Thuốc AcipHex là thuốc gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

AcipHex được sử dụng để điều trị các vấn đề về trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày hay nồng độ axit dạ dày quá cao. Thuốc này có thể chữa lành các tổn thương do axit ở dạ dày, thực quản và ngăn ngừa ung thư thực quản.

thuốc AcipHex
Thuốc AcipHex có thể chữa lành có tổn thương do axit ở dạ dày và thực quản

Trung tâm Thuốc dân tộc là địa chỉ khám chữa bệnh nổi tiếng nhất hiện nay trong lĩnh vực YHCT. Trung tâm đã cứu giúp hàng ngàn người bệnh thoát khỏi nỗi ám ảnh, đau đớn do bệnh dạ dày. Trong đó bao gồm cả nghệ sĩ nổi tiếng như NSND Trần Nhượng, NS Chiến Thắng, NS Thu Hà…
  • Tên biệt dược: Rabeprazole
  • Nhóm thuốc: Thuốc đường tiêu hóa
  • Dạng bào chế: Viên nén, viên con nhộng

Những thông tin cần biết về thuốc AcipHex

AcipHex là chất ức chế được sử dụng ngắn hạn để điều trị các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản ở người lớn và trẻ em trên 1 tuổi.

1/ Thành phần

Thành phần chính AcipHex là Rabeprazole, một chất ức chế bơm proton để hạn chế sản xuất axit dạ dày. Tác dụng chính của Rabeprazole là hạn chế tiếp xúc với axit dạ dày để ngăn chặn trào ngược dạ dày thực quản.

Tuy nhiên tác dụng phụ của Rabeprazole là làm thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu, làm tổn thương gan người dùng.

2/ Công dụng

AcipHex được chỉ định ở người trưởng thành để điều trị các chứng bệnh như:

  • Viêm loét đường tiêu hóa
  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Hội chứng Zollinger – Ellison
  • Viêm loét dạ dày tá tràng
  • Viêm thực quản ăn mòn
  • Ngăn ngừa ưng thư thực quản
  • Làm giảm các triệu chứng ợ nóng, khó nuốt và ho dai dẳng

Một số tác dụng khác của thuốc có thể không được đề cập trong bài viết này, do đó nếu người bệnh có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn.

3/ Chống chỉ định

Bạn không nên sử dụng thuốc AcipHex nếu bạn bị dị ứng với Rabeprazole, Rilpivirine hoặc các loại thuốc có chứa 2 thành phần trên, tương tự như:

  • Lansoprazole (Prevacid)
  • Esomeprazole (Nexium)
  • Pmeprazole (Prilosec, Zegerid)
  • Pantoprazole (Protonix)
  • Edurant
  • Complera

Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn từng có:

  • Bệnh gan
  • Loãng xương hoặc mật độ khoáng xương thấp
  • Bệnh Lupus (hội chứng rối loạn tự miễn)
  • Nồng độ magie trong máu thấp.

Nếu bạn đã từng có tiền sử dị ứng thuốc hoặc bất kỳ hoạt chất nào, hãy thông báo cho bác sĩ biết để cân nhắc về liều lượng hoặc đổi loại thuốc phù hợp hơn.

4/ Cách dùng

Lưu ý trước khi dùng thuốc:

  • AcipHex thường được dùng mỗi ngày một lần. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc chỉ định của bác sĩ kê đơn.
  • AcipHex được sử dụng trong một thời gian ngắn, thông thường là từ 4 đến 8 tuần. Bác sĩ có thể đề nghị một liệu trình thứ hai nếu như bạn cần thêm thời gian điều trị bệnh.
  • Không sử dụng AcipHex cho trẻ em dưới 1 tuổi.

Cách sử dụng thuốc:

  • Dùng thuốc với một ly nước đầy. Nuốt cả viên thuốc và không nhai, nghiền nát hoặc bẻ nhỏ nó.
  • Nếu bạn sử dụng thuốc AcipHex dưới dạng viên con nhộng, thì đừng nuốt cả viên. Hãy mở nó ra và rắc thuốc vào một thìa thức ăn mềm như táo, sữa chua, trái cây hoặc rau trộn. Bạn cũng có thể trộn thuốc với nước ép táo hoặc sữa bột khi sử dụng cho trẻ em. Nuốt hỗn hợp ngay, không ngậm trong miệng.
  • Nếu bạn dùng AcipHex để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, hãy dùng thuốc sau bữa ăn. Nếu bạn sử dụng thuốc cho bất cứ tình trạng hoặc bệnh lý nào khác, sử dụng thuốc trước hoặc sau bữa ăn đều được.
  • Sử dụng thuốc theo đúng thời gian quy định ngay cả khi các triệu chứng của bạn đã nhanh chóng được cải thiện. Gọi cho bác sĩ nếu các triệu chứng không được cải thiện hoặc nếu chúng trở nên tồi tệ hơn.

5/ Liều dùng

Tham khảo thông tin trên bao bì của nhà sản xuất hoặc sử dụng thuốc AcipHex theo hướng dẫn của bác sĩ. Thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết này chỉ phù hợp cho các trường hợp phổ biến và đối với người có sức khỏe bình thường. Thông tin này không thay thế cho liều lượng hoặc hướng dẫn từ nhân viên y tế.

Liều dùng điều trị viêm loét dạ dày tá tràng:

  • Sử dụng 20 mg mỗi ngày một lần.
  • Dùng thuốc đúng giờ, liệu trình kéo dài khoảng 4 tuần.

Liều dùng điều trị viêm thực quản ăn mòn, loét dạ dày:

  • Sử dụng 20 mg mỗi ngày dùng một lần.
  • Thời gian điều trị: 4 đến 8 tuần tùy theo tình trạng bệnh lý và sức khỏe của người dùng.

Liều dùng để phòng ngừa viêm loét dạ dày, tá tràng:

  • 20 mg mỗi ngày, ngày uống thuốc một lần
  • Thời gian điều trị: Tối đa 24 tháng

Liều lượng đối với chứng nhiễm trùng Helicobacter pylori:

  • 20 mg một lần, mỗi ngày dùng thuốc 2 lần. Người bệnh có thể sử dụng thuốc kèm với amoxicillin và clarithromycin.
  • Thời gian điều trị: 7 ngày.

Liều dùng cho Hội chứng Zollinger-Ellison:

  • Liều sử dụng ban đầu: 60 mg mỗi ngày một lần
  • Liều lượng sử dụng duy trì: 60 mg, chia làm 2 lần mỗi ngày hoặc uống 100 mg trong một lần.
  • Thời gian điều trị: Tối đa 12 tháng.

Liều dùng cho trẻ em đối với bệnh trào ngược dạ dày thực quản:

Từ 1 đến 11 tuổi:

  • Dưới 15 kg: Uống 5 mg mỗi ngày 1 lần. Có thể tăng lên 10 mg nếu như các triệu chứng không thuyên giảm.
  • 15 kg trở lên: Uống 10 mg, mỗi ngày một lần
  • Thời gian điều trị: Tối đa 12 tuần.

Từ 12 tuổi trở lên:

  • Uống 20 mg mỗi ngày 1 lần.
  • Thời gian điều trị: Tối đa 8 tuần.

Bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng để phù hợp với thể trạng và triệu chứng của người bệnh. Do đó, hãy tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy thuốc không đáp ứng được nhu cầu điều trị, hãy thương lượng với bác sĩ để thêm liều.

6/ Bảo quản

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng trực tiếp và nơi có độ ẩm cao. Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em hoặc thú nuôi trong nhà.

Nếu không có nhu cầu sử dụng thuốc hoặc khi thuốc hết hạn sử dụng, hãy bỏ thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Không vứt thuốc vào bồn cầu, bồn rủa mặt hoặc vứt ra môi trường.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Aciphex

Tham khảo một số thông tin để sử dụng thuốc an toàn và đạt hiệu quả điều trị tối đa.

1/ Thận trọng

Phụ nữ mang thai và đang cho con bú nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Không dùng thuốc cho trẻ em dưới 1 tuổi, trừ khi có chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

Dùng thuốc trong thời gian dài sẽ khiến bạn bị loãng xương.

2/ Tác dụng phụ

Thuốc Aciphex có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Do đó hãy gọi cho bác sĩ ngay khi bạn có các dấu hiệu như nổi mề đay, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng.

Một số tác dụng phụ không mong muốn của Aciphex bao gồm:

  • Đau dạ dày, tiêu chảy hoặc đi tiêu phân lỏng, có máu.
  • Di chuyển khó khăn hoặc đau cổ tay, hông, lưng.
  • Co giật.
  • Vấn đề về thận như tiểu ít, tiểu ra máu, nước tiểu có màu hồng, sưng bộ phận sinh dục.
  • Tăng cân nhanh chóng mà không rõ lý do.
  • Triệu chứng bệnh lupus ban đỏ, đau khớp gối, run hoặc giật cơ, có cảm giác bồn chồn lo lắng, chuột rút, co thắt cơ tay hoặc chân, nghẹt thở và ho.
  • Nhức đầu, chóng mặt, đau hoặc sưng, cơ thể bầm tím, chảy máu bất thường.

Sử dụng AcipHex lâu dài có thể khiến cho bạn hình thành polyp tuyến tiền liệt. Do đó hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ khi có ý định sử dụng thuốc trong một thời gian dài.

Nếu bạn sử dụng AcipHex lâu hơn 3 năm, bạn có thể bị thiếu vitamin B12. Nó có thể gây ra một số tình trạng như:

  • Đau đầu
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Tiêu chảy, táo bón
  • Đau bụng

Đây không phải là tất các tác dụng phụ của AcipHex. Do đó, hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn gặp bất cứ tình trạng cơ thể khác thường nào.

3/ Tương tác thuốc

Hãy cho bác sĩ biết tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng, bao gồm cả thực phẩm chức năng, thuốc bổ, vitamin. Nhiều loại thuốc có thể tương tác với AcipHex và gây ra các phản ứng tiêu cực. Các loại thuốc tương tác với AcipHex bao gồm:

  • Digoxin
  • Warfarin (Coumadin , Jantoven)
  • Methotrexate

Danh sách này không đầy đủ các loại thuốc có tương tác với AcipHex.

4/ Cách xử lý khi thiếu hoặc quên liều

Quên liều:

Dùng thuốc ngay khi nhớ ra, tuy nhiên nếu đã gần đến thời gian sử dụng liều tiếp theo thì hãy bỏ qua liều đã quên. Không sử dụng gấp đôi liều lượng để bù vào phần đã quên.

Quá liều:

Đưa người bệnh đến bệnh viện ngay khi có dấu hiệu sử dụng thuốc quá liều.

Click xem thêm

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.