, khó thở, viêm phế quản, tác dụng an thần. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết về dược liệu này cũng như các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả.

Táo nhân là phần nhân bên trong lớp bỏ hạch sù sì của cây táo ta

Đông trùng hạ thảo Vietfarm - Thành tựu nghiên cứu chuyên sâu của Viện Nghiên cứu & Phát triển Y dược Cổ truyền Dân tộc. Sở hữu hàm lượng hoạt chất CAO NHẤT thị trường, đem đến nhiều hiệu quả ưu việt xứng danh món quà thượng phẩm cho sức khỏe người Việt.

1. Tên gọi – Họ

  • Tên gọi khác: Toan táo nhân, Toan táo hạch, Nhị nhân, Sơn táo nhân,…
  • Tên khoa học: Semen Zizyphi jujubae
  • Họ: Thuộc họ Táo ta (Rhamnaceae)

2. Đặc điểm sinh thái

+ Mô tả:

Cây táo là một cây bụi, khi trưởng thành cây có thể cao tới 12 mét, trên cành thường có những gai nhọn. Lá hình quả trứng, láng bóng, mép lá có hình răng cưa, mặt trên có màu xanh lục nhãn bóng, mặt dưới có lớp lông tơ màu trắng. Hoa có màu trắng, có 5 cánh, mọc trong khẽ lá. Qủa hình tròn thuôn dài hoặc hình bầu dục, có màu xanh khi về già chuyển sang màu đỏ hoặc nâu đỏ. Trong quả có phần hạt cứng sù sì, bên trong có chứa 1 hạt dẹt, đó chính là táo nhân.

+ Phân bố:

Cây táo được trồng hoặc mọc hoang nhiều ở các tỉnh thuộc miền Nam và miền Trung nước Trung Quốc và rải rác một số địa phương nước ta.

Cây táo được trồng hoặc mọc hoang ở rất nhiều địa phương ở nước ta, có công dụng cung cấp thực phẩm và bào chế làm thuốc

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

+ Bộ phận dùng

Sử dụng phần nhân bên trong vỏ hạch sù sì của cây táo. Sử dụng những hạt to, dày, còn nguyên vẹn không bị sâu đục, vỏ có màu nâu tía hoặc hồng tía.

+ Thu hái:

Thu hái những quả chín (quả già và chuyển sang màu đỏ), thời điểm tốt nhất để thu hoạch là mùa thu.

+ Chế biến

Những quả chín già cắt bỏ phần thịt và để lại phần vỏ hạch. Tách vỏ vỏ hạch để lấy phần nhân bên trong. Đem rửa sạch bằng nước để loại bỏ tạp chất và vi khuẩn, để ráo rồi đem phơi hoặc sấy khô.

+ Bảo quản:

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi thoáng mát, tránh ẩm móc, nên bảo quản dược liệu trong bọc kín và đậy kín bao bì sau những lần sử dụng.

4. Thành phần hoá học

Trong táo nhân có chứa các chất sau:

  • Dầu
  • Vitamin C
  • Betulin
  • Beta sitosterol
  • Betulin acid
  • Saponin
  • Flavon C-glycosid

5. Tính vị

  • Không độc (Biệt Lục)
  • Vị ngọt, tính bình (Trung Dược Đại Từ Điển)
  • Vị ngọt, tính bình (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)
  • Vị chua, tính bình (Bản Kinh)
  • Vị chua, ngọt, tính bình (Ẩm Thiện Chính Yếu)

6. Quy kinh

Táo nhân được quy vào các kinh Tâm, Tỳ, Đởm, Can được ghi chép cụ thể như sau:

  • Kinh Tâm, Tỳ, Đởm, Can (Trung Dược Đại Từ Điển)
  • Kinh Tâm, Tỳ, Đởm, Can (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải)
  • Kinh Tâm, Can, Đởm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)
  • Kinh túc Quyết âm Can, túc Thiếu dương Đởm (Bản Thảo Cương Mục)

7. Tác dụng dược lý

+ Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

Trong dược lý hiện đại, táo nhân có tác dụng:

  • Giảm đau và hạ nhiệt cơ thể
  • An thần, gây buồn ngủ, tránh tình trạng mất ngủ đêm
  • Hạ huyết áp, chống loạn nhịp tim
  • Chống choáng, chống mặt
+ Theo Y học cổ truyền

Trong Đông y, táo nhân có tác dụng:

  • An thần
  • Trị mất ngủ, hay muộn phiền, suy nhược cơ thể
  • Trị huyết hư
  • Trị mồ hôi trộm, mồ hôi thoát không kiểm soát

8. Cách dùng – Liều dùng

Dùng 16 – 40 gram Táo nhân ở dạng thuốc sắc hoặc tán thành bột, có thể kết hợp cùng với một số vị thuốc khác.

  • Dạng thuốc sắc: Đem Táo nhân sao, sắc một cùng hoặc cùng với các vị thuốc khác cùng với 5 phần nước sắc còn 2 phần nước để dùng trước khi đi ngủ.
  • Dạng thuốc bột: Đem Táo nhân sao đen rồi tán thành bột, hòa cùng với nước để dùng hoặc dùng cùng với nước cơm.

9. Bài thuốc

Táo nhân là phần nhân trong vỏ hạch của táo ta. Táo nhân có hình tròn, dẹt hoặc hình bầu dục dẹt, có màu nâu tía hoặc đỏ tía, láng bóng, có nhiều chất dầu, mùi thơm, vị ngọt. Bạn đọc có thể tham khảo một số bài thuốc dưới đây sử dụng táo nhân cùng với một số vị thuốc khác để điều trị một số bệnh lý thường gặp.

Táo nhân có vị ngọt, tính bình được uy vào kinh Tâm, Tỳ, Can, Đởm
Bài thuốc chữa mất ngủ:

Dùng 6 gram Táo nhân đem tán thành bột mịn, hòa cùng với một ít nước, khuấy đều và sử dụng trước khi đi ngủ (buổi tối). Hoặc có thể dùng 45 gram Táo nhân cùng với 4,5 gram Cam thảo đem sắc lấy nước uống.

Bài thuốc chữa mất ngủ, hay lo lắng, nóng trong xương:

Dùng 40 gram Táo nhân đem sao cháy rồi tán thành bột mịn. Cho một phần nước vừa để, khuấy đều và ngâm khoảng 15 – 20 phút rồi lọc lấy phần nước. Đem phần nước cốt đã chắt lọc được đem nấu cùng với một nắm gạo, khi cháo nhừ cho thêm một chán nước cốt Sinh địa. Sử dụng khi cháo còn nóng.

Bài thuốc chữa mất ngủ, đồ nhiều mồ hôi, chóng mặt, tinh thần không ổn định, hay căng thẳng, mệt mỏi, huyết hư:

Dùng 20 gram Táo nhân (sao) cùng với Xuyên khung và Cam thảo mỗi vị 8 gram, Phục linh và Tri mẫu mỗi vị 12 gram. Đem một thang thuốc trên sắc cùng với nước để dùng khi cô đặc.

Bài thuốc chữa gai đâm gây sưng đỏ hoặc chảy máu:

Dùng Táo nhân đem đốt cháy (nhưng vẫn giữa được chất dinh dưỡng bên trong) rồi tán thành bột mịn. Hòa 8 gram bột táo nhân với một lượng nước, uống ngay lúc bị gai đâm gai sẽ ra ngay.

Bài thuốc chữa đổ mồ hôi trộm do âm hư:

Dùng 20 gram Táo nhân (sao) cùng với Phục linh và Đảng sâm mỗi vị 12 gram. Đem các nguyên liệu trên tán thành bột mịn, uống cùng với nước cơm hoặc đem bột bỏ trong bọc túi vải sắc lấy nước uống.

Bài thuốc chữa mồ hôi ra không kiểm soát:

Dùng 40 gram Táo nhân (sao đen) cùng với Mạch môn, Sinh địa, Long nhãn nhục, Trúc diệp, Ngũ vị tử với liều lượng bằng nhau. Đem các vị thuốc trên làm thành một thanh, sắc một thang thuốc trên để lấy nước dùng. Sử dụng mỗi ngày trước khi đi ngủ, dùng thuốc khi còn nóng.

Bài thuốc chữa suy nhược thần kinh, hay mệt mỏi, ăn không ngon miệng:

Dùng 16 gram Táo nhân (sao đen), Xương bồ và Viễn chích mỗi vị 8 gram cùng với Đảng sâm và Phục linh mỗi vị 12 gram. Đem một thang thuốc trên sắc với 5 phần nước còn 2 phần nước để dùng mỗi ngày, dùng khi còn nóng. Hoặc có thể dùng thang thuốc trên tán thành bột, dùng với nước cơm.

10. Kiêng kỵ

Trong quá trình điều trị bằng Táo nhân, người bệnh cần lưu ý một số chú ý sau:

  • Không sử dụng Táo nhân đồng thời với Phòng kỷ
  • Phàm kinh Cam, Tỳ và Đởm có thực nhiệt: không dùng
  • Thực tà, uất hỏa: không dùng
  • Phiền táo, can vượng, mất ngủ do Can cường: không dùng

Thông tin bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin về táo nhân, công dụng và các bài thuốc trong Đông y. Tuy nhiên, bài viết chỉ mang giá trị tham khảo, không thay thế thuốc đặc hiệu, lời khuyên bác sĩ. Để có phương pháp điều trị hiệu quả, tốt nhất bệnh cần chủ động liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ.

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. TháiThái says: Trả lời

    Ảnh thì là táo đỏ, bài viết thì táo nhân chứng tỏ người viết không có tí kiến thức đông y nào

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút