Thuốc Pepsane có tác dụng gì?
Pepsane là thuốc gel uống được dùng để cải thiện các triệu chứng như đầy hơi, ợ chua, ợ nóng, nóng rát thượng vị. Thuốc còn được sử dụng để bảo vệ niêm mạc dạ dày khi bạn dùng các loại thuốc có khả năng kích thích lên cơ quan này.
- Tên thuốc: Pepsane
- Phân nhóm: Thuốc đường tiêu hóa
- Dạng bào chế: Gel uống
Những thông tin cần biết về thuốc Pepsane
Thuốc Pepsane được đóng gói ở quy cách 1 hộp 30 gói, thuốc được bán với giá thành dao động từ 130 – 150.000 đồng.
1. Thành phần
Thuốc Pepsane gồm có 2 thành phần chính: Dimethicon, Guaiazulen
2. Chỉ định
Thuốc Pepsane được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Viêm loét dạ dày tá tràng
- Trào ngược dạ dày thực quản
- Đầy hơi
- Nóng rát thượng vị
- Ợ nóng/chua
- Bảo vệ niêm mạc dạ dày khi dùng các loại thuốc có khả năng kích thích dạ dày
Một số tác dụng khác của thuốc không được đề cập trong bài viết. Bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên viên y tế nếu có ý định dùng thuốc với mục đích khác.
3. Chống chỉ định
Thuốc chống chỉ định với các trường hợp sau:
- Người mẫn cảm với các thành phần trong thuốc
- Trẻ sơ sinh
Trước khi dùng thuốc bạn nên thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe để được cân nhắc việc sử dụng thuốc. Pepsane có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị các bệnh lý khác.
4. Cách dùng – liều lượng
Thuốc được bào chế ở dạng gel uống, bạn cắt bỏ bao bì và dùng uống trực tiếp. Thuốc được dùng trước khi ăn cơm hoặc khi cơn đau dạ dày xuất hiện. Trước khi dùng thuốc, bạn nên tham khảo thông tin trên bao bì để sử dụng thuốc đúng cách. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy trao đổi với bác sĩ để nhận được tư vấn chuyên môn. Tuyệt đối không dùng thuốc khi chưa rõ tác dụng và cách sử dụng.
Liều dùng:
- Dùng từ 1 – 3 gói/ngày, mỗi lần chỉ dùng 1 gói
- Dùng trước khi ăn hoặc khi cơn đau xuất hiện
Liều dùng có thể được điều chỉnh tùy vào mức độ hấp thu thuốc của cơ thể. Nếu bạn nhận thấy liều dùng trên không đáp ứng được các triệu chứng, bạn nên thông báo với bác sĩ để được điều chỉnh liều dùng. Tuyệt đối không tự thay đổi liều dùng nếu không có yêu cầu từ bác sĩ.
5. Bảo quản
Thuốc được đóng gói ở dạng gói chứa gel uống và được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh nhiệt độ không quá 30 độ C, tránh ánh nắng trực tiếp và nơi ẩm thấp.
Pepsane có thể bị biến chất, ẩm mốc nếu bạn bảo quản sai cách. Khi nhận thấy thuốc có những dấu hiệu này bạn không nên tiếp tục sử dụng. Tham khảo thông tin trên bao bì để xử lý thuốc đúng cách.
Tham khảo thêm: Trào ngược dạ dày thực quản uống thuốc gì?
Những điều cần lưu ý khi dùng Pepsane
Khi sử dụng thuốc Pepsane, để tránh những phản ứng phụ không mong muốn, người bệnh cần chú ý những điều dưới đây.
1. Thận trọng
Nếu bạn đang có thai hoặc đang cho con bú, bạn nên thông báo với bác sĩ tình trạng của mình. Chưa có nghiên cứu cụ thể về rủi ro khi sử dụng Pepsane cho nhóm đối tượng này. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc, những tác dụng không mong muốn có thể phát sinh nếu bạn dùng thuốc mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Thuốc có thể được dùng cho trẻ em, tuy nhiên cần điều chỉnh liều lượng thích hợp. Bạn cần trao đổi với bác sĩ tình trạng của con bạn để được cung cấp liều lượng và tần suất sử dụng thích hợp.
2. Tác dụng phụ
Rất ít tác dụng phụ phát sinh trong thời gian sử dụng Pepsane, tuy nhiên bạn có thể gặp phải những phản ứng quá mẫn như phát ban da, ngứa da,…
Chưa có nghiên cứu về các tác dụng phụ do sử dụng Pepsane, do đó bạn nên quan sát các biểu hiện của cơ thể trong thời gian điều trị. Khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường, bạn nên báo với bác sĩ để được hướng dẫn cách khắc phục.
3. Tương tác thuốc
Thành phần có trong Pepsane có thể tương tác với các hoạt chất trong nhóm thuốc điều trị khác. Nếu bạn dùng những loại thuốc khác, bạn nên báo với bác sĩ để được cân nhắc về tương tác có thể xảy ra. Trong trường hợp có tương tác, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều dùng hoặc thay thế loại thuốc phù hợp hơn.
4. Xử lý thuốc khi dùng thiếu/ quá liều
Nếu bạn lỡ quên dùng một liều, bạn có thể dùng ngay khi nhớ ra hoặc bỏ qua nếu sắp đến liều dùng tiếp theo. Sử dụng thuốc không đều đặn có thể khiến các triệu chứng đau dạ dày xuất hiện.
Chưa có ghi chép về các triệu chứng phát sinh khi dùng Pepsane quá liều. Nếu bạn nhận thấy mình dùng nhiều hơn liều lượng khuyến cáo, bạn nên thông báo với bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ chuyên viên y tế.
Có thể bạn quan tâm
- Các loại thuốc trị viêm loét dạ dày tốt nhất
- Thuốc Pantoprazoled: Công dụng, liều dụng, tương tác thuốc
Hỏi đáp cùng chuyên gia
Tôi đang bệnh suy thận mạn tính mức 3A. Tôi dùng thuốc PEPSANE được không ? Có lưu ý gì khi dùng PEPSANE khi bị suy thận không ?