Thuốc Quinidine là thuốc gì?

Quinidine là một loại thuốc theo toa được sử dụng để điều trị hoặc ngăn ngừa bệnh rối loạn nhịp tim. Nó hoạt động bằng cách ngăn chặn một số hoạt động bất thường của tim. Quinidine chỉ lá một viên thuốc uống có sẵn, không có tên thương hiệu riêng.

Thuốc Quinidine dạng viên nén 200mg
Thuốc Quinidine dạng viên nén 200mg
  • Tên biệt dược: Quinidine.
  • Tên hoạt chất: Quinidine.
  • Nhóm thuốc: thuốc tim mạch.
  • Dạng thuốc: viên nén thông thường và viên nén giải phóng kéo dài và dung dịch.

Thông tin về thuốc Quinidine

1/ Công dụng

Thuốc Quinidine được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa một số tình trạng như chuyển đổi rung tâm nhĩ, giảm tần suất tái phát thành rung tâm nhĩ ức chế rối loạn nhịp tim thất. Nó làm giúp giảm số lượng nhịp tim không đều.

Bên cạnh đó, thuốc Quinidine còn được sử dụng để điều trị bệnh sốt rét bằng cách ngăn chặn ký sinh trùng phát triển. Trong một số trường hợp khác, các bác sĩ sẽ kết hợp với một số loại thuốc khác để chữa trị một số bệnh.

Thuốc Quinidine chỉ được sử dụng khi các loại thuốc khác không mang lại hiệu quả điều trị bệnh.

2/ Thành phần của thuốc

Mỗi viên thuốc Quinidine chứa 300mg Quinidine sulfate và một số thành phần không hoạt động như keo, monoglyceride acetyl hóa, canxi sulfat, sáp carnauba, mực ăn được, FD & C Blue 2, gelatin, guar gum, magiê oxit, magiê stearate, polysorbates, shellac, sucrose, titan dioxide, sáp trắng và một số thành phần khác.

3/ Cơ chế hoạt động

Thuốc Quinidine là một loại thuốc chống rối loạn nhịp tim thuộc nhóm 1a. Nó hoạt động bằng cách làm chậm các xung điện làm cho cơ tim co bop và bơm máu. Với bệnh rối loạn nhịp tim, các cơn co thắt cơ tim sẽ không đều, nó làm chậm các xung điện để điều chỉnh nhịp tim và ngăn chặn chứng loạn nhịp tim.

4/ Chống chỉ định

Thuốc Quinidine, được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ đứa ra cảnh báo cho các bác sĩ và bệnh nhân rằng thuốc có thể gây nguy hiểm cho người bệnh. Vì vậy, nếu bạn đang mắc hoặc đã từng mắc các bệnh sau đây nên cẩn thận và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng:

  • Bệnh thận và bệnh gan.
  • Nhịp tim chập.
  • Suy tim sung huyết.
  • Người bị đau tim nghiêm trọng.
  • Điện tâm đồ bất thường.
  • Nồng độ kali hoặc magie trong máu thấp.
  • Yếu cơ.
  • Các bệnh nhiễm trùng.

Người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc cũng tuyệt đối không được sử dụng.

Nếu bạn chuẩn bị phẫu thuật hãy báo cho bác sĩ của bạn biết bạn đang dùng Quinidine để nhận được tư vấn chính xác nhất.

Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú không nên uống Quinidine vì nó gây ảnh hưởng đến thai nhi và thuốc có khả năng truyền vào sữa mẹ.

Trẻ em dưới 18 tuổi chưa được sử dụng thuốc.

5/ Cách sử dụng thuốc

Trước khi sử dụng thuốc, bạn nên dùng trước một liều thử nghiệm ít hơn liều lượng thông thường để xem cơ thể có bị dị ứng với thuốc không.

Thuốc được uống trực tiếp bằng đường miệng với một ly nước đầy. Thuốc được sẽ phát huy tác dụng tốt nhất khi bụng đói, tuy nhiên bạn nên sử dụng sau bữa ăn để tránh bị đau dạ dày và tuyệt đối không nằm xuống trong vòng 10 phút sau khi uống thuốc.

Không nên nghiền nát hoặc nhai thuốc khi sử dụng mà phải uống trực tiếp nguyên viên. Nếu chưa có sự chỉ định của bác sĩ bạn cũng không nên chia nhỏ viên thuốc.

Đối với dạng dung dịch thuốc dẽ được truyền vào cơ thể.

Hãy sử dụng thuốc đều đặn mỗi ngày để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.

6/ Liều dùng

Liều dùng dành cho người lớn mắc bệnh rối loạn nhịp tim:

  • Viên nén thông thường: uống từ 100 – 600mg cho một liều, mỗi ngày uống từ 3 -4 lần, mỗi lần cách nhau 4 – 6 tiếng. Liều khởi đầu là 200mg và được điều chỉnh dần để đạt hiệu quả điều trị.
  • Viên giải phóng kéo dài: mỗi lần uống từ 300 – 600mg mỗi lần uống cách nhau từ 8 – 12 giờ.

Liều dùng dành cho người lớn bị sốt rét:

Sử dụng thuốc Quinidine ở dạng thuốc tiêm với liều lượng như sau:

  • Liều lượng sử dụng ban đầu là 24mg/kg thuốc Quinidine dạng tiêm đem pha loãng trong 250ml dung dịch để truyền trong 4 giờ.
  • Liều duy trì: sau 24 giờ tiếp tục truyền với liều lượng 24mg/kg trong 4 giờ, cứ cách 8 giờ truyền một lần trong 7 ngày hoặc đến khi có thể điều trị bằng đường uống.

7/ Bảo quản thuốc

Hãy bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng từ 20 – 25ºC để thuốc không bị hư hỏng.

Không để thuốc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời hoặc ở nơi có nhiệt độ quá cao và cũng không nên để thuốc gần khu vực ẩm ướt.

Đặt thuốc tránh xa khỏi tầm tay của trẻ em.

Thuốc Quinidine dạng viên nén giải phóng kéo dài 324mg
Thuốc Quinidine dạng viên nén giải phóng kéo dài 324mg

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc

1/ Khuyến cáo khi dùng

  • Thuốc Quinidine có thể gây ra những phản ứng dị ứng di dùng vì vậy hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn có những triệu chứng như khó thở, sưng đau họng…
  • Nên uống thuốc với thức ăn để tránh bị đau dạ dày.
  • Trong quá trình điều trị bằng thuốc Quinidine bạn không nên ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi vì nó làm thay đổi lượng thuốc trong máu.
  • Cũng tương tự như vậy, lượng muối ăn giảm cũng sẽ làm cho lượng thuốc được hấp thấp trong cơ thể bạn bị tăng lên nên hãy báo cho bác sĩ biết nếu bạn có ý định giảm lượng muối.

2/ Tác dụng phụ của thuốc

Một số tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng thuốc Quinidine gồm:

  • Gây tổn thương gan: vàng da hoặc vàng tròng mắt.
  • Huyết áp thấp: chóng mặt, cảm thấy mờ nhạt, khó thở.
  • Các vấn đề về tự miễn và viêm nhiễm: khó thở, co giật, sốt, ngứa, phát ban, viêm đau cơ…
  • Rối loạn tế bào máu: mệt mỏi, yếu đuối, cơ thể bầm tím…
  • Các phản ứng về da: phát ban gây ngứa da, viêm da tróc vảy…
  • Các phản ứng khác: ù tai, mất thính lực, chóng mặt, mờ mắt, suy giảm trí nhớ…

Nếu gặp phải những tình trạng như trên bạn nên ngưng sử dụng thuốc ngay lập tức và đến bác sĩ để được kiểm tra tình trạng bệnh.

3/ Tương tác thuốc

Thuốc Quinidine có thể tương tác với một số loại thuốc hoặc vitamin khác làm giảm tác dụng của một trong hai loại thuốc và có nguy cơ xảy ra tác dụng phụ cao. Vì vậy, bạn nên thông báo cho bác sĩ của mình biết về các loại thuốc bạn đang sử dụng để được kê đơn hợp lý.

Dưới đây là một số loại thuốc có thể tương tác với Quinidine:

  • Thuốc trị rối loạn nhịp tim làm tăng lượng Quinidine trong cơ thể như digoxin, mexstaine,  Procainamide…
  • Thuốc kháng axit dễ gây tác dụng phụ và độc tính như natri bicarbonate, cimetidin…
  • Thuốc chống nấm ketoconazole làm tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ.
  • Thuốc trị huyết áp cao: nifedipine, propranolol, diltiazem, verapamil… làm giảm lượng Quinidine trong cơ thể.
  • Thuốc chống động kinh:  phenobarbital, phenytoin… làm giảm lượng Quinidine trong cơ thể.
  • Thuốc kháng sinh rifamoin .. làm giảm lượng Quinidine trong cơ thể.
  • Thuốc loãng máu warfarin làm tăng lượng thuốc warfarin trong cơ thể.
  • Thuốc trị trầm cảm doxepine, amitriptyline, imipramin, desipramine làm tăng nguy cơ tác dụng phụ của thuốc.
  • Thuốc chống rối loạn thần kinh như haloperidol, phenothiazin làm bạn dễ gặp tác dụng phụ hơn.
  • Thuốc giảm đau: codein, hydrocodone làm mất tác dụng giảm đau của thuốc.

4/ Giá thuốc

Hiện nay, thuốc Quinidine chỉ được bán theo sự kê đơn của bác sĩ nên chưa có thông tin giá chính xác cho loại thuốc này.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về thuốc Quinidine bạn có thể tham khảo qua. Nếu bạn muốn sử dụng thuốc phải có sự chỉ định và cho phép của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý dùng.

Cách sơ cứu người bị nhồi máu cơ tim chuẩn xác 

Cách Sơ Cứu Người Bị Nhồi Máu Cơ Tim Chuẩn Xác Nhất

Nắm được cách sơ cứu người bị nhồi máu cơ tim giúp bạn kịp thời hỗ trợ người bệnh hoặc...

Rối loạn thần kinh tim là gì?

Rối Loạn Thần Kinh Tim Có Làm Tăng Huyết Áp Hay Không?

Rối loạn thần kinh tim được xem là hệ quả của những rối loạn lo âu kéo dài, dẫn đến...

Ăn gì chống đột quỵ? - Thực phẩm dinh dưỡng lành mạnh

Ăn Gì Chống Đột Quỵ? Các Thực Phẩm Tốt Cho Người Bệnh

Ăn gì chống đột quỵ? Theo chuyên gia, người bệnh cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, lựa chọn thực...

Phân biệt nhồi máu cơ tim và đột quỵ

Nhồi Máu Cơ Tim và Đột Quỵ: Phân Biệt Đúng Để Điều Trị

Nhồi máu cơ tim và đột quỵ là hai tình trạng bệnh lý xảy ra do sự tắc nghẽn động...

Chỉ số huyết áp ban đêm và những thông tin liên quan

Huyết Áp Tăng Về Đêm Là Do Đâu? Khắc Phục Thế Nào?

Huyết áp tăng về đêm rất nguy hiểm, có khả năng gây biến chứng và nguy cơ tử vong cao....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.