Thuốc kháng sinh Zinnat: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Zinnat là thuốc kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin, thường được sử dụng ở cả người lớn và trẻ em. Thuốc được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra như viêm tai giữa, viêm amidan, viêm họng,…

Thuốc Zinnat là gì
Thành phần định tính và định lượng: Mỗi viên nén chứa 250mg cefuroxime.

I. Zinnat được chỉ định điều trị những bệnh lý nào?

Thuốc Zinnat được chỉ định để điều trị một số bệnh nhiễm trùng sau đây:

  • Viêm amidan và viêm họng do liên cầu khuẩn.
  • Nhiễm trùng da và các mô mềm không gây biến chứng.
  • Viêm xoang cấp tính do nhiễm khuẩn.
  • Viêm bể thận.
  • Viêm tai giữa cấp tính.
  • Viêm bàng quang.
  • Viêm phế quản mãn tính.
  • Bệnh Lyme (một bệnh lây lan do ký sinh trùng gây nên)

II. Không dùng Zinnat trong trường hợp nào?

  • Người bệnh bị dị ứng với axetil cefuroxime, thành phần của thuốc kháng sinh cephalosporin hoặc bất cứ thành phần nào có trong Zinnat, tốt nhất không nên dùng thuốc để điều trị bệnh.
  • Ngoài ra, nếu bạn đã từng bị dị ứng nghiêm trọng với bất cứ loại kháng sinh betalactam nào như carbapenems, penicillin và monobactam,… tuyệt đối không được dùng thuốc.

Ngoài các trường hợp nêu trên, để an tâm hơn bệnh nhân nên nhờ bác sĩ tư vấn cụ thể về những trường hợp cần tránh sử dụng thuốc Zinnat.

III. Liều dùng Zinnat dành cho người lớn và trẻ em như thế nào?

1/ Liều dùng dành cho người lớn và trẻ em trên 40kg

  • Viêm amidan cấp tính và viêm họng, viêm xoang cấp tính do vi khuẩn: 250 mg hai lần mỗi ngày.
  • Viêm tai giữa cấp: 500 mg hai lần mỗi ngày.
  • Các đợt cấp của viêm phế quản mãn tính: 500 mg hai lần mỗi ngày.
  • Viêm bể thận: 250 mg hai lần mỗi ngày.
  • Các đợt cấp của viêm phế quản mãn tính: 500 mg hai lần mỗi ngày.
  • Viêm bàng quang: 250 mg hai lần mỗi ngày.
  • Bệnh Lyme: 500 mg hai lần mỗi ngày trong 14 ngày (khoảng 10 đến 21 ngày).
  • Nhiễm trùng da và mô mềm không biến chứng: 250 mg hai lần mỗi ngày.

2/ Liều dùng thông thường dành cho trẻ dưới 40kg

  • Viêm amidan cấp tính, viêm xoang cấp tính và viêm họng do vi khuẩn: 10 mg/kg hai lần mỗi ngày. Tối đa 125 mg hai lần mỗi ngày.
  • Viêm bàng quang: 15 mg/kg hai lần mỗi ngày. Tối đa 250 mg hai lần mỗi ngày.
  • Nhiễm trùng da và mô mềm không biến chứng: 15 mg/kg hai lần mỗi ngày. Tối đa 250 mg hai lần mỗi ngày.
  • Trẻ em từ hai tuổi trở lên bị viêm tai giữa hoặc bị nhiễm trùng nặng hơn: 15 mg/kg hai lần mỗi ngày. Tối đa 250 mg hai lần mỗi ngày.
  • Bệnh Lyme: 15 mg/kg hai lần mỗi ngày. Tối đa 250 mg hai lần mỗi ngày trong 14 ngày (10 đến 21 ngày).
  • Viêm bể thận: 15 mg/kg hai lần mỗi ngày. Tối đa 250 mg hai lần mỗi ngày trong 10 đến 14 ngày.

Lưu ý: Trẻ em dưới 3 tháng tuổi không được sử dụng Zinnat để điều trị bệnh.

(*) Điều gì sẽ xảy ra nếu người bệnh sử dụng quá liều?

Sử dụng thuốc Zinnat quá liều có thể dẫn đến các di chứng về thần kinh như bệnh não, hôn mê và co giật, động kinh. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần được đưa ngay đến bệnh viện. Ngoài ra, ở những bệnh nhân bị suy thận, quá liều có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

(*) Người bị gan có nên uống thuốc Zinnat hay không?

Người bị gan nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Bởi cefuroxime có trong Zinnat chủ yếu được đào thải qua thận. Do đó, thuốc có thể gây rối loạn chức năng gan.

(*) Thuốc Zinnat có được dùng cho phụ nữ mang thai?

Có một số tài liệu khuyến cáo nên hạn chế sử dụng cefuroxime ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, dựa trên một số nghiện cứu động vật cho thấy, thuốc không gây tác dụng có hại nào đối với sự phát triển của thai kỳ. Nhưng Zinnat chỉ được chỉ định sử dụng ở thai phụ khi bác sĩ nhận thấy lợi ích do thuốc mang lại vượt trội hơn nguy cơ có thể xảy ra.

(*) Phụ nữ cho con bú có được dùng Zinnat?

Hoạt chất Cefuroxime được bài tiết qua sữa mẹ với số lượng nhỏ và gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con như gây tiêu chảy. Do đó, mẹ không nên dùng Zinnat để điều trị bệnh, tránh những ảnh hưởng không mong muốn đến trẻ. Nếu mẹ đã sử dụng thuốc, tốt nhất, nên ngưng cho con bú một thời gian.

(*) Thuốc có gây ảnh hưởng đến người đang lái xe không?

Thuốc Zinnat không gây ảnh hưởng đến khả năng lái xe của người sử dụng. Tuy nhiên, vì thuốc có thể gây chóng mặt và khiến bạn kém tập trung. Do đó, người bệnh nên thận trọng, nếu dùng thuốc, bạn không nên lái xe.

IV. Tác dụng phụ của thuốc Zinnat

Giống như các loại thuốc khác, Zinnat cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Tuy nhiên, không phải ai thuốc cũng gây tác dụng phụ giống nhau. Do đó, nếu thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường sau khi sử dụng thuốc, bệnh nhân nên đến viện để được bác sĩ kiểm tra, từ đó có hướng xử lý kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Thuốc Zinnat có thể gây ra một vài phản ứng phụ như:

1/ Dị ứng da

Tác dụng phụ của Zinnat
Zinnatgaya dị ứng da, nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy.

Một số trường hợp gây dị ứng da nghiêm trọng như:

  • Da bị ngứa, nổi mẩn đỏ và sưng, đôi khi biểu hiện này xuất hiện ở mặt và miệng gây khó thở.
  • Phát ban da có thể gây phồng rộp.
  • Phát ban lan rộng với các mụn nước gây bong tróc và đau nhức. Có thể đây là dấu hiệu của hoại tử biểu bì độc hại hoặc hội chứng Stevens – Johnson.

2/ Nhiễm nấm

Thuốc Zinnat có thể là nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển quá mức của nấm men Candida trong cơ thể dẫn đến nhiễm nấm ở miệng, còn gọi là tình trạng tưa miệng. Tác dụng phụ này xuất hiện có thể là do người bệnh dùng thuốc Zinnat trong một thời gian dài.

3/ Gây ảnh hưởng hệ đường ruột

Thuốc Zinnat có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ đường ruột dẫn đến tình trạng tiêu chảy nặng hay còn gọi là viêm đại tràng giả mạc. Ngoài ra, thuốc cũng có thể gây đau dạ dày, viêm đại tràng,…

4/ Phản ứng của Jarisch-Herxheimer

Trong một số trường hợp, thuốc Zinnat gây phản ứng Jarisch-Herxheimer. Người bệnh có thể bị sốt cao, cơ thể cảm thấy ớn lạnh, đau đầu, đau cơ kèm theo sốt phát ban. Phản ứng này xảy ra khi người bệnh sử dụng Zinnat điều trị bệnh Lyme. Các triệu chứng thường kết thúc sau đó vài giờ hoặc cũng có thể kéo dài vài ngày.

V. Cách bảo quản thuốc Zinnat

  • Thuốc Zinnat cần được bảo quản ở nơi khô ráo, dưới 30 độ C, tránh ánh nắng mặt trời.
  • Để thuốc khỏi tầm nhìn và xa tầm ray trẻ em.
  • Không sử dụng thuốc Zinnat nếu thuốc đã hết hạn sử dụng.

Nếu có bất cứ thông tin về thuốc Zinnat, bạn hãy liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.

Bệnh viêm amidan có lây từ người này sang người khác không?

Viêm amidan là tình trạng khu vực niêm mạc amidan xung huyết, tăng tiết chế dẫn đến viêm nhiễm và...

Viêm họng hạt ở lưỡi là gì?

Viêm họng hạt ở lưỡi có nguy hiểm không? Cách điều trị

Viêm họng hạt ở lưỡi là bệnh lý khá nguy hiểm, có thể xuất hiện ở mọi đối tượng khác...

Tìm hiểu cách chữa viêm họng bằng tỏi

5 Cách chữa viêm họng bằng tỏi này bạn đã thử qua chưa?

Để chữa viêm họng hạt bằng tỏi, bạn có thể kết hợp nó với sữa, dùng tỏi để ngâm giấm,...

Hen suyễn khi mang thai: Những điều cần biết để kiểm soát bệnh

Hen suyễn khi mang thai có thể gây ra nhiều rủi ro cho sức khỏe của cả mẹ và em...

Chữa ho cho bà bầu bằng mẹo dân gian là phương pháp an toàn, hiệu quả

Tiết lộ cách chữa ho cho bà bầu đơn giản và an toàn

Việc dùng các loại thuốc tây để chữa ho cho bà bầu có thể gây ra những ảnh hưởng xấu...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.