Alphachymotrypsin là thuốc gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Alphachymotrypsin thuộc nhóm thuốc kháng viêm không chứa steroid. Nó được dùng để làm giảm sưng tấy sau chấn thương hoặc sau các ca phẫu thuật, khắc phục các chứng bệnh hen suyễn, viêm phế quản mãn tính, viêm khớp… và các chứng bệnh da liễu khác. Nắm rõ các thông tin sau đây sẽ giúp bạn biết cách sử dụng thuốc an toàn, hạn chế nguy cơ mắc các tác dụng phụ.

Thuốc Alphachymotrypsin và những thông tin cần biết
Thuốc Alphachymotrypsin và những thông tin cần biết
  • Tên hoạt chất: Chymotrypsin.
  • Tên thương hiệu: Tên biệt dược (Alphachymotrypsine Choay, Alphachymotrypsin Glomed, Alphachymotrypsine TV Pharm…).
  • Nhóm thuốc: Enzyme kháng viêm.
  • Dạng thuốc: Viên nén, dung dịch tiêm, kem thoa ngoài, dung dịch hít…

I. Các thông tin về thuốc Alphachymotrypsin

Từ các cuộc khảo sát, những người đã sử dụng Alphachymotrypsin đều cảm nhận được hiệu quả của thuốc. Nhưng không phải ai cũng hiểu về nguồn gốc của thuốc cũng như thành phần bên trong. Việc hiểu rõ về các thành phần có trong thuốc sẽ giúp việc sử dụng có hiệu quả và an toàn hơn.

Sau đây là các thông tin bạn có thể tìm hiểu về thuốc:

1. Thành phần

  • Tá dược: Tinh bột mì, Đường trắng, tinh dầu bạc hà,…..
  • Chymotrypsin

Chymotrypsin là một loại enzyme có khả năng phân giải protein được điều chế ở dạng tinh khiết từ tuyến tụy, sau đó được đông khô lại trước khi đóng gói. Nó sở hữu đặc tính kháng viêm mạnh mẽ, vì vậy có thể đẩy nhanh các quá trình tái tạo lại các tế bào bị viêm, làm giảm sưng đau ở những vết thương sau phẫu thuật hoặc chấn thương. Hơn nữa, do mang đặc tính phân giải protein nên Chymotrypsin còn có khả năng phân hủy tại chỗ các thành phần bị xơ hóa bởi các quá trình viêm cấp tính hoặc mãn tính xảy ra trên bề mặt da.

2. Tác dụng của thuốc Alphachymotrypsin

Alphachymotrypsin thường được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Điều trị phù nề sau chấn thương hoặc sau mổ.
  • Có tác dụng làm loãng các dịch nhầy được tiết ra ở đường hô hấp, được dùng để giảm các triệu chứng của bệnh hen, viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, viêm xoang.
  • Các loại thuốc thoa ngoài được chỉ định trong điều trị các chứng bệnh viêm da như mụn nhọt, loét, áp xe, sẹo lồi…
  • Chữa trị thấp khớp, viêm quanh khớp, co thắt Dupuytren.
  • Giảm các chấn thương ở mắt

Ngoài ra thuốc còn có thể được dùng với các mục đích khác mà không được chúng tôi liệt kê trên đây. Để được cung cấp thêm thông tin, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về vấn đề này.

3. Chống chỉ định

Thuốc Alphachymotrypsin chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Các trường hợp bị giảm alpha-1 antitrypsin.

4. Dạng thuốc

Alphachymotrypsin là loại thuốc được điều chế ở nhiều dạng khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Viên nén.
  • Viên nhai, ngậm (vỉ thiếc)
  • Dung dịch tiêm.
  • Thuốc dạng hít.
  • Kem thoa ngoài.

5. Liều dùng

Vì Alphachymotrypsin tồn tại ở nhiều dạng khác nhau nên liều lượng và thời gian sử dụng cũng được quy định khác nhau. Cụ thể:

  • Viên nén: Mỗi ngày sử dụng từ 3 – 4 lần, mỗi lần 2 viên (4,2mg).
  • Viên ngậm: Dùng 4 – 6 viên/ ngày. Chia làm nhiều lần để sử dụng trong ngày.

Ngoài ra với các dạng thuốc khác bạn hãy sử dụng theo sự hướng dẫn của bác sĩ và hướng dẫn được ghi trên bao bì.

6. Cách sử dụng

Khi sử dụng thuốc, cần phải tuân thủ đúng theo sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian đã được quy định. Tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều dùng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Ngoài ra, cần lưu ý thêm một số điều như sau:

  • Nếu là thuốc dạng tiêm, bạn phải sử dụng các dụng cụ đo để xác định chính xác liều lượng thuốc mình cần dùng, tránh trường hợp dùng quá liều.
  • Với dạng thuốc thoa ngoài, không được dùng băng bó vùng da được thoa thuốc. Vì điều này sẽ làm cho lượng thuốc hấp thụ qua da tăng lên quá nhiều, từ đó nguy cơ mắc các tác dụng phụ cũng tăng theo.
  • Nếu dùng thuốc dạng viên ngậm, hãy đặt chúng ở đầu lưỡi và ngậm cho đến khi thuốc tan hết.
  • Tuyệt đối không được nghiền nát thuốc dạng viên nén mà cần phải uống trọn viên thuốc cùng với chút nước. Vì khi uống thuốc đã được nghiền nát sẽ khiến cơ thể hấp thụ một lượng thuốc quá lớn, làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ.
  • Nếu sau một thời gian điều trị mà thấy tình trạng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc cảm thấy bệnh nặng thêm, bạn phải ngưng sử dụng và cần liên hệ với các bác sĩ để được tư vấn.

7. Cách bảo quản thuốc Alphachymotrypsin

Cách bảo quản thuốc đúng cách để phát huy được hết công dụng:

  • Để thuốc xa tầm tay trẻ em.
  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh để thuốc ở những nơi ẩm ướt hoặc có nhiều ánh sáng mặt trời.
  • Cần phải đọc kỹ các hướng dẫn bảo quản thuốc được ghi trên bao bì.
  • Không chứa thuốc đã cũ hoặc hết hạn sử dụng.

8. Giá thuốc Alphachymotrypsin

Thuốc Alphachymotrypsin có giá bán trên thị trường là 76.000/hộp

Hiện trên thị trường đang có rất nhiều hàng giả hoặc người dùng mua phải giá đắt. Nên để được sử dụng thuốc chất lượng mà có giá niêm yết thì người dùng có thể tìm kiếm những địa điểm mua bán uy tín, đáng tin cậy để mua sản phầm.

II. Những điều cần lưu ý khi sử dụng Alphachymotrypsin

Cần lưu ý những vấn đề gì khi sử dụng Alphachymotrypsin?
Cần lưu ý những vấn đề gì khi sử dụng Alphachymotrypsin?

1. Tác dụng phụ

Những tác dụng phụ mà Alphachymotrypsin gây ra khá hiếm, chỉ xuất hiện ở một số ít trường hợp. Các vấn đề mà người bệnh có thể gặp phải bao gồm:

  • Với dạng thuốc uống: Gây rối loạn tiêu hóa.
  • Khi tiêm ở bắp cơ: Ở vị trí tiêm có thể bị viêm, sưng, hay một số phản ứng nghiêm trọng khác.
  • Nếu dùng thuốc cho mắt: Làm tăng áp lực ở mắt, tê liệt mống mắt hoặc dẫn đến viêm giác mạc.
  • Tiêm tĩnh mạch: Có thể gây ra các phản ứng dị ứng như ngứa, phát ban, sưng môi, miệng…
  • Tình trạng đau khớp diễn ra chậm dần hoặc có thể kéo dài nhiều tháng cũng là triệu chứng do thuốc gây ra.
  • Trường hợp nặng có thể gây khó thở, mất ý thức hay tử vong.

Ngoài ra, tùy vào từng đối tượng mà thuốc có thể gây ra các vấn đề khác mà không được chúng tôi liệt kê ở đây. Để được cung cấp thêm thông tin về vấn đề này, bạn nên trao đổi với các bác sĩ.

2. Thận trọng và cảnh báo

Các thông tin về tiền sử bệnh lý, tình trạng sức khỏe của bản thân là những điều bạn cần phải thông báo đầy đủ với các bác sĩ trước khi sử dụng Alphachymotrypsin, nhất là khi thuộc một trong các trường hợp:

  • Bị rối loạn đông máu.
  • Người sử dụng các liệu pháp chống đông.
  • Đã hoặc sắp thực hiện phẫu thuật.
  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
  • Trẻ nhỏ.
  • Bệnh nhân mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa như bị viêm loét dạ dày

3. Tương tác thuốc

  • Để tăng hiệu quả điều trị, Alphachymotrypsin thường được chỉ định sử dụng kết hợp với các loại thuốc dạng enzyme khác.
  • Không sử dụng đồng thời Alphachymotrypsin với các thực phẩm họ đậu, nhất là hạt đậu jojoba, hạt đậu nành dại. Vì chúng có thể làm cản trở sự hoạt động của các hoạt tính có trong thuốc này.
  •  Tránh dùng Alphachymotrypsin kết hợp với Acetylcystein và các loại thuốc chống đông máu.

Bên cạnh các thông tin mà chúng tôi đã nêu,  Alphachymotrypsin có thể tương tác với các loại thuốc khác nữa. Chính vì vậy, để bảo đảm an toàn cho chính bản thân, hãy chắc chắn rằng bạn đã cung cấp đầy đủ các thông tin về những loại thuốc đang dùng, kể các loại thảo dược và vitamin cho các bác sĩ.

4. Cách xử lý khi dùng thiếu/ quá liều

  • Dùng thiếu liều: Hãy dùng liều đã quên ngay khi nhớ ra. Nếu gần thời gian dùng liều tiếp theo, bạn hãy bỏ qua liều cũ, không được tự ý tăng liều để bù lại.
  • Dùng quá liều: Nếu thấy cơ thể các các biểu hiện bất thường như ngứa, phát ban, miệng môi sưng tấy… hãy thông báo với các bác sĩ hoặc các trung tâm y tế để được xử lý.

Việc sử dụng thuốc Alphachymotrpsin cần phải tìm hiểu kỹ để tránh một số nguy hại cho cơ thể cũng như biết cách xử lý kịp thời để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân người sử dụng.

Có thể bạn quan tâm

Viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng khác nhau như thế nào?

 Viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng là hai căn bệnh khác nhau. Thế nhưng, hầu hết bệnh...

Hướng dẫn cách chữa viêm phế quản bằng tỏi đơn giản lại rẻ tiền

Viêm phế quản là bệnh đường hô hấp phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Bệnh có thể tự khỏi...

Dùng vỏ bưởi chữa viêm phế quản – mẹo dân gian ít người biết

Ít ai biết rằng, vỏ bưởi - thành phần tưởng chừng như bỏ đi lại được ứng dụng trong điều...

Cách chữa viêm phế quản bằng mật ong tự nhiên ít người biết đến

Viêm phế quản là tình trạng niêm mạc đường thở bị sưng viêm, làm xuất hiện triệu chứng ho, sốt...

Trong dân gian có nhiều bài thuốc từ rau diếp cá làm khỏi bệnh viêm phế quản.

Bài thuốc chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá theo ông bà xưa

Rau diếp cá có tính năng sát khuẩn, diệt ký sinh trùng,... nên có thể dùng để điều trị bệnh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *