Thuốc Telmisartan điều trị cao huyết áp

Telmisartan được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, có công dụng điều trị một số vấn đề về tim mạch. Nắm bắt được những thông tin về Telmisartan sẽ giúp cho bạn có thể sử dụng thuốc một cách an toàn và hiệu quả. 

Telmisartan và những điều cần biết
Thuốc Telmisartan được dùng để điều trị chứng cao huyết áp.
  • Tên biệt dược: Micardis, Micardis plus
  • Tên hoạt chất: Telmisartan
  • Nhóm thuốc: Thuốc tim mạch.

I- Một số thông tin bạn cần biết về thuốc Telmisartan

1- Chỉ định

Telmisartan được chỉ định điều trị chứng cao huyết áp, ngăn đột quỵ, đau tim…nó hoạt động bằng cách thư giãn các mạch máu để máu có thể chảy một cách dễ dàng hơn. Thuốc thuộc nhóm thuốc ức chế thụ thể ARB.

Trong cơ thể người, liều dùng 80mg Telmisartan có tác dụng ức chế gần như hoàn toàn sự thúc đẩy tăng huyết áp từ các nguyên nhân khác nhau (thường gặp nhất là do sự sản sinh quá mức lượng Angiotensin II). Tác dụng ức chế này được duy trì trong 24h và còn hiệu quả cho tới giờ thứ 48.

Ngay sau liều đầu tiên dùng đầu tiên, tác dụng hạ huyết áp của thuốc sẽ bắt đầu rõ rệt sau 3h. Sau 4 tuần duy trì điều trị, huyết áp của người bệnh sẽ được điều hòa ở mức ổn định. Cụ thể, thuốc Telmisartan làm giảm cả huyết áp tâm thu và tâm trương mà không làm ảnh hưởng đến nhịp tim.

Trường hợp ngưng điều trị bằng Telmisartan thì huyết áp của người bệnh sẽ dần dần cao trở lại như trước khi điều trị, nhưng lại không bị trường hợp tăng huyết áp dội ngược.

Mặt khác, điều trị với Telmisartan đã được chứng minh về mặt lâm sàng là có thể giúp giảm trọng lượng cơ thất trái và các chỉ số cơ thất trái theo chiều hướng có lợi cho sức khỏe tim mạch.

Các cuộc thử nghiệm lâm sàng về việc so sánh 2 thuốc điều trị hạ áp cho thấy, tỉ lệ ho khan ở bệnh nhân uống Telmisartan đúng liều thấp hơn nhiều so với thuốc còn lại (thuốc ức chế men chuyển hóa Angiotensin).

Telmisartan cũng có thể được dùng để điều trị chứng suy tim và giúp bảo vệ thận không bị tổn thương do tiểu đường.

2- Cách dùng

Trước khi uống thuốc, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng được cung cấp và đảm bảo rằng mình đã ghi nhớ chỉ định của bác sĩ. Telmisartan có thể uống kèm hoặc không kèm với thức ăn (theo chỉ định của bác sĩ), loại thuốc này không gây ảnh hưởng đáng kể tới dạ dày.

Nếu bác sĩ yêu cầu bạn dùng thuốc này một cách thường xuyên với liều duy trì, thì bạn nhất thiết phải làm được điều đó mỗi ngày để có thể nhận được những lợi ích tốt nhất từ thuốc. Sẽ thật tuyệt nếu như bạn uống thuốc vào các khung giờ cố định trong ngày.

Một điều nữa mà bệnh nhân cần lưu ý là ngay cả khi huyết áp bạn đã có vẻ ổn định lại, sức khỏe tốt hơn thì cũng không được tự ý ngưng dùng thuốc. Nguyên nhân là vì hầu hết những người bị tăng huyết áp thường không cảm thấy là mình bị bệnh. Đối với việc điều trị chứng cao huyết áp thì cần ít nhất là 4 tuần để có thể cảm nhận được đầy đủ tác dụng thuốc. Ngưng thuốc khi vẫn còn trong thời gian điều trị sẽ khiến cho huyết áp của bệnh nhân bị tăng cao đột ngột.

Thông báo ngay với bác sĩ nếu như tình trạng của bệnh nhân không được cải thiện, hoặc tệ hơn là phát sinh những triệu chứng về tim mạch. Thành phần Telmisartan được hấp thu rất nhanh, nồng độ huyết tương của thuốc uống lúc đói hay uống cùng thức ăn sau 3h không có sự khác biệt.

cách dùng và liều lượng dùng Telmisartan
Telmisartan uống trước, trong hoặc sau bữa ăn cho ra hiệu quả tương đương.

3- Liều dùng

Liều lượng thuốc được xác định dựa vào tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng thuốc của mỗi người. Cụ thể như sau:

Liều dùng Telmisartan dành cho người lớn

  • Liều dùng được khuyến cáo mỗi ngày là 40mg nhưng một số trường hợp chỉ cần dùng 20g là đã có hiệu quả.
  • Có thể tăng liều lượng Telmisartan tối đa lên tới 80mg/ ngày để đạt được huyết áp ổn định.
  • Thuốc có thể dùng để phối hợp với các thuốc lợi tiểu nhóm Thiazid như Hydrochlorothiazide. Kết quả của sự phối hợp này là tác dụng hạ huyết áp một cách nhanh chóng.
  • Với bệnh nhân tăng huyết áp nặng, Telmisartan có thể được dùng đến liều 160mg đơn lẻ và phối hợp với Hydrochlorothizide 12.5-25mg/ngày.

Bệnh nhân bị suy thận

Không cần điều chỉnh liều lượng Telmisartan ở người bị suy thận (kể cả người đang chạy thận nhân tạo) vì thuốc không qua được màng lọc khi lọc máu.

Bệnh nhân bị suy gan

Không nên dùng quá 40mg/ngày ở bệnh nhân bị suy gan nhẹ và trung bình.

Liều dùng cho người già

Người già có thể sử dụng thuốc với liều lượng tương đương với liều dùng cho người lớn đã nói ở trên.

Liều dùng cho trẻ em và thiếu niên

Chưa có dữ liệu về sự an toàn của thuốc Telmisartan ở trẻ em và thiếu niên.

4- Bảo quản

Thuốc cần được bảo quản ở điều kiện nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng mặt trời và tránh độ ẩm cao. Vì vậy, phòng tắm và ngăn đá tủ lạnh không phải là nơi mà bạn có thể đặt Telmisartan vào để bảo quản.

Mỗi loại thuốc sẽ còn có những lưu ý khi bảo quản riêng và Telmisartan cũng không là ngoại lệ. Nếu trên bao bì không ghi rõ hướng dẫn bảo quản thì bạn có thể liên hệ với bác sĩ, dược sĩ. Không để trẻ em hoặc vật nuôi tiếp xúc với thuốc để tránh trường hợp chúng nuốt phải thuốc.

5- Hàm lượng

Telmisartan được điều chị ở dạng viên nén với các hàm lượng: 20mg, 40mg và 80mg. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy thuốc với cả 3 hàm lượng này ở các hiệu thuốc Tây.

II- Một số điều bạn cần lưu ý khi sử dụng thuốc Telmisartan

1- Chống chỉ định

Thuốc chống chỉ định với các trường hợp như sau:

  • Người có tiền sử hoặc cơ địa nhạy cảm với các hoạt chất, bất cứ tá dược nào của thuốc.
  • Phụ nữ đang ở giữa 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ, đang cho con bú.
  • Bệnh nhân bị tắc mật, bị suy gan nặng.

2- Tác dụng phụ

Tỷ lệ người dùng gặp các tác dụng phụ được cảnh báo với Telmisartan là 41.4%. Tuy nhiên, không có mối quan hệ giữa các tác dụng phụ của thuốc với liều lượng, giới tính, tuổi tác hoặc thể trạng của người bệnh.

Các tác dụng phụ dưới đây được thống kê từ 5788 bệnh nhân bị cao huyết áp đã được điều trị trong thời gian dài với Telmisartan:

  • Rối loạn tâm thần
  • Rối loạn thị lực
  • Rối loạn thính lực
  • Chóng mặt
  • Rối loạn hoạt động của dạ dày và ruột non
  • Đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa
  • Rối loạn sắc tố da và mô dưới da
  • Tăng tiết mồ hôi
  • Rối loạn xương và các mô liên kết xương
  • Đau khớp, đau lưng, chuột rút, đau chân, đau cơ, viêm gân.
  • Xuất hiện các triệu chứng giống cảm cúm

Bên cạnh đó, Telmisartan còn gây ra những tác dụng phụ như nổi ban đỏ, ngứa da, mất ngủ, trầm cảm, nôn ói, huyết áp thấp, nhịp tim chậm, khó thở, sưng hạch bạch huyết, giảm tiểu cầu. Và một số trường hợp hiếm gặp như phù nề, nổi mề đay, giảm huyết cầu tố hoặc acid uric.

tác dụng phụ của Telmisartan
Thuốc hạ áp Telmisartan có thể gây ra các tác dụng phụ như cảm cúm, nhức đầu, đau bụng v.v…

3- Thận trọng

Trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, điều mà bạn cần cân nhắc là nguy cơ và lợi ích của thuốc. Đối với Telmisartan, dưới đây là những trường hợp cảnh báo mà bạn sẽ phải thận trọng:

  • Người bị tăng huyết áp do suy mạch máu ở thận: Nguy cơ hạ huyết áp ở thận và suy thận sẽ xảy ra khi bệnh nhân bị hẹp động mạch thận 2 bên hoặc 1 bên.
  • Người suy thận và ghép thận: Cần theo dõi cẩn thận và định kỳ nồng độ Kali và Creatinine máu ở bệnh nhân bị suy thận. Đặc biệt, người dùng thận ghép chưa được chứng minh an toàn sau khi dùng Telmisartan.
  • Người suy kiệt thể tích nội mạch: Hạ huyết áp có thể xảy ra, đặc biệt là sau liều dùng đầu tiên ở bệnh nhân bị giảm thể tích nội mạch hoặc giảm Natri do điều trị bằng thuốc lợi tiểu. Bệnh nhân bị suy kiệt thể tích nội mạch cần được chữa trị trước khi sử dụng Telmisartan.
  • Bệnh nhân có chức năng thận và trương lực mạch: Những người bị suy tim sung huyết nặng, hẹp động mạch thận…thì việc điều trị phối hợp với các thuốc khác sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thống Renin- Angiotensin – Aldosteron và gây hạ huyết áp cấp, tăng Nitơ máu, suy thận cấp (hiếm gặp).
  • Tăng Aldosterone nguyên phát: Những bệnh nhân bị chứng tăng Aldosterone nguyên phát sẽ không đáp ứng được với các thuốc hạ huyết áp tác động qua sự ức chế hệ thống Renin – Angiotensin. Vì vậy, trừ trường hợp bắt buộc thì không nên sử dụng Telmisartan cho những trường hợp này.
  • Làm tăng Kali máu: Điều trị bằng thuốc hạ áp Telmisartan có thể làm tăng Kali máu nên đặc biệt là ở những bệnh nhân bị suy thận, suy tim cần theo được theo dõi lượng Kali trong máu để tránh trường hợp xấu có thể xảy ra. Việc dùng kết hợp các thuốc lợi tiểu giữ Kali có thể làm tăng lượng Kali trong máu một cách khó kiểm soát.
  • Người bị tắc mật, suy gan: Do Telmisartan được thải trừ chủ yếu qua mật nên sự thanh thải này sẽ bị suy giảm ở người bị suy gan hoặc tắc mật. Bác sĩ cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc hạ áp Telmisartan cho trường hợp này.

4- Tương tác thuốc

Hiện tượng tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ ở các loại thuốc. Việc dùng Telmisartan song song với những tên thuốc sau đây có thể tạo ra phản ứng tương tác không mong muốn.

Theo đó, Telmisartan có thể lăm tăng tác dụng phụ của các thuốc hạ huyết áp khác, còn các tương tác khác thì không có ý nghĩa lâm sàng đáng kể.

Cụ thể là các chất đã được nghiên cứu trong thí nghiệm dược động học bao gồm Digoxin, Warfarin, Hydroclorothiazide, Glibenclamid, Ibuprofen, Paracetamol. Các chuyên gia đã nhận thấy nồng độ đáy Digoxin trong huyết tương tăng 20% (có 1 trường hợp tăng đến 39%), và vì vậy cần theo dõi nồng độ huyết tương khi dùng chung với Telmisartan.

5- Quá liều

Ngay khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu quá liều, bệnh nhân cần được đưa đến bác sĩ trong thời gian sớm nhất. Các triệu chứng quá liều của thuốc Telmisartan bao gồm:

  • Choáng váng
  • Ngất xỉu
  • Rối loạn nhịp tim.

Trên đây là những thông tin mang tính tham khảo về thuốc điều trị cao huyết áp Telmisartan mà bạn cần biết. Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn thêm. Tự ý sử dụng thuốc sẽ khiến cho bệnh nhân dễ gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.

Tác hại của bia rượu đối với sức khỏe

Bệnh Tim Có Nên Uống Bia Rượu Không? Bác sĩ chia sẻ

Bệnh tim có nên uống bia rượu không? Đa số các trường hợp bệnh nhân được bác sĩ khuyến cáo...

Một số tác dụng phụ của dầu cá bạn cần lưu ý

Người cao huyết áp có nên uống dầu cá (Omega 3) không?

Người cao huyết áp có nên uống dầu cá (Omega 3) không? Các chuyên gia cho biết, dầu cá chứa...

Cao huyết áp vô căn là gì? Dấu hiệu nhận biết

Cao Huyết Áp Vô Căn: Dấu Hiệu, Biến Chứng và Cách Xử Lý

Cao huyết áp vô căn diễn biến âm thầm, khó xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Tình trạng này...

Viên Uống Chống Đột Quỵ Của Nga Dùng Loại Nào Tốt?

Hiện nay trên thị trường có bán nhiều viên uống chống đột quỵ, trong đó các sản phẩm của Nga...

Lưu ý khi sử dụng viên uống chống đột quỵ

6 Viên Uống Chống Đột Quỵ Của Đức Được Review Tốt

Trên thị trường có nhiều loại viên uống chống đột quỵ của Đức, bạn đọc có thể tham khảo và...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.