Thuốc Trahes có những công dụng gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Thuốc Trahes được chỉ định để điều trị một số bệnh lý về đường hô hấp như: viêm phế quản mãn tính, viêm mũi dị ứng cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi. Đây cũng chính là sản phẩm do Công ty Cổ phần Dược – Vật tư Y tế Thanh Hóa, Việt Nam sản xuất và phân phối trên thị trường.

Những thông tin cần thiết về thuốc Trahes: Thành phần, liều lượng, cách dùng,...
Những thông tin cần thiết về thuốc Trahes: Thành phần, liều lượng, cách dùng,…
  • Tên biệt dược: Trahes 5 mg
  • Phân nhóm: Thuốc trị bệnh đường hô hấp
  • Dạng bào chế: Thuốc bột

I. Những thông tin cần thiết về thuốc Trahes

1. Thành phần hóa học

Mỗi gói thuốc Trahes có chứa:

  • Montelukast …………………………………. 5mg
  • Tá dược ……………………….. vừa đủ một gói

2. Chỉ định

Thuốc Trahes được chỉ định để điều trị một số bệnh lý về đường hô hấp cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi cụ thể như:

  • Điều trị và phòng ngừa viêm phế quản mãn tính
  • Điều trị bệnh hen cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với Aspirin
  • Phòng ngừa con thắt phế quản
  • Điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc viêm mũi dị ứng quanh năm gây ra các triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi, hắt hơi,…
  • Điều trị chứng thở khò khè do bệnh hen suyễn

3. Chống chỉ định

Thuốc Trahes chống chỉ định sử dụng cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với thành phần dược phẩm hoặc thành phần tá dược có trong thuốc. Hoặc các đối tượng đang và đã từng mắc bệnh gan, bệnh niệu.

Thuốc Trahes được chỉ định để ngăn chặn và phòng ngừa bệnh viêm hen phế quản, viêm mũi dị ứng
Thuốc Trahes được chỉ định để ngăn chặn và phòng ngừa bệnh viêm hen phế quản, viêm mũi dị ứng

4. Cách dùng

Thuốc Trahes được dùng chủ yếu bằng đường uống. Người bệnh nên sử dụng nhiều nước để quá trình hấp thụ thuốc được diễn ra tốt hơn.

5. Liều dùng

Để đạt được kết quả điều trị như mong muốn, người bệnh nên sử dụng thuốc đúng cách, đúng liều lượng, không được ngưng sử dụng thuốc đột ngột khi chưa được yêu cầu. Sử dụng thuốc đúng đối tượng, đúng có độ tuổi, cân nặng (đối với trẻ em) để tránh gặp phải các biến chứng không mong muốn. Thuốc Trahes được sử dụng theo sự chỉ dẫn của nhà sản xuất hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng cho người lớn

+ Liều dùng thông thường điều trị viêm mũi dị ứng:

  • Dùng 10 mg/ lần/ ngày. Người bệnh có thể chủ động sắp xếp sử dụng thuốc phù hợp với nhu cầu của bản thân.

+ Liều dùng thông thường điều bệnh hen suyễn:

  • Dùng 10 gram/ lần/ ngày. Người bệnh nên sử dụng thuốc vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.

+ Liều dùng thông thường để phòng ngừa co thắt phế quản:

  • Dùng 10 gram ít nhất 2 giờ trước khi vận động cơ thể. Sử dụng liều bổ sung không được dùng trong vòng 24 giờ của liều trước.

Liều dùng cho trẻ em

+ Liều dùng thông thường điều trị viêm mũi dị ứng:

  • Trẻ em từ 6 tháng – 23 tháng tuổi: Dùng 4 mg/ lần/ ngày.
  • Trẻ em từ 1 – 2 năm tuổi: Dùng 4 mg/ lần/ ngày, uống vào mỗi buổi tối.
  • Trẻ em từ 2 – 5 năm tuổi: Dùng 4 mg/ lần/ ngày.
  • Trẻ em từ 6 – 14 năm tuổi: Dùng 5 mg/ lần/ ngày.
  • Trẻ em trên 15 năm tuổi: Dùng 10 mg/ lần/ ngày.

+ Liều dùng thông thường điều trị bệnh hen suyễn:

  • Trẻ em từ 6 tháng – 23 tháng tuổi: Dùng 4 mg/ lần/ ngày.
  • Trẻ em từ 1 – 2 năm tuổi: Dùng 4 mg/ lần/ ngày, uống vào mỗi buổi tối.
  • Trẻ em từ 2 – 5 năm tuổi: Dùng 4 mg/ lần/ ngày.
  • Trẻ em từ 6 – 14 năm tuổi: Dùng 5 mg/ lần/ ngày.
  • Trẻ em trên 15 năm tuổi: Dùng 10 mg/ lần/ ngày.

+ Liều dùng thông thường điều trị co thắt phế quản:

  • Trẻ em từ 6 – 14 năm tuổi: Dùng 5 mg/ lần, dùng ít nhất 2 giờ trước khi vận động cơ thể.
  • Trẻ em từ 15 tuổi trở lên: Dùng 10 mg/ lần, dùng ít nhất 2 giờ trước khi vận động cơ thể.

6. Bảo quản thuốc

Mỗi loại thuốc sẽ có những phương pháp bảo quản khác nhau. Thông thường, thuốc cần được cất trữ trong hộp kín, cất trữ ở nhiệt độ phòng, nơi thoáng mát. Không được để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh năng mặt trời, gần ngọn lửa. Thuốc nên được cất trữ ở vị trí cách xa tầm tay của trẻ nhỏ, tránh trường hợp trẻ nuốt chửng.

Đối với những loại thuốc đã quá hạn sử dụng (được in trên bao bì) hoặc thuốc có dấu hiệu hư hỏng, người bệnh tuyệt đối không được sử dụng thuốc ấy. Người bệnh nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn về cách xử lý, không được tự ý vứt bỏ thuốc vào sọt rác, bồn cầu hay cống rãnh khi chưa được phép.

II. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Trahes

1. Thận trọng khi sử dụng

Một số lưu ý khi điều trị những vấn đề về đường hô hấp bằng thuốc Trahes:

  • Không sử dụng thuốc Trahes để điều trị cho các đối tượng mắc bệnh hẹn cấp tính.
  • Giảm liều dùng cho các đối tượng sử dụng thuốc chống hen khác hoặc các đối tượng thuộc trong các trường hợp sau: tăng bạch cầu ưa eosin, phát ban da, thở ngắn hoặc thở dốc, biến chứng bệnh thần kinh có khi được chẩn đoán lâm sàng viêm mạch hệ thống có tăng bạch cầu ưa eosin (hội chứng Churg – Strauss),…
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú hoặc các phụ nữ có dấu hiệu mang thai. Thuốc có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi hoặc con trẻ thông qua nhau thai hoặc đường cho bú.

2. Tác dụng phụ của thuốc

Sử dụng thuốc để điều trị bệnh luôn khiến nhiều bệnh nhân lo lắng về tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên, không phải đa số người bệnh điều trị bệnh bằng thuốc đều mắc phải các triệu chứng của tác dụng phụ. Đối với những triệu chứng phổ biến có thể bị tiêu biến sau một vài ngày sử dụng. Nhưng, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan với sức khỏe của chính mình. Hãy tìm đến bác sĩ để được trợ giúp khi gặp phải các triệu chứng dưới đây:

  • Các chứng bệnh ngày càng xấu đi
  • Nôn, buồn nôn
  • Ăn uống khó tiêu, đầy bụng
  • Buồn ngủ
  • Tiêu chảy
  • Đau khớp, đau các cơ
  • Đau đầu
  • Chảy máu, chảy máu dưới da, nổi bầm tím không rõ nguyên do
  • Đánh trống ngực
  • Thay đổi tâm trạng, hay lo âu, trầm cảm
  • Sốc phản vệ
  • Phù mạch
  • Kích ứng da: phát ban da, nổi mề đay, ngứa
  • Thâm nhiễm bạch cầu ưa eosin tại gan (trường hợp hiếm)

3. Tương tác thuốc

Người bệnh có thể sử dụng đồng thời thuốc Trahes cùng với các loại thuốc chuyên điều trị bệnh viêm mũi dị ứng hay bệnh hen mãn tính khác. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần thận trọng khi sử dụng với các loại thuốc đặc hiệu khác, thực phẩm chức năng, thảo dược, các loại vitamin cùng với thuốc Trahes, có thể gây ra một số tương tác không mong muốn.

Thận trọng sử dụng đồng thời thuốc Trahes cùng với các loại thuốc sau:

  • Thuốc điều trị tâm thần phân liệt: Clozapin
  • Thuốc điều trị HIV: Cobicistat
  • Thuốc điều trị ung thư máu: Nilotinib
  • Thuốc hạ mỡ máu: Gemfibrozil
  • Thuốc chống viêm: Prednisone
  • Thuốc Pixantrone
Thận trọng khi sử dụng thuốc Trahes với các loại thuốc khác
Thận trọng khi sử dụng thuốc Trahes với các loại thuốc khác

4. Xử lý khi sử dụng thuốc quá liều hoặc quên liều

Cách xử lý khi quên sử dụng thuốc

Trong trường hợp sử dụng thuốc quên liều, người bệnh cần sử dụng thuốc ngay khi nhớ ra. Nếu thời gian sử dụng liều tiếp theo sắp đến, người bệnh nên bỏ qua liều quên và tiếp tục sử dụng thuốc theo đúng lộ trình. Lưu ý, không sử dụng gấp đôi liều để bù vào liều quên.

Cách xử lý khi sử dụng thuốc quá liều

Khi sử dụng thuốc quá liều, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, khát nước, nôn, buồn nôn, buồn ngủ, đau đầu,… hoặc các triệu chứng nghiêm trọng không rõ nguyên nhân khác. Hiện nay không chưa có thông tin đặc hiệu để điều trị quá liều loại thuốc này. Do đó, người bệnh nên di chuyển đến các cơ sở y tế để dược cấp cứu kịp thời, có thể được tiến hành rửa ruột, hoặc cải thiện các vấn đề nhiễm độc thuốc tránh các biến chứng xấu xảy ra.

5. Thuốc Trahes được bán với giá bao nhiêu?

Thuốc Trahes được công ty Cổ phần Dược – Vật tư Y tế Thanh Hóa sản xuất và phân phối trải dọc nước ta. Người bệnh có thể tìm mua tại các cửa hàng thuốc Tây hay các cơ sở khám chữa bệnh với mức giá là 160.000 đồng/ hộp x 28 gói. Tuy nhiên, đây chỉ là mức giá tham khảo. Mức giá có thể bị chênh lệch tùy vào từng địa chỉ bán và thời điểm mua. Mặt khác, người bệnh nên tìm mua thuốc tại các cửa hàng y tế chất lượng để đảm bảo thuốc đang mua đảm bảo chất lượng, tránh hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết về thuốc Trahes. Tuy nhiên, nội dung bài viết chỉ có giá trị tham khảo. Do đó, bạn đọc không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn.

viêm tiểu phế quản co thắt

Bệnh viêm tiểu phế quản co thắt – Nguy hiểm, cần trị sớm

Viêm tiểu phế quản co thắt là bệnh đường hô hấp thường gặp ở đối tượng trẻ nhỏ. Nếu không...

Các triệu chứng viêm phế quản kéo dài trong bao lâu?

Các triệu chứng viêm phế quản kéo dài trong bao lâu?

Viêm phế quản gây hiện tượng tăng sinh dịch nhầy, kích thích sưng viêm và gây cản trở đến hệ...

Tìm hiểu về bệnh viêm phế quản dạng hen và cách điều trị

Viêm phế quản dạng hen là bệnh gì? Điều trị như thế nào?

Viêm phế quản dạng hen là một thể của bệnh viêm phế quản, xảy ra ở những người bị hen...

viêm phế quản khi mang thai

Viêm phế quản khi mang thai: Bệnh nguy hiểm cần cảnh giác

Viêm phế quản là bệnh lý rất dễ kích hoạt khi mang thai ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe...

Viêm phế quản có thể trở thành bệnh viêm phổi nếu không điều trị?

Viêm phế quản là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp vô cùng phổ biến, có khoảng 6% trẻ em và...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Đỗ thị bạch ngânĐỗ thị bạch ngân says: Trả lời

    Em chào bác sĩ ạ. Con em nay được 2 tuổi 8 tháng 12 ngày, bé cân nặng 17,2kg, cao 94cm. Bé đang bị viêm phế quản, hôm qua em đi khám bs ở bệnh viện an sinh có kê toa cho bé 1 số thuốc: cefdina 250mg/5ml, guacanyl 5mlH/20A, pulmorest 30mg/5ml, trahes 56mg/70ml, anaferon 3mg-H/20, top kids gold H/20A. Đi khám về bé ngủ từ trưa đến nữa đêm. 00h30′ em cho bé uống cữ thuốc đầu tiên, nhưng vì không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, nên có 2 loại cefdina và trahes em đã cho bé uống 5ml bột chứ không phải thuốc đã lắc cùng nước rồi mới đong 5ml. Đến 4h30′ sáng bé có đi ngoài nhưng phân màu vàng bình thường như mọi ngày, cả ngày bé vẫn ăn uống sinh hoạt không có gì bất thường. Đến cữ thuốc trưa em mới phát hiện mình đã cho bé uống sai cách. Đến 4h30 chiều bé đi ngoài lần nữa, phân ít nhưng màu phân như màu mắm ruốc, bé không khóc hay quấy gì cả. Nhưng màu phân như vậy có phải do uống thuốc quá liều không ạ? Giờ em phải làm sao ạ?

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.