Thuốc Ictit là thuốc gì?
Thuốc Ictit là thuốc được chỉ định để điều trị các bệnh như viêm mũi dị ứng, ngứa cổ họng, nổi mề đay. Bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng. Bạn nên biết qua về cách dùng, liều dùng và những lưu ý quan trọng khi dùng thuốc.
- Tên biệt dược: Ictit;
- Phân nhóm thuốc: Thuốc viêm mũi dị ứng;
- Dạng bào chế: dung dịch & viên nén.
Những thông tin cần biết về thuốc Ictit
1. Thành phần
Thành phần chính có trong thuốc Ictit là chất Desloratadine. Loại chất này chỉ được hấp thu qua đường ruột, không có tác dụng khi thoa ngoài da và không gây ra hiện tượng buồn ngủ khi sử dụng.
Chất Desloratadine có tác dụng chống dị ứng mề đay, ngứa, dị ứng, ngứa họng, viêm mũi dị ứng theo mùa.
2. Chỉ định
Thuốc Ictit được chỉ định điều trị một số triệu chứng như:
- Viêm mũi dị ứng theo mùa: thuốc sẽ làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh viêm mũi như: hắt hơi, ngứa mũi, mắt, nghẹt mũi, sổ mũi,…;
- Viêm mũi dị ứng lâu năm: thuốc được sử dụng để làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm mũi lâu năm ;
- Tình trạng mề đay tự phát: thuốc được chỉ định để làm giảm các triệu chứng của bệnh nổi mề đay như ngứa, rát, sưng phù.
3. Chống chỉ định
Thuốc Ictit không được chỉ định để điều trị cho các bệnh nhân quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc
4. Cách dùng
Thuốc Ictit được điều chế dưới hai dạng: dạng viên và dạng dung dịch si rô. Cách dùng thuốc Ictit như sau:
Dạng viên (5 mg)
Bệnh nhân uống thuốc trực tiếp với nước lọc, không nên dùng thuốc bằng sữa, nước có gas hoặc có chứa cafein. Các loại nước kể trên có thể gây ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc khi uống kèm theo.
Có thể dùng thuốc ở trước bữa ăn hoặc sau bữa ăn.
Lưu ý, không nên cắn đôi thuốc, nhai thuốc hoặc nghiền nhỏ thuốc khi uống, trừ khi có chỉ định từ bác sĩ.
Bệnh nhi dùng thuốc dạng viên cần có sự hướng dẫn cách dùng từ bác sĩ.
Dạng dung dịch
Rót dung dịch si rô Ictit ra một chiếc cốc sạch, bệnh nhân uống trực tiếp. Sau đó uống thêm nước lọc để tráng miệng.
5. Liều dùng
Dạng viên
- Người lớn và thanh thiếu niên: 1 viên (5mg)/lần;
- Trẻ nhỏ (từ 6 đến 11 tuổi): ½ viên/lần.
Dạng dung dịch
- Người lớn: 10ml/lần;
- Trẻ nhỏ: 5ml/lần.
6. Bảo quản thuốc
- Bảo quản thuốc Ictit ở nơi khô thoáng, nhiệt độ không quá 30 độ C.
- Đối với dạng dung dịch, đậy nắp chai ngay sau khi dùng.
- Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.
- Không dùng thuốc khi thấy có dấu hiệu hết hạn sử dụng hoặc đã hư hỏng, ẩm mốc. Bởi vì trong trường hợp này, thuốc đã hết tác dụng hoặc có thể sẽ gây ra những tác hại đối với sức khỏe người dùng.
Tham khảo thêm: Thuốc Vingen – Tác dụng, chống chỉ định và các lưu ý khi dùng
Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Ictit
1. Khuyến cáo
Trước khi dùng thuốc Ictit, một số bệnh nhân sau nên cân nhắc thận trọng:
- Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi: Cần phải có sự chỉ định và hướng dẫn liều dùng từ bác sĩ;
- Phụ nữ có thai nên ngưng sử dụng thuốc để phòng tránh những ảnh hưởng xấu đến thai nhi;
- Phụ nữ đang cho con bú nên thận trọng khi dùng vì chất Desloratadin trong thuốc sẽ được tiết vào sữa mẹ, ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh bú mẹ.
2. Tác dụng phụ
Thuốc Ictit có thể sẽ gây ra một số tác dụng ngoài ý muốn như:
- Trẻ sơ sinh và trẻ có thể bị tiêu chảy, sốt, mất ngủ,…;
- Mệt mỏi;
- Khô miệng;
- Nhức đầu;
- Ảo giác, rối loạn tâm thần;
- Chóng mặt;
- Mất ngủ;
- Buồn ngủ;
- Tim đập nhanh, đánh trống ngực;
- Đau bụng;
- Buồn nôn và nôn mửa;
- Khó tiêu;
- Tiêu chảy;
- Tăng cao men gan;
- Đau cơ.
Lưu ý rằng, các triệu chứng kể trên chưa phải toàn bộ các tác dụng phụ của thuốc mà bạn có thể gặp phải khi dùng thuốc. Các tác dụng phụ của thuốc còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Trong quá trình dùng thuốc, nếu cơ thể có bất kỳ triệu chứng khác lạ nào, bệnh nhân nên khai báo với bác sĩ ngay để được hướng dẫn cách xử lý.
3. Tương tác thuốc
Thuốc Ictit có phản ứng tương tác với một số loại thuốc sau:
- Fluoxetine;
- Cimetidine;
- Ketoconazole;
- Erythromycin;
- Azithromycin.
Để xử lý tình trạng tương tác thuốc, bạn nên uống 2 loại thuốc cách nhau từ 2 giờ đồng hồ trở lên. Hoặc bạn hãy báo với bác sĩ bạn đang trong quá trình điều trị bệnh bằng những loại thuốc khác. Bác sĩ sẽ xem xét và đưa ra biện pháp xử lý phù hợp.
4. Cách xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều
Dùng thuốc quá liều có thể gây ra rối loạn chức năng của cơ thể hoặc gây ra các phản ứng không mong muốn. Trong trường hợp nhận biết mình dùng quá liều lượng được chỉ định, bạn nên thông báo với bác sĩ để nhận được tư vấn cách xử lý.
5. Nên ngưng sử dụng thuốc khi nào?
- Khi các đã điều trị dứt điểm những bệnh về viêm mũi dị ứng, ngứa, nổi mề đay;
- Khi nhận được yêu cầu ngưng sử dụng từ bác sĩ;
- Khi thấy cơ thể có các triệu chứng lạ xuất hiện, bệnh nhân tạm ngưng sử dụng, đến gặp bác sĩ để khai báo.
Có thể bạn quan tâm
- Thuốc Menison: Công dụng và cách dùng
- Thuốc Kefcin có công dụng gì?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!