Thuốc Statripsine chống phù nề, làm lỏng dịch hô hấp

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Thuốc Statripsine là dược phẩm của Công ty liên doanh TNHH Stada-Việt Nam. Thuốc được sử dụng để làm lỏng dịch tiết hô hấp trên ở bệnh nhân viêm phế quản, viêm xoang, phổi và hen suyễn. Đồng thời có tác dụng điều trị phù nề sau phẫu thuật hoặc sau chấn thương.

thuốc statripsine giá bao nhiêu
Thuốc Statripsine là dược phẩm của Công ty liên doanh TNHH Stada-Việt Nam

  • Tên thuốc: Statripsine
  • Phân nhóm: Thuốc giảm đau, hạ sốt
  • Dạng bào chế: Viên nén
  • SDK: VD-21117-14

Những thông tin cần biết về thuốc Statripsine

1. Thành phần

Thuốc có chứa thành phần Alpha chymotrypsin. Thành phần này là enzyme thủy phân protein nhằm điều trị phù mô mềm và giảm viêm.

2. Chỉ định

Thuốc Statripsine được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Điều trị phù nề sau phẫu thuật hoặc sau chấn thương (chấn thương cấp, dập tím mô mềm, tụ máu, nhiễm trùng, chuột rút, tổn thương mô mềm, bong gân, mi mắt phù nề, chấn thương do chơi thể thao,…)
  • Làm lỏng dịch tiết hô hấp trên ở bệnh nhân viêm phế quản, viêm xoang, phổi và hen suyễn.

Statripsine còn có một số tác dụng không được đề cập trong bài viết. Tuy nhiên bạn chỉ nên sử dụng thuốc để điều trị các vấn đề sức khỏe khác khi có yêu cầu từ bác sĩ.

3. Chống chỉ định

Chống chỉ định thuốc Statripsine cho các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân quá mẫn với bất cứ thành phần nào trong thuốc.
  • Bệnh nhân giảm alpha – 1 – antitrypsin.

Nếu bạn thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ giảm alpha – 1 – antitrypsin (bệnh nhân bị hội chứng thận hư, tắc nghẽn phổi mãn tính,…), cần thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe để được cân nhắc việc điều trị bằng Statripsine.

4. Dạng bào chế – hàm lượng

  • Dạng bào chế: Viên nén
  • Hàm lượng: 4.2g
  • Quy cách: Hộp 2 vỉ x 10 viên; Hộp 5 vỉ x 10 viên

5. Cách dùng – liều lượng

Thuốc có thể được sử dụng bằng đường uống hoặc ngậm. Tham khảo thông tin trên tờ hướng dẫn đi kèm để biết cách dùng cụ thể, liều lượng và thời gian sử dụng Statripsine.

thuốc kháng viêm statripsine
Thuốc Statripsine có thể được sử dụng bằng đường uống hoặc ngậm

Liều lượng dùng thuốc phụ thuộc vào cách sử dụng, tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh và một số yếu tố khác.

Liều dùng khi uống:

  • Dùng 2 viên/ lần, ngày dùng từ 3 – 4 lần
  • Tuyệt đối không nhai hay cắn đôi thuốc

Liều dùng khi ngậm dưới lưỡi:

  • Dùng 4 – 6 viên/ ngày, chia thành nhiều lần dùng
  • Để viên nén tan ở dưới lưỡi, không nhai thuốc

Trao đổi với bác sĩ nếu có ý định dùng thuốc cho trẻ nhỏ.

6. Bảo quản

Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng, nhiệt độ cao và nơi có nhiều độ ẩm.

7. Giá thành

Thuốc Statripsine có giá bán khoảng 55 – 60.000 đồng/ Hộp 5 vỉ x 10 viên.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Statripsine

1. Thận trọng

Thận trọng khi dùng thuốc cho bệnh nhân rối loạn đông máu, người đang thực hiện liệu pháp kháng đông, vừa hoặc sắp thực hiện phẫu thuật, bệnh nhân dị ứng với protein, loét dạ dày,…

Chưa có nghiên cứu cụ thể về mức độ ảnh hưởng của thuốc đối với phụ nữ mang thai và cho con bú. Tuy nhiên nhóm đối tượng này có thể gặp phải những tác dụng không mong muốn khi sử dụng. Cần tham vấn bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng loại thuốc này.

gia thuốc statripsine
Tham vấn bác sĩ trước khi dùng thuốc cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú

Dùng thuốc với liều cao có thể gây ra phản ứng dị ứng nhẹ. Do đó chỉ nên sử dụng thuốc với liều lượng và tần suất được chỉ định.

Không khuyến cáo dùng thuốc trong phẫu thuật đục nhân mắt ở người dưới 20 tuổi vì Statripsine có thể gây mất dịch kính. Không dùng Statripsine cho bệnh nhân đục mắt bẩm sinh hoặc người bị tăng áp suất dịch kính.

2. Tác dụng phụ

Chưa có tác dụng phụ lâu dài được ghi nhận ngay cả khi dùng Statripsine trong điều trị dài hạn – trừ những đối tượng có nguy cơ cao được đề cập trong mục thận trọng và chống chỉ định.

Các tác dụng phụ tạm thời, gồm có:

  • Màu sắc, mùi và độ rắn của phân có sự thay đổi
  • Nặng bụng
  • Đầy hơi
  • Táo bón
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn

Nếu các tác dụng phụ tạm thời có xu hướng kéo dài và trở nên nghiêm trọng hơn, bạn cần báo với bác sĩ chuyên khoa để có hướng khắc phục kịp thời.

3. Tương tác thuốc

Statripsine có thể tương tác với một số thuốc và thực phẩm sau:

sdk thuoc statripsine
Thuốc Statripsine có thể tương tác với thuốc dạng enzyme khác, thuốc chống đông máu, Acetylcysteine,…
  • Thuốc dạng enzyme khác: Làm tăng hiệu quả của Statripsine.
  • Hạt đậu nành, jojoba: Protein trong những loại thực phẩm này có thể ức chế hoạt tính của thuốc Statripsine. Cần nấu chín để phân hủy các protein này trước khi ăn.
  • Acetylcysteine: Không nên sử dụng cùng lúc với chế phẩm có chứa Alpha chymotrypsin.
  • Thuốc chống đông máu: Statripsine làm tăng tác dụng chống đông máu của nhóm thuốc này.

Ngoài ra, cần điều chỉnh chế độ ăn nhằm tăng hoạt tính của thuốc Statripsine. Trao đổi với bác sĩ để xây dựng chế độ dinh dưỡng thích hợp trong thời gian dùng thuốc.

Có thể bạn quan tâm

Các triệu chứng viêm phế quản kéo dài trong bao lâu?

Các triệu chứng viêm phế quản kéo dài trong bao lâu?

Viêm phế quản gây hiện tượng tăng sinh dịch nhầy, kích thích sưng viêm và gây cản trở đến hệ...

Trong dân gian có nhiều bài thuốc từ rau diếp cá làm khỏi bệnh viêm phế quản.

Bài thuốc chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá theo ông bà xưa

Rau diếp cá có tính năng sát khuẩn, diệt ký sinh trùng,... nên có thể dùng để điều trị bệnh...

Bệnh viêm tiểu phế quản có nguy hiểm không?

Viêm tiểu phế quản có nguy hiểm không? Biến chứng gì?

Tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, rối loạn nhịp tim, co giật, ngừng thở, xẹp phổi… là những...

Tìm hiểu về bệnh viêm phế quản khi mang thai và cách điều trị

Viêm phế quản khi mang thai: Biện pháp ngăn ngừa và điều trị

Việc thay đổi các nội tiết tố và hoạt động của hệ miễn dịch trong giai đoạn mang thai sẽ khiến...

Bỏ túi cách chữa viêm phế quản bằng hành tây thật đơn giản

Viêm phế quản có thể khởi phát trong hoặc sau một đợt cảm lạnh, cúm. Bên cạnh việc dùng thuốc...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *