Vitamin B6 và những điều bạn cần biết

Vitamin B6 là một loại vitamin đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển bình thường của não bộ, đồng thời giữ cho hệ miễn dịch luôn được khỏe mạnh. Ngoài việc đó ra, bạn biết gì về vitamin B6?

hiểu thêm về vitamin B6
Vitamin B6 là một vitamin đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của bạn.

Bị mất ngủ suốt 10 năm bà Hoàng Thị Đức 63 tuổi - Hà Nội đã tìm lại giấc ngủ ngon sau 2 tháng sử dụng bài thuốc thảo dược quý [Tham khảo kinh nghiệm để ngủ ngon]

I- Vitamin B6 thường được bổ sung cho những mục đích nào?

Vitamin B6 còn được gọi là pyridoxine. Đầu tiên, bạn cần biết loại vitamin này hoàn toàn có thể được bổ sung từ chế độ ăn hàng ngày. Vitamin B6 có chứa nhiều trong các loại thực phẩm sau đây:

  • Các loại thịt, cá.
  • Rau củ (đặc biệt là cải mâm xôi, ớt chuông đỏ, đậu hà lan, bông cải xanh, măng tây, khoai tây nướng nguyên vỏ).
  • Trái cây (đặc biệt là chuối).
  • Các loại hạt.
  • Gan động vật.

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể tăng cường vitamin B6 bằng cách uống các viên vitamin (dạng viên nén hoặc chất lỏng) theo chỉ định của bác sĩ.

Vậy, vitamin B6 mang lại những lợi ích nào cho cơ thể?

Các nghiên cứu đã cho thấy chúng ta cần phải bổ sung đầy đủ vitamin B6 để có thể tránh gặp phải những vấn đề liên quan đến tình trạng thiếu hụt loại vitamin này như viêm da, trầm cảm, đột quỵ, rối loạn tâm thần, thiếu máu v.v…Vitamin B6 là một loại vitamin tan trong nước.

Cụ thể, những người mắc bệnh thận hoặc có quá trình hấp thu chất dinh dưỡng của ruột non gặp khó khăn (hội chứng hấp thu kém) có nhiều khả năng bị thiếu vitamin B6. Một số bệnh do di truyền, tác dụng phụ của thuốc điều trị động kinh…cũng có thể gây ra tình trạng thiếu vitamin B6.

Khi bị thiếu hụt loại vitamin này, cơ thể của chúng ta sẽ có những triệu chứng đi kèm với sự thiếu hụt các vitamin khác như vitamin B9, B12.

Minh chứng cho điều đó là việc người ta đã chứng minh được rằng vitamin B6 hoạt động trong sự kết hợp với vitamin B9 và vitamin B12, nhằm kiểm soát nồng độ homocysteine trong máu. Theo đó, nồng độ homocysteine cao sẽ khiến cho các nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng cao.

Vitamin B6 còn có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của việc ốm nghén khi mang thai. Điều đó có nghĩa là nếu tình trạng ốm nghén của bạn kéo dài quá 3 tháng đầu thai kì, bác sĩ sẽ kê cho bạn đơn thuốc bổ sung vitamin B6. Ngoài ra, loại vitamin này còn tỏ ra rất hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt và hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh thiếu máu sideroblastic do di truyền.

II- Hướng dẫn sử dụng vitamin B6 đúng cách và liều dùng

Nắm bắt được cách dùng và liều dùng sẽ giúp cho bạn có thể bổ sung vitamin B6 một cách hiệu quả và an toàn, tránh được các tác dụng phụ không mong muốn.

1- Cách dùng

Vitamin B6 có thể dùng bằng cách uống kèm hoặc không kèm với thức ăn đều được, nó không có nhiều tác động đến dạ dày của bạn. Ở dạng viên nang, loại vitamin này cần được nuốt cả viên. Mọi hành động nghiền hoặc nhai sẽ có thể làm cho tất các các hoạt chất được phóng thích cùng lúc, dẫn đến nguy cơ làm gia tăng các tác dụng phụ.

Trường hợp bạn dùng vitamin B6 dạng bột, hãy đảm bảo rằng thuốc đã được pha với đủ nước và khuấy thật đều. Lưu ý là bột vitamin B6 sau khi pha xong cần được uống ngay, thói quen pha để dành uống sẽ làm giảm đáng kể tác dụng.

2- Liều dùng

Dưới đây là liều dùng được khuyến cáo trong một số trường hợp, bạn có thể tham khảo.

Liều dùng cho người lớn khỏe mạnh:

  • Nam giới (dưới 50 tuổi): 1,3 mg/ngày.
  • Nam giới (trên 50 tuổi): 1,7 mg/ngày.
  • Nữ giới (dưới 50 tuổi): 1,3 mg/ngày.
  • Nữ giới (trên 50 tuổi): 1,5 mg/ngày.
  • Phụ nữ có thai: 1,9 mg/ngày.
liều dùng vitamin B6
Bạn có thể bổ sung vitamin B6 qua thực phẩm hoặc qua các loại thuốc.

Liều dùng cho người lớn bị thiếu hụt  pyridoxine:

  • Liều khởi đầu: Dùng 2,5-25 mg/ngày, duy trì trong 3 tuần.
  • Liều duy trì: Dùng 1,5-2,5 mg/ngày.

Liều dùng thông thường cho phụ nữ dùng thuốc tránh thai bị thiếu hụt vitamin B6:

  • Dùng 25-30mg vitamin B6 theo liều duy trì mỗi ngày.

Liều dùng cho người bị mắc bệnh thiếu máu nguyên bào di truyền:

  • Liều khởi đầu: Uống 200-600 mg/ngày.
  • Liều dùng sau khi các triệu chứng được cải thiện: Uống 30-50 mg/ngày.

Liều dùng cho người lớn bị sỏi thận:

  • Liều duy trì là 25-500 mg/ngày qua đường uống.

Liều dùng cho người lớn bị mắc bệnh rối loạn vận động muộn:

  • Rối loạn vận động muộn (Tardive dyskinesis) là một trong những tác dụng phụ của việc sử dụng các thuốc chống loạn thần kéo dài và liên quan đến cử động vô thức của cơ.
  • Người bệnh dùng 100mg vitamin B6 mỗi ngày, tăng liều lên thành 400mg/ngày, chia thành 2 liều.

Liều dùng thông thường để ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng:

  • Mỗi ngày, uống 50 mg vitamin B6 kết hợp với 1000 mcg vitamin B12 và 2500 mcg acid folic.

Liều dùng cho phụ nữ bị buồn nôn nhiều lần trong thai kỳ:

  • Dùng 10-25 mg pyridoxine, 3-4 lần/ngày.
  • Có thể kết hợp dùng liều khác gồm 75 mg vitamin B6 dạng phóng thích chậm kết hợp với 12 mcg vitamin B12 (cyanocobalamin), 1 mg axit folic và 200 mg canxi (PremesisRx). Uống hàng ngày với liều duy trì.
  • Đây là một thuốc dạng kê toa để được FDA chứng nhân trong điều trị buồn nôn, ốm nghén trong thai kỳ.

Liều dùng vitamin B6 cho trẻ em:

  • Trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi: Dùng 0,1 mg/ngày.
  • Trẻ từ 6-12 tháng tuổi: Dùng 0,3 mg/ngày.
  • Trẻ em từ 1-3 tuổi: Dùng 0,5 mg/ngày.
  • Trẻ em từ 4-8 tuổi: Dùng 0,6 mg/ngày.
  • Trẻ em 9-13 tuổi: Dùng 1,0 mg/ngày.
  • Trẻ em từ 14-18 tuổi: Dùng 1,3 mg/ngày đối với bé trai và 1,2 mg/ngày đối với bé gái.
  • Trẻ mắc bệnh động kinh: Dùng 10-10 mg tiêm truyền tĩnh mạch.

Liều dùng trên chỉ mang tính khuyến cáo, bạn cần đến gặp bác sĩ để nhận được liều lượng vitamin B6 phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.

III- Tác dụng phụ của vitamin B6

Như đã nói ở trên, vitamin B6 khi được bổ sung đầy đủ và đúng liều sẽ có thể giúp cho bạn có được hệ miễn dịch khỏe mạnh và ngăn ngừa được nhiều bệnh liên quan đến hệ thần kinh. Tuy nhiên, dư thừa vitamin B6 có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Thiếu kiểm soát và mất khả năng điều hòa một số bộ phận trên cơ thể.
  • Tổn thương, đau và biến dạng ở biểu bì da.
  • Mắc chứng nhạy cảm với ánh sáng mặt trời.
  • Các triệu chứng về tiêu hóa chẳng hạn như ợ nóng, buồn nôn.
  • Giảm khả năng thấy đau và nhạy cảm với nhiệt độ.

Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp phải các tác dụng phụ hiếm gặp khác như ù tai, buồn ngủ, chán ăn v.v…nhưng không phải người nào bị thừa vitamin B6 cũng gặp phải các biểu hiện trên.

IV- Vitamin B6 có thể tương tác với những loại thuốc nào?

Các phản ứng tương tác thuốc sẽ có thể làm thay đổi khả năng hoạt động các thành phần của thuốc và gia tăng các tác dụng phụ. Chính vì vậy, trước khi bổ sung vitamin B6 bạn cần chuẩn bị danh sách các tên thuốc (kê toa hoặc không kê toa) mà mình đanh dùng và gửi cho bác sĩ. Đồng thời, không được ngưng hoặc thay đổi liều thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Dưới đây là những tên thuốc có sự tương tác với vitamin B6 mà bạn cần biết:

  • Sử dụng vitamin B6 đồng thời với Aspirin hoặc các thuốc chống đông máu (warfarin, heparin…), thuốc ức chế tập hợp tiểu cầu, thuốc chống viêm không Steroid (ibuprofen, naproxen…) có thể làm tăng nguy cơ bị chảy máu.
  • Vitamin B6 có thể làm ảnh hưởng đến lượng đường ở trong máu của bạn, chính vì vậy người bị tiểu đường cần hết sức thận trọng khi bổ sung loại vitamin này.
  • Các loại thuốc hạ huyết áp sẽ xảy ra tương tác với vitamin B6.
  • Uống vitamin B6 kèm với Amiodarone sẽ làm tăng nguy cơ cháy nắng, bong tróc da hoặc phát ban trên diện rộng đối với vùng da có sự tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
  • Vitamin B6 thúc đẩy phenobarbital, phenytoin và levodopa phân chia nhanh hơn khi ở trong cơ thể của chúng ta. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động và hiệu quả của các loại thuốc như phenobarbital, phenytoin và levodopa.
  • Vitamin B6 sẽ cản trở sự hấp thu và tác động của các kháng sinh nhóm tetracycline.

Mặt khác, loại vitamin này có thể tương tác với các loại thức uống có cồn và làm thay đổi hoạt động của nó. Bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ  về việc uống vitamin B6 cùng với thức ăn, rượu và thuốc lá.

vitamin B6 và tương tác thuốc
Vitamin B6 có thể xảy ra phản ứng tương tác với một số loại thuốc khác.

V- Một số lưu ý khi sử dụng vitamin B6

Bên cạnh việc tìm hiểu những thông tin cần thiết, bạn cũng cần nắm rõ các lưu ý khi sử dụng vitamin B6 như thận trọng trước khi dùng, hàm lượng, bảo quản và xử lý khi dùng thuốc không đúng liều.

1- Thận trọng

Trước khi sử dụng vitamin B6 một lâu dài, bạn cần thông báo với bác sĩ nếu rơi vào một trong những trường hợp dưới đây:

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú.
  • Bạn đang dùng bất cứ loại thuốc nào khác, bao gồm thuốc (kê toa hoặc không kê toa), thực phẩm chức năng, thảo dược.
  • Bạn bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của vitamin B6 hoặc các loại thuốc khác.
  • Người bị tăng huyết áp hoặc đái tháo đường.

2- Dạng bào chế

Pyridoxine thường được bào chế dạng vitamin tổng hợp (bao gồm viên nhai và vitamin dạng nhỏ giọt dùng cho trẻ em) hoặc cũng có thể được bào chế ở dạng thuốc riêng lẻ. Vitamin B6 còn có những dạng như viên nén, gel mềm và viên ngậm. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các dạng bào chế của loại vitamin này ở các hiệu thuốc lớn.

3- Bảo quản

Vitamin B6 cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh độ ẩm cao và ánh sáng chiếu trực tiếp. Bạn cũng cần đọc kỹ hướng dẫn bảo quản được in trên bao bì để có thể bảo quản thuốc tốt nhất. Lưu ý để vitamin B6 xa tầm tay của trẻ em và vật nuôi, tránh trường hợp chúng nuốt phải và bị thừa vitamin.

Nếu thuốc chưa kịp dùng mà đã hết hạn sử dụng, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ về việc tiêu hủy.

4- Xử lý khi dùng quá hoặc thiếu liều

  • Trường hợp quá liều: Như đã nói ở trên, dùng vitamin B6 quá với số liều quy định sẽ có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, bạn cần thông báo ngay với bác sĩ nếu như rơi vào trường hợp này để được kiểm tra và xử lí kịp thời.
  • Trường hợp thiếu liều: Bạn có thể uống ngay loại vitamin này khi nhận ra mình đã bỏ quên 1 liều, nhưng nếu đã đến giờ uống liều tiếp theo thì bạn cũng không nên quan tâm đến liều đã bị thiếu. Sẽ không có vấn đề gì nghiêm trọng nếu bạn lỡ quên uống 1 liều vitamin.

Trên đây là những thông tin mang tính tham khảo về vitamin B6, hy vọng đã có thể giúp ích được cho bạn. Tất cả thắc mắc về điều trị, bạn vui lòng liên hệ với bác sĩ chuyên khoa.

 

Tin bài nên đọc

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.