Thuốc Vitamin PP có tác dụng gì? Cách dùng như thế nào?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Vitamin PP hay còn gọi là Vitamin B3 có tác dụng giúp cải thiện làn da, hỗ trợ điều trị bệnh xơ vữa động mạch. Bên cạnh đó, thuốc còn giúp điều chỉnh lượng cholesterol có trong máu, giảm nguy cơ đau tim.

Thuốc có thành phần viatmin PP
Vitamin PP là thuốc có thành phần Nicotinamide.

  • Tên gọi khác: Nicotinamid
  • Nhóm thuốc: Vitamin và khoáng chất
  • Thành phần: Nicotinamide
  • Thuốc biệt dược mới: Calcium – Nic extra, Kogimin, Hirmen, Fudplasma, NicoTinamid 500mg
  • Dạng bào chế: Viên nang, viên nén

I. Vitamin PP có tác dụng gì?

Vitamin PP hay còn gọi là acid nicotinic (Vitamin B3) là thành phần của 2 coenzyme quan trọng đó là NADP và NAD. Thông thường, các coenzyme nàu tham gia vận chuyển điện tử và hydro trong các phản ứng oxy hóa khử. Chính vì vậy, chúng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp hoặc chuyển hóa cholesterol, năng lượng ATP và acid béo cung cấp cho chuỗi hô hấp tế bào.

Vitamin PP thường được chỉ định với các mục đích sau:

  • Ngăn ngừa thiếu Vitamin PP tự nhiên trọng cơ thể
  • Giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh Pellagra
  • Giảm cholesterol và triglycerides trong máu.
  • Đồng thời, Vitamin PP còn giúp làm giảm nguy cơ đau tim ở những người có cholesterol máu cao.
  • Điều trị bệnh xơ vữa động mạch
  • Rối loại tiêu hóa hoặc rối loạn thần kinh
  • Cải thiện làn da
  • Có lợi cho người bị tiểu đường

II. Cách sử dụng và liều dùng Vitamin PP như thế nào?

Cơ thể chúng ta thường không tự tổng hợp được Vitamin PP nên không xuất hiện tình trạng thừa mà chỉ thiếu. Một khi cơ thể thiếu Vitamin PP sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và xuất hiện một vài biểu hiện như:

  • Viêm lưỡi
  • Viêm miệng
  • Chán ăn
  • Suy nhược cơ thể
  • Dễ bị kích thích
  • Viêm da

Ngoài ra, nếu thiếu Vitamin PP ở mức độ nặng có thể gây rối loạn tâm thần và tiêu chảy. Chính vì vậy, ngoài chế độ ăn uống người bệnh cần bổ sung viên uống Vitamin PP tổng hợp.

Khi sử dụng Vitamin PP, người bệnh nên dùng theo đúng hướng dẫn in trên bao bì hoặc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Cách tốt nhất để Vitamin PP phát huy tác dụng điều trị là bệnh nên nhân nên dùng chúng trước khi đi ngủ cùng với bữa ăn nhẹ, ít chất béo.

Liều dùng Vitamin PP dành cho người lớn và trẻ em thường không giống nhau. Cụ thể:

  • Liều dùng thông thường dành cho người lớn bị thiếu hụt Vitamin PP: 10 – 20 mg, 1 lần mỗi ngày.
  • Liều dùng đối với trẻ em: Đối với trẻ em nữ, độ tuổi từ 14 – 18 nên uống mỗi ngày 14 mg. Còn với trẻ nam từ 14 đến 18 tuổi, liều dùng có thể tăng lên 16 mg mỗi ngày.
Thuốc có thành phần nicotinamide
Liều lượng dùng Vitamin PP ở mỗi người thường không giống nhau.

III. Vitamin PP gây nên những tác dụng phụ gì?

Khi bổ sung Vitamin PP cho cơ thể, người bệnh cũng nên hết sức lưu ý, bởi thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Tim đập nhanh, nhịp tim không đều
  • Da và mắt có dấu hiệu vàng
  • Khó thở
  • Giãn mạch ở mặt và nửa thân trên gây chóng mặt, bốc hỏa hoặc buồn nôn.
  • Đau cơ
  • Dị ứng
  • Nước tiểu có màu sẫm
  • Cúm hay sốt
  • Ớn lạnh, đổ mồ hôi
  • Da khô hoặc ngứa, đổ, có cảm giác châm chít dưới da
  • Vấn đề về giấc ngủ (mất ngủ)
  • Đau cơ, co thắt chân

Ngoài những tác dụng phụ nêu trên, Vitamin PP có thể gây ra nhiều phản ứng khác. Điều này còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Vì vậy, khi thấy cơ thể xuất hiện dấu hiệu bất thường, người bệnh nên đến bệnh viện kiểm tra. Bên cạnh đó, nếu những biểu hiện trên không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi ngưng thuốc, bệnh nhân cũng nên liên hệ với bác sĩ chăm sóc sức khỏe.

IV. Trước khi dùng Vitamin PP nên lưu ý những gì?

Trước khi dùng thuốc, bệnh nhân cũng nên báo với bác sĩ nếu bạn nằm trong những trường hợp sau:

  • Người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
  • Trẻ em dưới 14 tuổi hoặc người cao tuổi
  • Người đang sử dụng một số loại thuốc khác
  • Đang mắc bệnh tim
  • Xuất hiện những cơn đau co thắt ngực không kiểm soát
  • Rối loạn cơ như chứng nhồi máu
  • Bệnh thận hoặc gan
  • Viêm loét dạ dày – tá tràng
  • Bệnh gút
  • Bệnh tiểu đường

Ngoài ra, để giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra, người bệnh nên chú ý những điểm sau đây:

  • Không nên sử dụng Vitamin PP khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa
  • Không được ngưng dùng hoặc uống thuốc vượt quy định. Tốt nhất nên uống đúng liều lượng.

V. Vitamin PP tương tác với những thuốc nào?

Vitamin PP có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của một số thuốc khác. Bên cạnh đó, chúng cũng làm tăng ảnh hưởng của các phản ứng phụ. Chính vì vậy, để ngăn ngừa tác dụng phụ của thuốc, người bệnh nên liệt kê tất cả các loại thuốc đang dùng để bác sĩ kiểm tra.

Một số loại thuốc có thể gây tương tác với Vitamin PP như:

  • Thuốc giảm cholesterol: Atorvastatin (Caduet® và Lipitor®), Simvastatin (Simcor®, Zocor®, Vytorin® và Juvisync®), Lovastatin(Altoprev®, Mevacor® và Advicor®) và Fuvastatin (Pravastatin hoặc Lescol®).
  • Chất làm loãng máu:  Warfarin (Jantoven® và Coumadin®)
  • Thuốc hạ huyết áp: Amlodipin (Caduet®, Norvasc®, Exforge®, Tekamlo®, Lotrel®, Tribenzor®, Amturnide® và Twynsta®), Nifedipine (Procardia® và Adalat®), Diltiazem (Cartia®, Tiazac®, Cardizem®, Dilacor®, Diltzac®, Diltia® và Taztia®), Nimodipine (Nimotop®), Nisoldipine (Sular®), Felodipin (Plendil®), Verapamil (Covera®, Calan®, Isoptin® và Verelan®), hoặc Nicardipine (Cardene®),…
  • Thuốc tim mạch: Isosorbide (Imdur®, Dilatrate®, Isordil®, Sorbitrate® và Monoket®), Terazosin (Hytrin®), Nitroglycerin (Nitro-Dur®, Nitro-Bid® và Nitrostat®), Doxazosin (Cardura®) và Prazosin(Minipress®)
  • Chất khoáng bổ sung hoặc vitamin tổng hợp có chứa Vitamin PP

Vitamin PP có nhiều tác dụng hữu ích đối với cơ thể. Tuy nhiên, loại thực phẩm chức năng này cũng mang lại không ít tác dụng phụ nếu không biết cách dùng đúng. Chính vì vậy, khi sử dụng Vitamin PP, người bệnh nên tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc bác sĩ. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể bổ sung Vitamin PP thông qua thực phẩm.

Tin bài liên quan

Cách chữa bệnh chàm thể tạng ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Chàm thể tạng ở trẻ nhỏ là một trong những bệnh ngoài da tuy không nguy hiểm nhưng có ảnh...

Mẹo chữa ghẻ bằng lá xoan nhanh hết ngứa

Sở dĩ lá xoan được ông bà ta tin tưởng sử dụng để chữa bệnh ghẻ hay các bệnh ngoài...

cách trị rụng tóc sau sinh

5+ cách trị rụng tóc sau sinh tại nhà giúp phục hồi nhanh

Sau khi sinh, nhiều chị em phụ nữ bị ám ảnh với tình trạng tóc bị rụng một cách ồ...

Tìm hiểu về bệnh viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng là gì? Những điều người bệnh cần quan tâm

Viêm da dị ứng là một dạng của bệnh chàm (eczema), xảy ra khi da bị viêm nhiễm trong thời...

Hiện tượng nổi chấm đỏ trên da và ngứa là bệnh gì?

Nổi chấm đỏ trên da và ngứa không rõ nguyên nhân khiến nhiều người lo lắng. Triệu chứng này có...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.