Mổ ruột thừa nội soi nghỉ ngơi bao lâu mới khỏe lại?
Mổ ruột thừa là cách nhanh nhất để điều trị viêm ruột đau thừa. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ phần ruột thừa đang sưng viêm, nhiễm trùng. Thời gian bình phục của mổ nội soi nhanh hơn so với mổ thường. Tuy nhiên, thời gian nghỉ ngơi để khỏe lại hoàn toàn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Nghỉ ngơi bao lâu mới khỏe sau khi mổ ruột thừa nội soi?
Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa bằng phương pháp nội soi là một bước đi mới của ngoại khoa.
Trước đây, cách mổ ruột thừa thông thường sẽ để lại một đường sẹo dài. Bởi vì trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ phải rạch một đường dài ở phía bụng phải. Sau đó, bác sĩ sẽ cắt bỏ phần ruột thừa sưng viêm, làm sạch khoang bụng. Cuối cùng, họ khâu vết mổ bằng chỉ.
Đối với phương pháp mổ nội soi, bác sĩ chỉ mổ một đường nhỏ và ngắn trên bụng.
Phương pháp nội soi phù hợp với người già, người thừa cân.
Thời gian phục hồi của phương pháp mổ nội soi cũng nhanh hơn so với mổ hở thông thường.
Sau khi phẫu thuật được 1 ngày, bệnh nhân được khuyến khích ra khỏi giường và tập đi bộ. Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ đông máu ở chân và đau nhức cơ bắp.
Sau 2 tuần nghỉ ngơi, bạn có thể quay lại những hoạt động bình thường như: tắm rửa, lái xe, đi lên cầu thang, làm việc, quan hệ tình dục,…
Tùy thuộc vào nhiều yếu tố như thể lực, dinh dưỡng, cách chăm sóc,… mà mỗi bệnh nhân sẽ có thời gian bình phục khác nhau. Tuy nhiên thời gian lành sẹo của mổ nội soi nhanh hơn so với mổ thường.
Bác sĩ sẽ có những kiểm tra sau khi phẫu thuật và có những lời khuyên dành cho bệnh nhân khi trở lại sinh hoạt thường ngày.
→Xem thêm: Mổ ruột thừa sau bao lâu thì lành và có thể đi lại bình thường
Một số điều cần lưu ý sau khi mổ ruột thừa
1. Chế độ dinh dưỡng
Sau khi mổ ruột thừa, người bệnh không nên ăn những loại thức ăn gây nguy hại sau:
- Thức ăn nhiều dầu mỡ: chất béo và dầu mỡ sẽ gây viêm loét khó lành;
- Thức ăn cứng, khó tiêu: trái cây, trái cây sấy khô, các loại hạt, bánh mì,…
- Thức ăn ngọt: mứt, kem, bánh kẹo,… dễ gây tiêu chảy, nhiễm trùng vết thương.
- Sữa và các sản phẩm làm từ sữa (trừ sữa chua).
- Các chất kích thích.
Bệnh nhân nên ăn những loại thực phẩm sau:
- Thực phẩm dễ tiêu hóa, có ích cho tiêu hóa: sữa chua, khoai tây nghiền,…
- Thực phẩm mềm, dễ nuốt: cơm nhão, cháo, súp, canh, bún, hủ tiếu, nuôi,…
- Thực phẩm giàu beta-caroten: bí đỏ, khoai lang, cà rốt, đu đủ,… giúp mau lành vết thương và tránh nhiễm trùng.
- Thực phẩm nhiều chất xơ: các loại đậu, gạo lứt, mè đen, bột mì, rau củ,…
- Cá biển: cá thu, cá hồi, cá mòi,…
2. Nếp sống sinh hoạt
Bệnh nhân cần có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý. Không nên làm việc nặng, làm việc quá sức, ảnh hưởng đến vết mổ chưa lành.
Ngoài ra, bệnh nhân cần giữ đầu óc thoải mái, tránh âu lo, stress,…
3. Một số rủi ro, biến chứng có thể gặp phải
Tuy phương pháp mổ nội soi có thời gian bình phục nhanh nhưng bệnh nhân cũng có thể gặp phải một số rủi ro sau:
- Rỉ máu, đỏ và sưng quanh vết mổ;
- Nhiễm trùng;
- Sốt trên 38 độ;
- Đau bụng;
- Nôn;
- Ăn không ngon miệng;
- Tiêu chạy hoặc táo bón kéo dài hơn 2 ngày;
- Tổn thương một số bộ phận lân cận.
Trên đây không phải là toàn bộ những biến chứng hoặc rủi ro sẽ gặp sau khi mổ ruột thừa nội soi. Do đó, nếu thấy cơ thể có những triệu chứng lạ, bệnh nhân cần ở lại bệnh viện để theo dõi thêm hoặc đến gặp bác sĩ để khai báo ngay.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ bác sĩ hoặc nhân viên y tế!
Có thể bạn quan tâm
- Sau khi mổ ruột thừa nên ăn gì và kiêng gì để nhanh lành?
- Tại sao mổ ruột thừa xong lại béo hơn?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!