Thuốc Cottu–F điều trị các triệu chứng bệnh đường hô hấp

Thuốc Cottu–F được chỉ định để làm giảm các triệu chứng  viêm mũi, ngạt mũi, sổ mũi ở trẻ em. Tùy vào từng lứa tuổi mà liều lượng sử dụng thuốc cũng khác nhau. Do đó, cần phải chú ý sử dụng thuốc đúng theo sự chỉ định của bác sĩ, tránh gây ra các tác dụng phụ không mong muốn cho người sử dụng.

Thuốc Cottu-F
Thuốc Cottu-F được sử dụng để điều trị các triệu chứng bệnh đường hô hấp

  • Nhóm thuốc: Thuốc có tác dụng trên đường hô hấp
  • Dạng thuốc: Si – rô

I/ Thông tin thuốc Cottu–F

Trước khi điều trị bằng Cottu–F, bệnh nhân cần chú ý một số thông tin sau đây:

1. Thành phần

  • Chlorpheniramine maleate
  • Anhydrous caffeine
  • DL-Methylephedrine hydrochloride
  • Dipotassium glycyrrhizinate

2. Chỉ định

Thuốc Cottu–F được chỉ định để làm giảm nhanh các triệu chứng của đường hô hấp như viêm mũi, ngạt mũi, hắt hơi sổ mũi ở trẻ em.

3. Chống chỉ định

  • Người có tiền sử quá mẫn với các thành phần của thuốc.
  • Bệnh nhân đang điều trị bằng 1 loại thuốc khác có chứa phenylpropanolamin HCL.
  • Trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi.

4. Liều lượng sử dụng thuốc Cottu–F

Thuốc Cottu–F thường được dùng với liều lượng từ 3 – 8ml tùy vào độ tuổi của bé. Lượng thuốc được chia thành 3 lần dùng mỗi ngày sau bữa ăn. Cụ thể như sau:

  • Trẻ từ 3 – 5 tháng tuổi: Uống 3ml/ngày, chia làm 3 lần dùng.
  • Trẻ từ 6 – 11 tháng tuổi: Dùng thuốc với liều lượng 4ml/ngày, chia làm 3 lần dùng.
  • Trẻ em có độ tuổi từ 1 – 2: Uống thuốc Cottu–F với liều dùng 6ml/ngày, chia thành 3 lần uống.
  • Trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi: Liều dùng là 8ml/ngày, chia thuốc thành 3 lần uống.

5. Bảo quản

  • Để thuốc xa tầm với của trẻ
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô thoáng, tránh cất ở nơi ẩm ướt hoặc nhiều ánh sáng mặt trời.

Có thể bạn quan tâm: Thuốc Vingen – Tác dụng, chống chỉ định và các lưu ý khi dùng

II/ Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Cottu–F

1. Tác dụng phụ

Tương tự như các loại thuốc khác, Cottu–F cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho người sử dụng. Thông thường, người bệnh có thể gặp phải những vấn đề sau:

  • Sốc phản vệ: Phù mặt, nổi mề đay, toát mồ hôi, chân tay lạnh, thở gấp. Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng này, ngưng dùng thuốc và thông báo với các bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý.
  • Tác dụng phụ trên đường tiêu hóa: Buồn nôn và nôn, khô miệng, táo bón, chán ăn.
  • Nổi ban, thiểu niệu.

Ngoài ra, tùy vào từng cơ địa và liều dùng mà thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ khác không được chúng tôi đề cập. Trao đổi với các bác sĩ để được cung cấp thêm thông tin về vấn đề này.

2. Thận trọng khi sử dụng thuốc Cottu–F

Trước khi điều trị bằng Cottu–F, báo với bác sĩ các thông tin về tiền sử bệnh lý và tình trạng sức khỏe của bản thân. Đặc biệt là thuộc các trường hợp sau đây:

  • Người mắc các bệnh mạn tính, thiểu niệu tiểu đường, tăng nhãn dán, cường giáp trạng, cao huyết áp, rối loạn tim, thân nhiệt tăng, thể trạng yếu.
  • Các trường hợp đang điều trị bằng các loại thuốc khác.
  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
  • Đối tượng dùng thuốc là trẻ nhỏ hoặc cao tuổi.
  • Thuốc có thể gây buồn ngủ hoặc gây hoa mắt, do đó không lái xe hoặc vận hành máy móc sau khi uống uống.

Ngoài ra, dùng nhiều loại thuốc cùng một lúc có thể làm thay đổi cơ chế hoạt động, tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ cho người dùng. Do đó, bệnh nhân cần phải báo với bác sĩ các thông tin về những loại thuốc mình đang dùng, kể cả các loại vitamin và thảo dược.

Trên đây là những thông tin tham khảo về thuốc Cottu–F. Để được cung cấp một cách chính xác và đầy đủ hơn những thông tin về liều dùng, công dụng, giá thuốc Cottu – F, vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Người bị viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì để bệnh không tái phát?

Người bị viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì để bệnh không tái phát? Làm sao để chữa khỏi?

Với những người bị viêm mũi dị ứng, việc điều trị bệnh sẽ trở nên dễ dàng hơn khi người...

6+ Thuốc Xịt Viêm Mũi Dị Ứng an toàn – cập nhật giá tiền thường xuyên

Hắt xì liên tục, sổ mũi, viêm họng, đau đầu là những biểu hiện thường gặp khi mắc phải viêm...

Chữa viêm mũi dị ứng bằng giấm táo được nhiều người áp dụng có tốt không?

Ngoài việc dùng trong chế biến thức ăn, làm đẹp, người ta còn dùng giấm táo trong điều trị bệnh,...

Các biến chứng do viêm mũi dị ứng gồm polyp mũi, viêm xoang, nhiễm trùng tai

Biến chứng do viêm mũi dị ứng là cực kỳ nguy hiểm: Cần ngăn chặn ngay!

Thông thường những người mắc bệnh viêm mũi dị ứng thường chủ quan về tình trạng bệnh của mình vì...

Viêm mũi do dị ứng phấn hoa phải làm sao để điều trị dứt điểm?

Viêm mũi do dị ứng phấn hoa là tình trạng khá phổ biến, xuất hiện chủ yếu vào những ngày...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *