Thuốc Haloperidol có tác dụng gì?

Thuốc Haloperidol là thuốc an thần kinh thuộc nhóm butyrophenon. Thuốc thường được dùng trong điều trị những trạng thái kích động tâm thần, lú lẫn, mê sảng kèm theo kích động. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng khắc phục một số rối loạn mãn tính gồm hoang tưởng mạn tính, bệnh tâm thần phân liệt, hội chứng paraphrenia và hội chứng panranoia.

Thuốc Haloperidol
Thông tin cơ bản về thành phần, công dụng, liều dùng, cách sử dụng và những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Haloperidol

Đông trùng hạ thảo - quà sức khoẻ quý giá từ thiên nhiên, nâng tầm sức khoẻ, món quà được săn lùng nhất thời Covid. CLICK NHẬN NGAY ƯU ĐÃI.
  • Nhóm thuốc: Thuốc hướng tâm thần, thuốc an thần kinh thuộc nhóm butyrophenon
  • Tên biệt dược: Apo Haloperidol, Haloperidol 2mg, Haloperidol 0,0015g
  • Dạng bào chế: Viên nén, viêm nén bao phim, dung dịch uống, dung dịch tiêm, thuốc tiêm

Thông tin về thuốc Haloperidol

Thành phần

Thuốc Haloperidol được bào chế từ hoạt chất Haloperidol và lượng thành phần tá dược vừa đủ trong một viên nén, viêm nén bao phim, dung dịch uống, dung dịch tiêm, thuốc tiêm.

Công dụng

Thuốc Haloperidol có công dụng ngăn ngừa và điều trị một số bệnh lý sau:

  • Trạng thái rối loạn mãn tính: Hoang tưởng mạn tính, bệnh tâm thần phân liệt, hội chứng paraphrenia và hội chứng panranoia
  • Trạng thái kích động tâm thần vận động do nhiều nguyên nhân khác nhau: Mê sảng, trạng thái hưng cảm, cơn hoang tưởng cấp, run do rượu
  • Trạng thái lú lẫn, mê sảng kèm theo kích động
  • Một số bệnh tâm căn, cơ thể tâm sinh có biểu hiện lo âu
  • Hành vi gây gỗ tấn công
  • Chống nôn mạnh.

Lưu ý: Thuốc Haloperidol có thể được dùng trong những trường hợp không được liệt kê trong bài viết này.

Chống chỉ định

Thuốc Haloperidol chống chỉ định với những trường hợp sau:

  • Những người quá mẫn cảm với hoạt chất Haloperidol hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Người bệnh sử dụng quá liều opiat, bacbiturat hoặc rượu
  • Những người có tiền sử hoặc đang mắc bệnh Parkinson, rối loạn chuyển hóa porphyrin
  • Bệnh nhân bị chứng liệt cứng, rối loạn vận động ngoại tháp, cường giáp, trầm cảm, động kinh, bệnh về máu, bệnh gan, bệnh thận
  • Bệnh nhân đang dùng thuốc adrenalin, thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương, những thuốc có tác dụng giống thần kinh giao cảm.

Cách dùng

Đối với viên nén, viên nén bao phim

Thuốc Haloperidol được sử dụng thông qua đường miệng. Người bệnh có thể sử dụng thuốc cùng với thức ăn, sữa hoặc uống thuốc cùng với một cốc nước đầy (khoảng 240ml nước). Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh không nên phá vỡ cấu trúc hoặc tán nhuyễn thuốc và không nhai thuốc trước khi nuốt,

Đối với dung dịch uống

Người bệnh không nên pha loãng dung dịch uống Haloperidol với nước chè hoặc cà phê. Bởi điều này có thể làm thuốc kết tủa.

Đối với thuốc tiêm, dung dịch tiêm

Thuốc Haloperidol decanoat là thuốc an thần có tác dụng kéo dài. Thuốc thường được dùng để tiêm bắp hoặc tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch.

Liều lượng

Liều dùng thuốc Haloperidol tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, mức độ phát triền bệnh lý và độ tuổi mắc bệnh. Thông thường người bệnh sẽ dùng liều thấp trong phạm vi liều thường dùng. Sau khi cơ thể có đáp ứng tốt (khoảng 3 tuần), liều duy trì thích hợp sẽ được xác định bằng cách giảm dần đến liều thấp nhất có hiệu quả.

Liều dùng thuốc Haloperidol
Liều dùng thuốc Haloperidol

Liều dùng cho bệnh rối loạn thần kinh và các rối loạn hành vi kết hợp

Viên nén, viên nén bao phim, dung dịch uống

Đối với người lớn

  • Liều khởi đầu: Dùng 0,5 – 5mg x 2 – 3 lần/ngày. Liều ban đầu được điều chỉnh dần khi thật sự cần thiết và người bệnh có thể chịu được thuốc. Trong trường hợp người bệnh kháng thuốc hoặc loạn thần nặng, liều dùng thuốc có thể lên tới 60 – 100 mg/ngày
  • Liều tối đa: 100mg/ngày.

Đối với trẻ em dưới 3 tuổi

Liều dùng thuốc chưa được xác định

Đối với trẻ em từ 3 – 12 tuổi có cân nặng từ 15 – 40kg

  • Liều khởi đầu: Dùng 0,025 – 0,05mg/kg chia thành 2 lần uống trong ngày. Có thể thận trọng và tăng liều dùng khi cần
  • Liều tối đa: Dùng 10mg/ngày hoặc 0,15mg/kg/ngày.

Đối với người cao tuổi

  • Liều khuyến cáo: Dùng 0,5 – 2mg/ngày chia thành 2 – 3 lần uống.

Thuốc tiêm, dung dịch tiêm

Liều dùng trong loạn thần cấp

  • Liều khởi đầu: Tiêm bắp 2 – 5mg/lần. Khoảng 1 giờ sau tiêm lại nếu cần hoặc 4 – 8 giờ sau tiêm lặp lại.

Liều dùng kiểm soát nhanh loạn thần kinh cấp hoặc chứng sảng cấp

  • Liều khởi đầu: Tiêm tĩnh mạch 0,5 – 50mg/lần với tốc độ 5mg/phút. 30 phút sau lặp lại liều nếu cần
  • Liều tối đa: Tiêm bắp 100mg/ngày.

Liều tiêm thông thường cho trẻ em

Liều tiêm Haloperidol cho trẻ em chưa được xác định độ an toàn và hiệu quả đạt được.

Sau khi đã ổn định với liều uống và người bệnh cần điều trị lâu dài có thể tiêm bắp sâu Haloperidol decanoat. Thông thường liều ban đầu tương đương 10 – 15 lần so với tổng liều uống hàng ngày. Liều tối đa 100mg/ngày.

Ở các liều sau, người bệnh nên cho cách nhau 4 tuần. Liều dùng thuốc Haloperidol có thể lên đến 300mg. Tùy thuộc vào nhu cầu của người bệnh, cả hai liều dùng thuốc và khoảng cách dùng thuốc cần phải được điều chỉnh theo yêu cầu. Ở người lớn liều giới hạn kê đơn là 300mg (base)/tháng.

Liều dùng cho điều trị buồn nôn và nôn ói do nhiều nguyên nhân khác nhau

  • Liều khuyến cáo: Tiêm bắp 1 – 2mg/lần, cách nhau khoảng 12 giờ.

Lưu ý: Liều dùng thuốc Haloperidol có thể thay đổi theo sự chỉ định liều dùng của bác sĩ chuyên khoa.

Bảo quản

Thuốc độc bảng B.

Người bệnh nên bảo quản thuốc Haloperidol ở những nơi khô ráo, thoáng mát, có nhiệt độ trong phòng dưới 30 độ C. Bên cạnh đó người bệnh nên kết hợp chất vanilin và chất ổn định benzyl alcol để bảo vệ thuốc Haloperidol. Đồng thời giúp thuốc chống lại sự phân hủy của ánh sáng.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Haloperidol

Khuyến cáo khi dùng

Trước khi sử dụng thuốc Haloperidol, người bệnh cần thận trọng với những điều sau đây:

  • Những người có tiền sử hoặc đang bị suy tủy, có u tế bào ưa crôm không nên sử dụng thuốc Haloperidol. Bạn chỉ nên dùng thuốc khi có yêu cầu và hướng dẫn liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa
  • Trẻ em và thanh thiếu niên cần thận trọng khi sử dụng thuốc Haloperidol. Bởi những đối tượng này rất dễ gặp tác dụng phụ ngoại pháp trong thời gian dùng thuốc
  • Bệnh nhân bị suy gan, suy thận, bệnh mạch máu não, bệnh về tim, bệnh về chức năng hô hấp, bệnh nhược cơ, đái tháo đường, bệnh glôcôm góc đóng, phì đại tuyến tiền liệt và người cao tuồi khi dùng thuốc Haloperidol rất dễ bị hạ huyết áp thế đứng hoặc dễ bị phản ứng phụ ngoại tháp
  • Thuốc Haloperidol có khả năng làm mất sự tỉnh táo gây ảnh hưởng đến các hoạt động và khả năng phối hợp động tác, cụ thể như: Lái xe, vận hành máy móc…
  • Chưa có nghiên cứu đầy đủ về những rủi ro khi sử dụng thuốc Haloperidol ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên gần đây đã có một số báo cáo dị dạng ở các thai nhi khi người bệnh sử dụng thuốc Haloperidol kết hợp với một số loại thuốc khác trong thời gian mang thai
  • Tình trạng nhiễm độc có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh khi người bệnh tiếp xúc với liều cao thuốc chống rối loạn thần kinh vào cuối thai kỳ: Ứ mật, an thần mạnh, triệu chứng ngoại tháp và vàng da, giảm trương lực cơ
  • Phụ nữ đang cho con bú cần thận trọng khi sử dụng thuốc Haloperidol. Bởi thành phần trong thuốc có khả năng bài tiết qua sữa mẹ khiến trẻ bị ngộ độc. Nếu việc chữa bệnh với Haloperidol là cần thiết, người bệnh không nên cho con bú.
Khuyến cáo khi dùng thuốc Haloperido
Phụ nữ đang cho con bú cần đặc biệt thận trọng khi chữa bệnh với thuốc Haloperidol  

Tác dụng phụ

Trong thời gian sử dụng thuốc Haloperidol, người bệnh có thể gặp phải những tác dụng phụ sau:

  • Đau đầu
  • Chóng mặt, hoa mắt
  • An thần
  • Trầm cảm
  • Hội chứng Parkinson
  • Lo lắng không rõ nguyên nhân, đứng ngồi không yên
  • Triệu chứng ngoại tháp cùng với rối loạn trương lực thấp
  • Loạn vận động xảy ra muộn khi chữa bệnh với thuốc Haloperidol trong thời gian dài.

Người bệnh cần gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào dưới đây:

  • Tăng tiết nước bọt và mồ hôi
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng
  • Mất ngủ, thay đổi thể trọng không rõ nguyên nhân
  • Hạ huyết áp
  • Tim đập nhanh
  • Tiết nhiều sữa
  • Vú to ở đàn ông
  • Rối loạn kinh nguyệt: Ít kinh, mất kinh
  • Buồn nôn và nôn ói
  • Khó tiêu, táo bón
  • Khô miệng
  • Cơ thể suy nhược, yếu cơ, xuất hiện triệu chứng ngoại tháp với kiểu kích thích vận động
  • Phản ứng quá mẫn: Nội mề đay, phản ứng da, choáng phản vệ
  • Hội chứng thuốc an thần kinh ác tính
  • Rối loạn máu: Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt
  • Hạ glucose huyết, loạn nhịp thất, viêm gan và tắt mật trong gan.

Khi rối loạn tạo máu và rối loạn nhịp tim xảy ra, người bệnh nên ngưng sử dụng thuốc Haloperidol ngay lập tức. Đồng thời đến ngay bệnh viện, chịu sự chỉ định điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ.

Tương tác thuốc

Thuốc Haloperidol có khả năng tương tác với một số loại thuốc điều trị khác gây nguy hiểm. Chính vì thế, người bệnh cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng đồng thời thuốc Haloperidol với các chất sau:

  • Thuốc chống viêm không steroid: Sự tương tác thuốc có thể khiến người bệnh ngủ gà và lú lẫn nghiêm trọng
  • Cocain: Những người nghiện cocain có thể tạo điều kiện làm tăng nguy cơ phản ứng loạn trương lực cấp sau khi sử dụng thuốc Haloperidol
  • Levodopa: Sự tương tác thuốc có thể dẫn đến hoặc làm triệu chứng rối loạn tâm thần trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra thuốc Haloperidol có thể làm giảm tác dụng chữa bệnh của thuốc Levodopa
  • Methyldopa: Sự tương tác thuốc khiến người bệnh bị hạ huyết áp một cách đáng kể. Bên cạnh đó việc sử dụng đồng thời thuốc Haloperidol và Methyldopa có thể dẫn đến tác dụng tâm thần không mong muốn: Chậm suy nghĩ, mất khả năng định hướng
  • Rifampicin và Carbamazepin: Thuốc Rifampicin và Carbamazepin có khả năng gây cảm ứng enzym oxy hóa thuốc ở gan (cytochrom P450) dẫn đến giảm nồng độ Haloperidol trong huyết tương
  • Lithi: Gây độc đối với hệ thần kinh hoặc triệu chứng ngoại tháp
  • Thuốc chống trầm cảm: Làm tăng tác dụng an thần hoặc kéo dài tác dụng của thuốc Haloperidol. Đồng thời kháng acetylcholin của thuốc Haloperidol hoặc thuốc chống trầm cảm
  • Rượu: Làm tăng khả năng xuất hiện chứng nằm ngồi không yên. Đồng thời làm loạn trương lực sau khi sử dụng rượu trong thời gian chữa bệnh với thuốc Haloperidol. Bên cạnh đó, rượu còn có khả năng hạ thấp ngưỡng kháng lại tác dụng phụ gây độc thần kinh.

Để tránh khỏi quá trình tương tác thuốc gây nguy hiểm, trước khi sử dụng thuốc Haloperidol, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về những loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Kể cả thuốc bán theo toa, thuốc không bán theo toa, thực phẩm chức năng và các loại thảo dược.

Tương tác thuốc Haloperido
Thuốc Haloperidol có khả năng tương tác với một số loại thuốc điều trị khác gây nguy hiểm

Quá liều và cách xử lý

Triệu chứng

  • Chuyển động bất thường hoặc chuyển động chậm lại
  • Không thể kiểm soát bất kỳ bộ phận nào của cơ thể
  • Cơ bắp yếu hoặc co cứng
  • Buồn ngủ
  • Mất ý thức
  • Thở chậm lại.

Xử lý

Nếu sử dụng quá liều thuốc Haloperidol, người bệnh nên sớm đến bệnh viện để tiến hành rửa dạ dày hoặc than hoạt. Bên cạnh đó người bệnh phải được điều trị tích cực những triệu chứng và điều trị hỗ trợ.

Bài viết trên đây là thông tin cơ bản về thành phần, công dụng, liều dùng và những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Haloperidol. Tuy nhiên người bệnh không được tự ý dùng thuốc. Việc dùng thuốc cần có sự chỉ định và hướng dẫn liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa. Bởi bên cạnh hiệu quả chữa bệnh, thuốc còn có khả năng gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Người bệnh cần lưu ý không sử dụng thuốc bừa bãi để tránh gây nguy hiểm.

Tin bài nên đọc

Bác sĩ Lệ Quyên được mệnh danh là bác sĩ chữa mất ngủ bằng Đông y giỏi và giàu kinh nghiệm nhất hiện nay, tư vấn điều trị mất ngủ trên VTV2. [Tìm hiểu ngay]

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.