Thuốc Atorvastatin có tác dụng gì?

Thuốc Atorvastatin có thành phần chính là hoạt chất Atorvastatin calcium. Thuốc thường được bác sĩ dùng trong điều trị hỗ trợ cho một chế độ ăn kiêng làm giảm LDL, triglycerid, apolipoprotein B, cholesterol toàn phần. Đồng thời làm tăng HDL ở những bệnh nhân bị rối loạn lipid máu hỗn hợp và tăng cholesterol nguyên phát.

Thuốc Atorvastatin
Thông tin cơ bản về công dụng, chỉ định, liều dùng, cách bảo quản và những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Atorvastatin

  • Nhóm thuốc: Thuốc có tác dụng đối với máu
  • Tên khác: Atorvastatine
  • Tên biệt dược: Atorhasan 10, Adezio 10, Atorec 10

Thông tin về thuốc Atorvastatin

Dạng bào chế

Viên nén, viên nén bao phim, viên nang cứng.

Thành phần

Thuốc Atorvastatin là sự kết hợp giữa hoạt chất Atorvastatin calcium và lượng tá dược vừa đủ trong một viên nén, viên nén bao phim, viên nang cứng.

Công dụng

Thuốc Atorvastatin là một loại thuốc làm giảm cholesterol. Thuốc có tác dụng ức chế sự sản sinh cholesterol ở gan bằng cách ức chế HMGCoA reductase – một enzym tạo cholesterol. Bên cạnh đó thuốc còn có tác dụng làm giảm mức cholesterol LCL (loại cholesterol xấu, có vai trò quan trọng trong bệnh động mạch vành). Đồng thời làm giảm mức cholesterol chung trong máu. Việc giảm mức LDL cholesterol có khả năng làm chậm sự tiến triển và thúc đẩy quá trình đảo ngược bệnh mạch vành.

Không giống như một số loại thuốc khác trong nhóm, thuốc Atorvastatin còn có khả năng tác động và làm giảm nồng độ triglycerid trong máu. Nồng độ triglycerid cao cũng là một trong những yếu tố có liên quan đến bệnh mạch vành.

Tham khảo thêm: Xơ Vữa Động Mạch Vành: Nguyên nhân, Chẩn đoán, Chữa trị

Chỉ định

Thuốc Atorvastatin được chỉ định dùng trong điều trị hỗ trợ cho một chế độ ăn kiêng làm giảm LDL, triglycerid, apolipoprotein B, cholesterol toàn phần. Đồng thời làm tăng HDL ở những bệnh nhân bị rối loạn lipid máu hỗn hợp (IIb và type IIa) và tăng cholesterol nguyên phát.

Ngoài ra thuốc Atorvastatin còn được dùng trong những trường hợp sau:

  • Giảm nồng độ triglycerid trong máu type IV
  • Điều trị các rối loạn betalipoprotein máu nguyên pháp type III
  • Điều trị hỗ trợ cùng với những biện pháp cải thiện bệnh lý và làm giảm lipid khác. Quá trình chữa bệnh này giúp làm giảm cholesterol LDL và cholesterol nguyên phát ở những bệnh nhân đang bị tăng cholesterol máu có liên quan đến tính chất gia đình đồng hợp tử.

Chống chỉ định

Thuốc Atorvastatin chống chỉ định với những trường hợp sau:

  • Những người có tiền sử mẫn cảm với hoạt chất Atorvastatin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Những bệnh nhân có bệnh gan tiến triển cùng với tình trạng tăng men gan dai dẳng do không xác định được nguyên nhân
  • Phụ nữ có thai và phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú.

Cách dùng và liều lượng

Cách dùng

Thuốc Atorvastatin được sử dụng thông qua đường miệng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị, người bệnh cần uống trọn một viên thuốc cùng với một ly nước đầy. Không nhai thuốc và không tán nhuyễn thuốc trước khi sử dụng.

Thuốc Atorvastatin chống chỉ định với phụ nữ có thai
Thuốc Atorvastatin chống chỉ định với phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú

Liều lượng

Liều dùng thuốc Atorvastatin như sau:

  • Liều khởi đầu: Dùng 10mg/lần/ngày
  • Khoảng liều cho phép: Dùng 10 – 80mg/lần/ngày, không liên quan đến bữa ăn
  • Liều tối đa: 80mg/ngày.

Lưu ý: Phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, mức độ phát triển bệnh lý và đáp ứng của từng đối tượng, liều dùng thuốc Atorvastatin có thể thay đổi theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Bảo quản

Thuốc độc hạng B

Thành phần giảm độc: Hàm lượng trong thuốc viên tối đa là 20mg.

Thuốc Atorvastatin cần được bảo quản tại những nơi có nhiệt độ từ 2 – 30 độ C. Ngoài ra, thuốc cần được bảo quản trong đồ đựng kín, để thuốc tại nơi thoáng mát và tránh ánh sáng mặt trời.

Giá thuốc

Thuốc Atorvastatin đang được bán với giá 63.000 VNĐ/hộp 3 vỉ x 10 viên 10mg.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Atorvastatin

Khuyến cáo khi dùng

Trước khi sử dụng thuốc và trong thời gian sử dụng thuốc Atorvastatin, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:

  • Thuốc Atorvastatin cần được sử dụng thận trọng ở những bệnh nhân thường xuyên uống nhiều rượu, có tiền sử hoặc đang bị bệnh gan
  • Trong thời gian chữa bệnh với thuốc Atorvastatin, người bệnh cần thường xuyên đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra chức năng gan
  • Trong trường hợp bị đau, yếu cơ hoặc căng cơ không rõ nguyên nhân, người bệnh cần đến bệnh viện và tái khám lại. Ngoài ra, người bệnh cũng cần thông báo với bác sĩ chuyên khoa nếu tình trạng đau, yếu cơ hoặc căng cơ kèm theo triệu chứng sốt, cơ thể mệt mỏi.
Khuyến cáo khi dùng thuốc Atorvastatin
Khi bị đau, yếu cơ hoặc căng cơ không rõ nguyên nhân trong thời gian sử dụng thuốc Atorvastatin, người bệnh cần đến bệnh viện và tái khám lại

Tác dụng phụ

Trong thời gian sử dụng thuốc Atorvastatin người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng ngoại ý nhẹ và thoáng qua.

  • Tiêu chảy
  • Táo bón
  • Buồn nôn
  • Đau bụng
  • Mất ngủ
  • Chóng mặt
  • Cơ thể mệt mỏi.

Người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc và thông báo với bác sĩ nếu nhận thấy cơ thể mắc phải một trong những tác dụng phụ nêu trên hoặc một số phản ứng khác.

Tham khảo thêm: Thuốc Atp có tác dụng gì?

Tương tác thuốc

Thuốc Atorvastatin có khả năng tương tác với một số loại thuốc điều trị khác. Sự tương tác này làm tăng nguy cơ xuất hiện bệnh lý cơ vân.

Để ngăn ngừa nguy cơ bệnh lý cơ vân, người bệnh cần tránh sử dụng đồng thời Atorvastatin cùng với những loại thuốc sau:

Ngoài ra, sự tương tác thuốc còn gây ra tình trạng giảm nồng độ thuốc khi sử dụng kết hợp với thuốc kháng acid.

Quá liều và xử lý

Trong trường hợp sử dụng thuốc Atorvastatin quá liều, người bệnh cần được hỗ trợ và điều trị triệu chứng khi cần thiết. Thuốc có khả năng gắn kết mạnh với protein huyết tương. Vì thế, quá trình thẩm tách máu không được hi vọng làm tăng đáng kể sự thanh thải hoạt chất Atorvastatin.

Sử dụng thuốc Atorvastatin quá liều và cách xử lý
Sử dụng thuốc Atorvastatin quá liều và cách xử lý

Bài viết là thông tin cơ bản về thành phần, công dụng, chống chỉ định, liều dùng và những điều cần lưu ý khi chữa bệnh với thuốc Atorvastatin. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Người bệnh cần liên hệ trực tiếp và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về tính hiệu quả và mức độ an toàn của thuốc. Ngoài ra người bệnh cần áp dụng liều dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Điều này sẽ giúp bạn tránh gây nguy hiểm và tránh khỏi những rủi ro không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm

Tắc nghẽn mạch máu não là gì?

Tắc Nghẽn Mạch Máu Não: Nguyên nhân, Cách phòng tránh

Tắc nghẽn mạch máu não là một trong những nguyên nhân gây tai biến. Tình trạng này thường xuất hiện...

Hướng điều trị xơ vữa động mạch

Xơ Vữa Động Mạch: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Hướng điều trị

Xơ vữa động mạch có diễn biến âm thầm, triệu chứng xuất hiện mờ nhạt khiến nhiều người chủ quan...

Lưu ý

9 Loại Nước Uống Cho Người Cao Huyết Áp Nên Biết Đến

Sử dụng một số loại nước uống cho người cao huyết áp từ rau củ quả tươi, trà thảo dược,...

Bệnh tim nên uống nước gì tốt cho quá trình điều trị?

Bệnh Tim Nên Uống Nước Gì Tốt Để Hỗ Trợ Cải Thiện?

Bệnh tim nên uống nước gì để giúp tăng cường hiệu quả điều trị? Đây là một trong những thắc...

Sâm là gì? Lợi ích đối với sức khỏe

Huyết Áp Cao Có Uống Được Sâm Không? Tăng Hay Giảm?

Huyết áp cao có uống được sâm không? Bên cạnh nhiều vấn đề liên quan đến bệnh huyết áp, đây...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. NinhNinh says: Trả lời

    Chào bác sỹ , cháu bị máu mỡ cAo cháu đã dc bác sỹ cho uống thuốc trong vòng 3 tháng atorvastitan 10 Mg và khi cháu đi khám thì kết quả của cháu trở về bình thường, cho cháu hỏi cháu có nên uống thêm nữa Ko vì cháu nghe nói thuốc này có tác dụng phụ làm tăng lượng đường trong máu nên cháu rất lo lắng, mong bác sỹ có thể tư vấn cho cháu dc Ko ạ

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *