Thuốc Qapanto có công dụng gì?

Qapanto là thuốc ức chế bơm proton chuyên dùng trong điều trị các bệnh lý về viêm loét đường tiêu hóa và trào ngược dạ dày – thực quản. Đây là sản phẩm của Atlantic Pharma – Producoes Farmaceuticas S.A (Fab. Abrunheira) – Bồ Đào Nha.

Qapanto
Thông tin chi tiết về công dụng, liều dùng và những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Qapanto

  • Nhóm thuốc: Thuốc đường tiêu hóa, thuốc ức chế bơm proton
  • Dạng bào chế: Viên nén kháng dịch dạ dày
  • Quy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 14 viên, 6 vỉ x 10 viên

Thông tin về thuốc Qapanto

1. Thành phần

Thuốc Qapanto được bào chết từ 40mg Pantoprazol dưới dạng Pantoprazol natri sesquihydrat và lượng tá dược vừa đủ trong một viên.

2. Công dụng

Thuốc Qapanto có tác dụng điều trị những bệnh lý về đường tiêu hóa như:

  • Loét dạ dày Helicobacter pylori âm tính
  • Viêm loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori
  • Loét tá tràng Helicobacter pylori âm tính
  • Viêm loét tá tràng do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
  • Bệnh viêm thực quản ở mức độ trung bình hoặc nặng do trào ngược dịch dạ dày
  • Hội chứng Zollinger- Ellison (tình trạng tăng tiết bệnh lý)
  • Phòng ngừa viêm loét do sử dụng thuốc kháng viêm không steroid.

Lưu ý: Thuốc Qapanto có thể được sử dụng điều trị cho những trường hợp không được liệt kê trong bài viết này. Nếu có thắc mắc, bạn nên liên hệ trực tiếp bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp.

3. Chống chỉ định

Thuốc Qapanto chống chỉ định với những trường hợp sau:

  • Người quá mẫn cảm với hoạt chất Pantoprazol hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Những người có tiền sử hoặc đang bị dị ứng với những loại thuốc ức chế bơm proton, dẫn xuất benzimidazol khác như Omeprazol, Rabeprazol, Esomeprazol, Lansoprazol
  • Bệnh nhân bị rối loạn chức năng gan, rối loạn chức năng thận ở mức độ từ trung bình đến nặng
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú
  • Trẻ em dưới 18 tuổi.

4. Cách dùng

Thuốc Qapanto được sử dụng thông qua đường uống, bệnh nhân uống một lần vào mỗi buổi sáng. Bạn có thể sử dụng thuốc cùng với thức ăn hoặc không có thức ăn đều được. Tuy nhiên tốt nhất người bệnh nên nuốt trọn một viên thuốc với một ly nước đầy. Không nên bổ đôi thuốc hoặc tán nhuyễn thuốc trước khi sử dụng và không nhai thuốc trước khi nuốt.

5. Liều lượng

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và mức độ phát triển bệnh lý, chúng ta có liều dùng thuốc đối với từng bệnh nhân như sau:

Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Liều khuyến cáo: Dùng từ 20 – 40mg/ngày/lần. Sử dụng trong 4 tuần hoặc 8 tuần theo sự chỉ định của bác sĩ

Liều duy trì: Dùng 20 – 40mg/ngày/lần

Liều dùng đối với trường hợp tái phát: Dùng 20mg/ngày/lần.

Bệnh viêm thực quản ở mức độ trung bình hoặc nặng do trào ngược dịch dạ dày

Liều khuyến cáo: Dùng 40mg/ngày/lần.

Loét đường tiêu hóa

Loét dạ dày lành tính (liều khuyến cáo): Dùng 40mg/ngày/lần. Sử dụng trong khoảng từ 4 – 8 tuần theo sự chỉ định của bác sĩ

Loét tá tràng (liều khuyến cáo): Dùng 40mg/ngày/lần. Sử dụng trong khoảng từ 2 – 4 tuần theo sự chỉ định của bác sĩ.

Viêm loét dạ dày do nhiễm Helicobacter pylori – Sử dụng phát đồ điều trị phối hợp bộ ba 1 tuần (1-week triple therapy)

Dùng kết hợp 40mg Pantoprazol 2 lần/ngày với 500mg Clarithromycin 2 lần/ngày và 1g Amoxicillin 2 lần/ngày hoặc 400mg Metronidazol 2 lần/ngày.

Phòng ngừa loét do sử dụng thuốc kháng viêm không steroid

Liều khuyến cáo: Dùng 20mg/ngày/lần.

Hội chứng Zollinger – Ellison

Liều khởi đầu: Dùng 80mg/ngày 2 lần

Những ngày tiếp theo: Dùng từ 80 – 240mg/ngày.

Bệnh nhân bị suy gan

Liều tối đa: Dùng 20mg/ngày hoặc 40mg/ngày đối với liều cách ngày.

Bệnh nhân bị suy thận

Liều tối đa: Dùng 40mg/ngày.

Lưu ý: Bệnh nhân tuyệt đối không được sử dụng quá số liều quy định.

6. Bảo quản thuốc

Người dùng nên để thuốc Qapanto trong bao bì kín, đồng thời bảo thuốc tại những nơi khô ráo, có nhiệt độ trong phòng từ 25 – 30 độ C. Bạn không nên bảo quản thuốc trong ngăn mát và ngăn đá tủ lạnh hoặc những nơi có độ ẩm cao. Bên cạnh đó, người dùng cần tránh để thuốc trong nhà tắm và những nơi ẩm ướt khác. Không để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, thú nuôi và tầm tay trẻ em.

Cách bảo quản thuốc Qapanto
Cách bảo quản thuốc Qapanto

Nếu thuốc đã hết hạn sử dụng, bạn cần hỏi ý kiến dược sĩ hoặc Trung tâm xử lý rác thải địa phương về cách xử lý thuốc an toàn, không gây ô nhiễm. Người dùng không nên tự ý xử lý thuốc trong toilet, xả thuốc qua ống dẫn nước hoặc vứt thuốc ra ngoài môi trường tự nhiên. Nếu có hướng dẫn xử lý thuốc trên bao bì, vui lòng làm theo hướng dẫn.

7. Giá thuốc

Thuốc Qapanto đang được bán với giá 5.500 VNĐ/viên.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Qapanto

1. Khuyến cáo khi dùng

Việc sử dụng thuốc Qapanto hoặc những loại thuốc ức chế bơm proton khác có thể tác động và làm tăng nguy cơ gãy xương sống, xương hông và xương cổ tay. Nhất là đối với những trường hợp chữa bệnh với liều cao hoặc sử dụng thuốc trên 1 năm. Bên cạnh đó tình trạng này thường xuyên xảy ra với người lớn tuổi hoặc khi cơ thể xuất hiện các yếu tố nguy cơ khác như loãng xương.

Ngoài ra trước khi sử dụng thuốc hoặc trong quá trình sử dụng thuốc, người dùng cũng cần lưu ý một vài điều sau:

  • Trong quá trình sử dụng thuốc, những người có nguy cơ bị loãng xương cần được chăm sóc theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra người bệnh cũng cần bổ sung đầy đủ vitamin D và lượng calci cần thiết
  • Thuốc Qapanto và những loại thuốc ức chế bơm proton khác có khả năng làm hạ magnesi huyết nặng ở những bệnh nhân dùng thuốc ít nhất 3 tháng. Phổ biến nhất ở những trường hợp sử dụng thuốc khoảng 1 năm. Tuy nhiên tình trạng này sẽ được cải thiện khi bạn ngưng dùng các thuốc ức chế bơm proton và bổ sung magnesi
  • Những người có tiền sử hoặc đang bị hạ magnesi cần đo nồng độ magnesi trước khi quyết định sử dụng thuốc
  • Việc đáp ứng triệu chứng khi chữa bệnh với pantoprazol không thể ngăn chặn sự tiến triển của khối u dạ dày
  • Hãy chia sẻ với bác sĩ về tất cả những loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Kể cả thuốc kê toa, thuốc không kê toa, thực phẩm chức năng, các loại vitamin, dưỡng chất và các loại thảo dược.
  • Không nên sử dụng thuốc ức chế bơm proton cùng với Digoxin hoặc những loại thuốc có khả năng gây hạ magnesi huyết như thuốc lợi tiểu
  • Người bệnh cần loại trừ nguy cơ loét đường tiêu hóa ác tính trước khi dùng thuốc. Bởi thành phần pantoprazol trong thuốc có khả năng che lấp triệu chứng bệnh và làm muộn chẩn đoán
  • Thuốc Qapanto có khả năng tác động đến gan làm tăng nhẹ ALT (SGPT) huyết thanh
  • Thuốc có khả năng tác động và làm kém hấp thu Cyanocobalamin
  • Trẻ em và người lớn tuổi nếu muốn sử dụng thuốc cần có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa
  • Phụ nữ mang thai không nên sử dụng thuốc. Bạn chỉ nên sự dụng khi thật sự cần thiết. Bên cạnh đó, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ về lợi ích và những rủi ro khi sử dụng Pantoprazol
  • Phụ nữ đang cho con bú không nên sử dụng thuốc. Bởi các hoạt chất trong thuốc có khả năng truyền từ sữa mẹ đến trẻ nhỏ và gây nên nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Chính vì thế bạn cần ngưng cho con bú hoặc ngưng dùng thuốc để hạn chế được những rủi ro
  • Trong thời gian sử dụng thuốc bạn không nên lái xe hoặc vận hành máy móc bởi thuốc có khả năng gây buồn ngủ nghiêm trọng, choáng váng và rối loại thị giác
  • Hãy báo ngay với bác sĩ nếu bạn bị dị ứng trong thời gian sử dụng thuốc. Khi đó bác sĩ của bạn có thể kê toa một vài loại thuốc khác để thay thế
  • Chia sẻ với sĩ nếu bạn đã từng hoặc đang bị dị ứng với Pantoprazol
  • Trước khi quyết định sử dụng thuốc, bạn cần trao đổi với bác sĩ về tiền sử mắc bệnh và tình trạng sức khỏe ở hiện tại của bạn
  • Không sử dụng thuốc hết hạn
  • Không sử dụng thuốc quá số liều quy định.

2. Tác dụng phụ

Thuốc Qapanto chứa hoạt chất Pantoprazol có khả năng dung nạp tốt ngay cả khi bạn chữa bệnh ngắn hạn hoặc dài hạn. Tuy nhiên thuốc vẫn có khả năng làm giảm độ acid ở dạ dày, đồng thời làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Ngoài ra trong thời gian sử dụng thuốc người bệnh cũng có thể gặp phải những tác dụng phụ sau:

Tác dụng phụ thường gặp

  • Đau cơ, đau khớp
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Chóng mặt, hoa mắt
  • Phát ban
  • Nổi mề đay.

Tác dụng phụ ít gặp

  • Ngứa ngáy
  • Cơ thể suy nhược
  • Chóng mặt, choáng váng
  • Tăng enzym gan.

Tác dụng phụ hiếm gặp

  • Viêm miệng
  • Ợ hơi, rối loạn tiêu hóa
  • Suy giảm thị lực
  • Hội chứng sợ ánh sáng
  • Mất ngủ, ngủ gà ngủ gật
  • Nhầm lẫn hoặc xuất hiện ảo giác
  • Rơi vào tình trạng kích động hoặc ức chế
  • Sốc phản vệ
  • Toát mồ hôi, phù ngoại biên
  • Viêm da tróc vảy
  • Phù mạch
  • Hồng ban đa dạng
  • Ban dát sần
  • Rụng tóc
  • Mụn trứng cá
  • Rối loạn máu: Tăng bạch cầu ưa acid, giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu
  • Viêm thận kẽ, đi tiểu có máu
  • Giảm natri máu
  • Liệt dương
  • Bệnh não ở người suy gan, tăng triglycerid
  • Viêm gan
  • Vàng da, vàng mắt
  • Ù tai
  • Tay chân run rẩy.

Trong trường hợp những tác dụng phụ thường xuyên xuất hiện hoặc xuất hiện kéo dài trong một thời gian, bạn cần tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ.

Bên cạnh đó bạn cần đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời nếu gặp phải những tác dụng phụ nguy hiểm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như: Khó thở, phản ứng dị ứng, sốt cao, suy nhược cơ thể, ngất xỉu, phát ban nghiêm trọng, chóng mặt, mất thăng bằng…

3. Tương tác thuốc

Thuốc Qapanto có khả năng tương tác với những loại thuốc điều trị khác làm thay đổi tác dụng chứa bệnh của nhau, đồng thời làm tăng tỉ lệ xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó trước khi quyết định sử dụng thuốc, bạn cần chia sẻ với bác sĩ về tất cả những loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Bao gồm thuốc kê toa, thuốc không kê toa, thực phẩm chức năng, các loại vitamin, dưỡng chất và các loại thảo dược.

Tương tác thuốc Qapanto
Qapanto tương tác với những loại thuốc điều trị khác làm thay đổi tác dụng chứa bệnh và làm tăng nguy cơ xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng

Một số loại thuốc có khả năng tương tác mạnh với Qapanto:

Digoxin, thuốc lợi tiểu

Qapanto khi sử dụng đồng thời với Digoxin, thuốc lợi tiểu có khả năng làm hạ magnesi huyết.

Warfarin

Thuốc Qapanto hoặc các loại thuốc ức chế bơm proton khác khi sử dụng đồng thời với Warfarin sẽ làm tăng chỉ số INR và thời gian prothrombin. Điều này làm tăng nguy cơ chảy máu bất thường và tử vong.

Sucralfat

Sucralfat có khả năng làm chậm hấp thu và ức chế hoạt động chữa bệnh của Qapanto. Do đó bạn cần uống thuốc ít nhất 30 phút trước khi sử dụng Sucralfat.

Thuốc có độ hấp thu phụ thuộc pH của dạ dày

Khi sử dụng Qapanto cùng với các loại thuốc có độ hấp thu phụ thuộc pH của dạ dày như muối sắt, Ampicillin ester, Ketoconazol có thể làm giảm hoặc làm tăng độ hấp thụ của thuốc.

4. Cách xử lý khi dùng thuốc thiếu liều hoặc quá liều

Nên làm gì khi dùng thuốc quá liều?

Trong trường hợp sử dụng thuốc quá liều khiến cơ thể bị sốc và xuất hiện nhiều phản ứng nguy hiểm, bạn cần đến ngay bệnh viện gần nhất hoặc gọi đến Trung tâm y tế để xử lý kịp thời.

Ngoài ra bạn cũng cần mang theo danh sách tất cả những loại thuốc mà bạn đang sử dụng (kể cả thuốc kê toa, thuốc không kê toa, thực phẩm chức năng, các loại vitamin và thảo dược) để bác sĩ có thể xem xét và tìm ra hướng điều trị thích hợp.

Nên làm gì khi quên một liều thuốc?

Trong trường hợp quên một liều thuốc, bạn cần uống liều đã quên ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên nếu liều đã quên quá gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và sử dụng liều kế tiếp đúng với thời gian quy định.

5. Khi nào nên ngưng sử dụng thuốc?

Khi nhận thấy việc điều trị không mang lại hiệu quả mà còn khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn, bạn cần ngưng sử dụng thuốc Qapanto và báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa hoặc dược sĩ. Ngoài ra bạn cũng nên ngưng sử dụng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ khi cơ thể xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Những thông tin về thuốc Qapanto trong bài viết chỉ mang tính chất tổng hợp và tham khảo. Nếu muốn sử dụng thuốc người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa về liều dùng và cách sử dụng. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc để tránh những tác dụng phụ nguy hiểm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

Bệnh viêm hang vị dạ dày có nguy hiểm không?

Bệnh viêm hang vị dạ dày có nguy hiểm không?

Viêm hang vị dạ dày là bệnh đường tiêu hóa thường gặp. Nếu được phát hiện và điều trị sớm,...

Các thuốc trị đau dạ dày tốt nhất – Giảm đau nhanh

Các thuốc trị đau dạ dày đang được sử dụng hiện nay bao gồm nhiều loại. Bệnh nhân có thể...

Lên thực đơn hàng ngày cho người bệnh trĩ – Bổ và ngon

Xây dựng thực đơn ăn uống hằng ngày cho người mắc bệnh trĩ là một việc làm khá quan trọng....

Thử cách chữa đau dạ dày từ quả dừa khá đơn giản

Có lẽ bạn đã từng nghe đến việc cải thiện các triệu chứng của bệnh đau dạ dày bằng quả...

10+ thuốc trị viêm đại tràng tốt nhất – Giảm đau nhanh

Thuốc điều trị viêm đại tràng là một trong những lựa chọn đầu tiên được bệnh nhân ưu tiên sử...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *