Thuốc Thiophenicol có tác dụng gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Thuốc Thiophenicol là dược phẩm của Công ty liên doanh Dược phẩm Sanofi-Synthelabo Việt Nam. Thuốc thường được sử dụng trong các trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường niệu – sinh dục do các vi khuẩn nhạy cảm.

thuốc Thiophenicol
Thuốc Thiophenicol được sử dụng trong trường hợp nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm

  • Tên thuốc: Thiophenicol
  • Thành phần: Thiamphenicol
  • Phân nhóm: Kháng sinh nhóm phenicol

Những thông tin cần biết về thuốc Thiophenicol

1. Thành phần

Thuốc Thiophenicol có chứa thành phần chính là hoạt chất Thiamphenicol. Thiamphenicol là kháng sinh nhóm phenicol, có phổ kháng khuẩn rộng, tác dụng trên cả vi khuẩn gram âm và gram dương.

Hoạt chất này được dung nạp tốt ở các tế bào phổi nên thường được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn ở cơ quan này – đặc biệt là trong trường hợp vi khuẩn đáp ứng kém với các loại kháng sinh khác.

Thiamphenicol gây ức chế tổng hợp protein ở vi khuẩn bằng cơ chế gắn vào tiểu thể 50S của ribosom nhằm tiêu diệt khuẩn gây bệnh. Thiamphenicol có vị trí tác dụng tương tự như Lincomycin, Erythromycin, Troleandomycin và Clindamycin.

Ngoài ra, Thiamphenicol chủ yếu thải trừ qua thận ở dạng có hoạt tính nên còn được dùng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu – sinh dục.

2. Chỉ định

Thuốc Thiophenicol được chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Bệnh thương hàn do Salmonella Typhi nhạy cảm
  • Viêm xương chũm
  • Bạch dịch hạch
  • Viêm màng não mủ
  • Bệnh tularaemia
  • Áp xe não
  • Bệnh chét chuột
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp
  • Viêm niệu đạo lậu cầu
  • Nhiễm khuẩn Salmonella
  • Viêm niệu đạo không do lậu cầu
  • Nhiễm vi khuẩn yếm khí kháng với các loại kháng sinh khác
  • Viêm màng não do Haemophilus
  • Viêm túi mật cấp

3. Chống chỉ định

Chống chỉ định thuốc Thiophenicol cho những đối tượng sau:

  • Suy thận nặng
  • Suy tủy
  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi
  • Dị ứng và quá mẫn với các kháng sinh nhóm phenicol

4. Dạng bào chế – hàm lượng

  • Dạng bào chế: Viên nang bao phim
  • Hàm lượng: 250mg
  • Quy cách: Hộp 2 vỉ x 8 viên

5. Cách sử dụng – liều dùng

Sử dụng thuốc bằng đường uống. Nên dùng thuốc đều đặn vào cùng thời điểm trong ngày để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.

thuốc Thiophenicol
Cần sử dụng đều đặn để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất

Người lớn:

Liều dùng thông thường khi điều trị nhiễm khuẩn nặng

  • Dùng 30 – 50mg/ kg/ ngày. Liều dùng khuyến cáo: 1.5 – 3g/ ngày
  • Có thể tiêm tĩnh mạch trước khi dùng thuốc uống

Liều dùng thông thường khi điều trị lậu cấp tính ở nam giới

  • Dùng 2.5g/ lần
  • Chỉ dùng 1 liều duy nhất

Liều dùng thông thường khi điều trị nhiễm lậu cầu khác

  • Dùng 2.5g/ liều duy nhất
  • Sau đó duy trì 2g/ ngày trong 4 ngày tiếp theo

Trẻ em:

Liều dùng thông thường khi điều trị nhiễm khuẩn huyết và viêm màng não nặng

  • Tiêm khởi đầu liều 30 – 100mg/ kg/ 24 giờ
  • Sau đó giảm xuống 30mg/ kg/ 24 giờ, chia thành 4 lần

Thuốc Thiophenicol ít gây độc đối với thận và gan nên có thể sử dụng cho bệnh nhân suy thận

  • Độ thanh thải creatinin 30 – 60ml/ phút: Dùng 0.5g/ 2 lần/ ngày
  • Độ thanh thải creatinin 10 – 30ml/ phút: Dùng 0.5g/ lần/ ngày

6. Bảo quản

Bảo quản thuốc ở nơi khô thoáng, nhiệt độ trung bình từ 15 – 30 độ C và tránh ánh nắng trực tiếp.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Thiophenicol

1. Thận trọng

Sử dụng thuốc Thiophenicol có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong. Vì vậy trong thời gian đầu dùng thuốc, bạn nên ở lại bệnh viện để được theo dõi.

Hoạt chất Thiamphenicol có thể gây ức chế tủy xương, vì vậy chống chỉ định thuốc với bệnh nhân suy tủy hoặc thiếu máu nghiêm trọng.

Ngoài ra, thuốc Thiophenicol còn có thể gây ra hội chứng xám nếu sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ sinh thiếu tháng. Ở một số trường hợp, hội chứng này có thể xuất hiện ở trẻ 2 tuổi vì sản phụ sử dụng thuốc vào những tháng cuối thai kỳ.

thuốc Thiophenicol
Trẻ dưới 2 tuổi có nguy cơ mắc hội chứng xám khi sử dụng thuốc Thiophenicol

Sử dụng thuốc Thiophenicol liều cao trong điều trị dài hạn có thể dẫn đến viêm dây thần kinh thị giác. Ngay khi xuất hiện tác dụng phụ này, cần ngưng sử dụng thuốc để tránh gây nguy hiểm.

Tương tự các loại kháng sinh khác, sử dụng chế phẩm chứa Thiamphenicol có thể dẫn đến sự tăng trưởng quá mức các vi khuẩn không nhạy cảm. Nếu xảy ra bội nhiễm, cần ngưng sử dụng thuốc và tiến hành thay thế bằng loại thuốc phù hợp.

Chưa có nghiên cứu về độ an toàn và tác dụng phụ đối với phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Vì vậy cần tránh tình trạng tự ý sử dụng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa. Thận trọng khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân suy giảm chức năng gan và thận.

2. Tác dụng phụ

Thuốc Thiophenicol ít khi gây ra độc cho thận và gan. Tuy nhiên thuốc có thể gây độc cho đường huyết và làm phát sinh những tác dụng không mong muốn sau:

  • Thiếu máu
  • Giảm hồng cầu lưới
  • Giảm tiểu cầu
  • Giảm bạch cầu

Ngưng thuốc có thể khiến huyết cầu hồi phục nhanh chóng và xuất hiện các triệu chứng như:

  • Viêm miệng
  • Buồn nôn
  • Phản ứng quá mẫn ở da
  • Nôn mửa
  • Viêm lưỡi
  • Ỉa chảy
  • Đau bụng

Thông báo với bác sĩ các tác dụng phụ xảy ra trong thời gian điều trị.

Trong trường hợp chỉ xuất hiện các tác dụng phụ nhẹ, bác sĩ có thể yêu cầu ngưng dùng thuốc. Tuy nhiên trong trường hợp quá mẫn, cần tiến hành điều trị để tránh gây sốc phản vệ.

3. Tương tác thuốc

Thiophenicol có thể tương tác với những loại thuốc sau:

thuốc Thiophenicol
Thận trọng khi sử dụng thuốc Thiophenicol với Clorpropamid, Phenytoin, Phenobarbital,…
  • Thuốc chuyển hóa qua enzyme cytochrome P450 ở gan: Thuốc Thiophenicol gây ức chế enzyme này, vì vậy có thể ngăn chặn quá trình chuyển hóa của một số thuốc điều trị.
  • Dicumarol, Tolbutamid, Clorpropamid, Phenytoin: Thuốc Thiophenicol kéo dài nửa đời huyết tương và làm tăng tác dụng của những loại thuốc này. Vì vậy cần điều chỉnh liều nếu có ý định điều trị phối hợp.
  • Liệu pháp chống đông: Thiophenicol có khả năng kéo dài thời gian prothrombin ở người sử dụng liệu pháp chống đông.
  • Phenobarbital: Phenobarbital gây cảm ứng enzyme cytochrome P450, có thể làm giảm nồng độ hoặc phá hủy Thiophenicol.
  • Vitamin B12, Sắt, Acid folic: Thuốc Thiophenicol làm chậm tác dụng của những loại thuốc này.
  • Rifampin: Làm giảm nồng độ thuốc Thiophenicol trong huyết tương do Rifampin gây cảm ứng các enzyme chuyển hóa Thiophenicol.
  • Thuốc gây suy giảm tủy xương: Sử dụng đồng thời với thuốc Thiophenicol làm tăng nguy cơ suy tủy.

4. Quá liều và cách xử lý

Triệu chứng quá liều thuốc Thiophenicol, bao gồm: Nhiễm toan chuyển hóa, hạ huyết áp, thiếu máu, hạ thân nhiệt,… Trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành rửa dạ dày, sau đó điều trị triệu chứng và hỗ trợ.

Dùng vỏ bưởi chữa viêm phế quản – mẹo dân gian ít người biết

Ít ai biết rằng, vỏ bưởi - thành phần tưởng chừng như bỏ đi lại được ứng dụng trong điều...

Viêm phế quản mạn tính là gì? Làm thế nào để chẩn đoán và điều trị?

Viêm phế quản mạn tính là một trong những bệnh về phổi mà hiện nay nhiều người mắc phải. Theo...

Viêm phế quản: Nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu và điều trị

Viêm phế quản là tình trạng niêm mạc của ống phế quản bị viêm. Là một bệnh lý phổ biến,...

Viêm phế quản có thể trở thành bệnh viêm phổi nếu không điều trị?

Viêm phế quản là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp vô cùng phổ biến, có khoảng 6% trẻ em và...

Tìm hiểu cách chữa ho có đờm bằng rễ cây dâu

Bài thuốc chữa ho có đờm bằng rễ cây dâu cực hay

Bên cạnh việc uống thuốc tây, chữa ho có đờm bằng rễ cây dâu tằm cũng có thể khắc phục...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.