Xylometazolin là thuốc gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Xylometazolin là thuốc có tác dụng co mạch, giảm sưng viêm, sung huyết tại màng nhầy mũi. Thuốc được dùng để cải thiện chứng nghẹt mũi, sổ mũi trong bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang…

Xylometazolin
Xylometazolin là thuốc có tác dụng co mạch, giảm sưng viêm, sung huyết tại màng nhầy mũi.

  • Tên hoạt chất: xylometazolin
  • Phân nhóm: Thuốc nhỏ mũi

Những thông tin cần biết về xylometazolin

Tác dụng

Xylometazolin là thuốc được dùng trong điều trị chứng ngạt mũi, chảy nước mũi trong một số bệnh lý đường hô hấp như: viêm mũi dị ứng, viêm xoang. Thuốc hoạt động dựa trên cơ chế co mạch để giảm sưng, viêm và tắc nghẽn khi tác động lên màng nhầy.

Thuốc phát huy tác dụng nhanh sau vài phút nhỏ, kéo dài trong nhiều giờ liều. Xylometazolin dung nạp tốt, không gây tổn tổn thương hay ảnh hưởng đến chức năng của biểu mô kể cả ở những bệnh nhân có lớp màng nhày tương đối nhạy cảm.

Xylometazolin có thể dùng cho những mục đích điều trị khác đã được phê duyệt nhưng không được liệt kê trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc. Liên hệ với chuyên gia để biết rõ hơn.

Chỉ định

Xylometazolin được chỉ định cho các trường hợp:

  • Sổ mũi, ngạt mũi do nhiều nguyên nhân như cảm cúm, cảm lạnh, thay đổi khí hậu, dị ứng.
  • Viêm xoang (giúp lưu thông dịch tiết trong xoang).
  • Với trường hợp bị viêm tai giữa, có thể dùng Xylometazolin như thuốc hỗ trợ chứng sung huyết tại niêm mạc mũi – hầu.

Chống chỉ định

Không dùng Xylometazolin cho bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Dạng bào chế và hàm lượng

  • Dạng bào chế: Dung dịch.
  • Quy cách: Thuốc gồm 1 lọ 10ml kèm tờ hướng dẫn sử dụng.

Cách sử dụng – Liều dùng

Cách dùng

Người bệnh cần tuân thủ thông tin về liều dùng thuốc xylometazolin được in trên nhãn dán đính kèm trong mỗi hộp thuốc hoặc nghe chuyên gia chỉ dẫn cách sử dụng.

  • Thuốc dùng để nhỏ mũi, không dùng thuốc trên để uống.
  • Không dùng thuốc cho đối tượng trẻ dưới 2 tuổi khi chưa có chỉ định của chuyên gia.
  • Không dùng thuốc quá 3 lần/ ngày và điều trị kéo dài quá 3 – 5 ngày.
  • Không dùng thuốc có dấu hiệu biến chất hoặc đã hết hạn sử dụng.

Liều dùng

Thông tin về liều lùng thuốc xylometazolin trong bài viết không thể thay thế cho chỉ định của bác sĩ. Luôn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi điều trị bằng thuốc trên.

  • Liều dùng dành cho người lớn: Nhỏ thuốc 0,05% 2 – 3 lần/ ngày. Ngày dùng từ 2 – 3 lần.
  • Liều dùng thông thường dành cho cho trẻ em trên 2 tuổi: Nhỏ thuốc 0,05% 1 – 2 giọt / lần. Ngày dùng 1 – 2 lần.

Tham khảo thêm: Thuốc Gel Uống Pepsane: Tác Dụng, Liều Dùng Và Chống Chỉ Định

Bảo quản

  • Thuốc xylometazolin nên được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ phòng, dưới 30 độ C.
  • Đặt thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và động vật nuôi trong nhà.
  • Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Magnesi sulfat

Thận trọng

Trước khi dùng thuốc cần lưu ý điều gì?

Thông báo với bác sĩ / dược sĩ nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.

Thông báo với chuyên gia nếu bạn đang mắc phải các vấn đề về sức khỏe sau đây:

  • Bệnh tim, cao huyết áp;
  • Tăng nhãn áp;
  • Bệnh tim hoặc bệnh gan;
  • Tuyến tiền liệt mở rộng; vấn đề tiểu tiện;
  • Tiểu đường
  • Rối loạn tuyến giáp.

Thận trọng chung khi dùng thuốc

  • Không dùng thuốc cho trẻ dưới 2 tuổi khi chưa được bác sĩ chỉ định.
  • Thận trọng khi dùng thuốc đối với trường hợp bị bệnh tim, xơ cứng động mạch, đái tháo đường, phì đại tuyến tiền liệt, người đang dùng chất ức chế monoaminoxydase…

Thận trọng khi dùng thuốc cho đối tượng đặc biệt

Vẫn chưa có nghiên cứu xác định đầy đủ lợi ích cũng như rủi ro của xylometazolin đố với phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú. Do đó, trước khi dùng thuốc trên, cần tham khảo ý kiến của chuyên gia.

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), xylometazolin được xếp vào nhóm N đối với thai kỳ (có thể có nguy cơ).

Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của các dược chất có trong thuốc hoặc làm tăng nguy cơ mắc phải một số tác dụng phụ nghiêm trọng. Để tránh hiện tượng trên, bạn nên thông báo với chuyên gia các loại thuốc đang sử dụng (bao gồm thuốc không kê đơn, thuốc kê đơn, thuốc thảo dược, vitamin, khoáng chất…). Nếu như phát hiện có tương tác xảy ra, bác sĩ sẽ có biện pháp điều chỉnh phù hợp.

Một số thuốc có thể tương tác với xylometazolin gồm:

  • Augmentin (amoxicillin / clavulanate);
  • Clorpheniramine;
  • Cipro (ciprofloxacin);
  • CoQ10 (ubiquinone);
  • Flagyl (metronidazole);
  • Nexium (esomeprazole);
  • Phenergan (promethazine);
  • Paracetamol (acetaminophen);
  • Valproate Natri (axit valproic);
  • Viagra (sildenafil);
  • Vitamin A, D (vitamin tổng hợp);
  • Vitamin B1 (thiamine);
  • Vitamin B6 (pyridoxin);
  • Vitamin B12 (cyanocobalamin);
  • Vitamin C (axit ascobic);
  • Vitamin D3 (cholecalciferol);
  • Vitamin K1 (phytonadione);
  • Xanax (alprazolam);
  • Zyrtec (cetirizine).

Tác dụng phụ

Nhận sự trợ giúp y tế nếu bạn xuất hiện các triệu chứng: nổi mề đay, sưng mặt, môi, lưỡi, cổ họng sau khi dùng thuốc.

Mặc dù khả năng mắc phải tác dụng phụ khi điều trị bằng xylometazolin rất thấp, tuy nhiên chúng vẫn có thể xảy ra nếu như thuốc được hấp thu vào máu.

Ngừng dùng thuốc và liên hệ với bác sĩ nếu bạn xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Mờ mắt
  • Nhức đầu, chóng mặt, hồi hộp
  • Nhịp tim nhanh
  • Thở khò khè, khó thở

Một số tác dụng phụ thường gặp gồm có:

  • Khô rát, châm chích bên trong mũi.
  • Hắt xì
  • Sổ mũi.

Đây chưa phải tất cả những tác dụng phụ có thể gặp phải khi điều trị bằng xylometazolin. Tuy nhiên, nếu như cơ thể xuất hiện tác dụng không mong muốn nghiêm trọng, cần liên hệ với chuyên gia để tìm hướng giải quyết.

Bài viết vừa cung cấp một số thông tin về thuốc xylometazolin. Nếu như có bất kỳ thắc mắc cần được giải đáp, bạn nên liên hệ với người có chuyên môn.

Có thể bạn quan tâm

Vi khuẩn HP - nguyên nhân chính gây ra đau dạ dày

Vi khuẩn HP và cách điều trị dứt điểm từ A-Z chuyên gia khuyên dùng

Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây nên ung thư dạ dày và những biến chứng nguy hiểm khác....

Hướng dẫn đi vệ sinh đúng cách – Khỏe người, phòng trĩ

Đi vệ sinh là một trong những nhu cầu cá nhân không phải riêng ai. Việc đi vệ sinh đúng...

Lá tía tô là một loại dược liệu có khả năng điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả.

Bất Ngờ Với Cách Chữa Đau Dạ Dày Bằng Nắm Lá Tía Tô Trong Vườn

Lá tía tô có tác dụng kháng viêm, giảm đau, cải thiện tình trạng khó tiêu, chướng bụng. Đây là...

Tìm hiểu các bài thuốc chữa viêm đại tràng co thắt bằng dân gian

7 bài thuốc chữa viêm đại tràng co thắt hay từ dân gian

Các bài thuốc từ củ nghệ, lá ổi, nha đam, nghệ vàng và mật ong là những bài thuốc chữa...

8 Loại nước ép trị táo bón hiệu quả, dễ làm, bạn có thể thử

Người bệnh có thể sử dụng các loại nước ép giàu hàm lượng chất xơ dưới đây để giúp làm...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *