Thành phần và tác dụng của thuốc Porarac
Thuốc Porarac thuộc nhóm thuốc ức chế proton. Thuốc được sử dụng để điều trị hội chứng Zollinger – Ellison, trào ngược dạ dày – thực quản và loét dạ dày – tá tràng.
- Tên thuốc: Porarac
- Phân nhóm: Thuốc đường tiêu hóa
- Dạng bào ché: Viên nang
Những thông tin cần biết về thuốc Porarac
1. Thành phần
Thuốc Porarac có chứa Omeprazole (thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton). Thành phần này ức chế hồi phục enzyme hydro – kali adenosine triphosphatase nhằm làm giảm axit do tế bào ở thành dạ dày tiết ra.
Omeprazole được hấp thu qua tá tràng sau khoảng 3 – 6 giờ dùng thuốc và không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Hoạt chất này được chuyển hóa tại gan, được thải trừ 80% qua đường tiểu và 20% qua phân.
2. Chỉ định
Thuốc Porarac được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Viêm loét dạ dày – tá tràng
- Hội chứng Zollinger – Ellison
- Trào ngược dạ dày – thực quản
- Cải thiện triệu chứng ợ nóng, ợ chua, đầy bụng, khó chịu dạ dày,..
Thuốc cũng có thể kết hợp với kháng sinh trong trường hợp nhiễm trùng dạ dày do vi khuẩn H. pylori. Ngoài ra, Porarac còn được sử dụng để dự phòng viêm thực quản trào ngược và loét dạ dày tá tràng.
3. Chống chỉ định
Chống chỉ định Porarac với các trường hợp sau:
- Quá mẫn với bất cứ thành phần nào trong thuốc.
- Từng có tiền sử dị ứng với dẫn xuất của benzimidazole
4. Dạng bào chế – hàm lượng
- Dạng bào chế: Viên nang
- Hàm lượng: 20mg
- Quy cách: Hộp 10 vỉ x 10 viên
5. Cách dùng – liều lượng
Sử dụng thuốc bằng đường uống, có thể dùng thuốc với thức ăn.
Liều dùng thông thường khi điều trị loét tá tràng
- Dùng 20mg/ ngày
- Thời gian điều trị: 2 – 4 tuần
Liều dùng thông thường khi điều trị loét dạ dày
- Dùng 20mg/ ngày
- Thời gian điều trị: 4 – 8 tuần
- Có thể tăng 40mg/ ngày nếu bệnh nhân đã kháng với các phương pháp trị liệu khác
Liều dùng thông thường khi điều trị trào ngược thực quản
- Dùng 20mg/ ngày
- Thời gian điều trị: 4 – 8 tuần
Liều dùng thông thường khi điều trị hội chứng Zollinger – Ellison
- Dùng 60mg/ ngày
- Chia thành nhiều lần uống
Liều dùng thông thường khi dự phòng tái phát loét dạ dày tá tràng
- Dùng 20 – 40mg/ ngày
Cần thông báo cho bác sĩ trong trường hợp không có cải thiện lâm sàng hoặc triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
6. Bảo quản
Bảo quản thuốc Porarac ở nhiệt độ từ 15 – 30 độ C, tránh ánh nắng trực tiếp và môi trường có độ ẩm cao.
7. Giá thành
Thuốc Porarac có giá bán khoảng 30 – 40.000 đồng/ hộp 10 vỉ x 10 viên. Giá bán chính thức có thể chênh lệch ít nhiều so với giá được chúng tôi cung cấp.
Tìm hiểu thêm: Các thuốc trị đau dạ dày tốt nhất – Giảm đau nhanh
Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Porarac
1. Thận trọng
Sử dụng Omeprazole trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ gãy xương. Do đó cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân loãng xương hoặc có nguy cơ loãng xương cao.
Phải loại trừ khả năng bị u ác tính trước khi chỉ định thuốc Porarac. Vì hoạt động của thuốc có thể làm giảm triệu chứng của khối u khiến người bệnh phát hiện và điều trị bệnh muộn.
Tuy không nhận thấy tác hại của thuốc đối với phụ nữ mang thai nhưng Porarac không được khuyến khích dùng trong thời gian thai kỳ – nhất là 3 tháng đầu.
Thận trọng khi dùng thuốc cho người cao tuổi – nhất là dùng trong điều trị dài hạn. Đối tượng này thường có nguy cơ cao gặp phải các tác dụng phụ của thuốc.
Thuốc được chuyển hóa qua gan, do đó cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân rối loạn chức năng gan nhẹ và vừa. Chống chỉ định với người suy gan nặng.
Độ an toàn và tính hiệu quả của thuốc chưa được thiết lập ở trẻ em dưới 12 tháng tuổi. Vì vậy, không tự ý dùng thuốc cho trẻ nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ.
Thành phần của thuốc có thể thải trừ qua sữa mẹ. Vì vậy không sử dụng Porarac cho phụ nữ đang cho con bú.
Dùng thuốc Porarac trong thời gian dài có thể gây thiếu hụt vitamin B12 (do thuốc làm giảm hấp thu vitamin này từ chế độ dinh dưỡng và viên uống bổ sung).
2. Tác dụng phụ
Tác dụng phụ của thuốc:
- Phát ban
- Sưng mặt
- Nôn mửa
- Buồn nôn
- Đầy hơi
- Nổi mề đay
- Ngứa
- Khó thở
- Khó nuốt
- Mệt mỏi
- Nhịp tim bất thường
- Co thắt cơ bắp
- Chóng mặt
- Tiêu chảy
- Sốt
- Đau bụng
Thuốc Porarac cũng có thể gây ra các tác dụng phụ không được đề cập trong bài viết. Liên hệ với bác sĩ ngay khi phát sinh những biểu hiện bất thường.
3. Tương tác thuốc
Porarac có thể làm giảm khả năng hấp thu của một số loại thuốc khác. Điều này khiến tác dụng của thuốc suy giảm và ảnh hưởng đến kết quả của quá trình điều trị.
Vì vậy, bạn cần thận trọng khi sử dụng Porarac với các loại thuốc sau:
- Ciclosporin: Thuốc Porarac làm tăng nồng độ Cilosporin trong máu. Cần điều chỉnh liều lượng nếu có ý định điều trị kết hợp.
- Thuốc kháng sinh nhạy cảm với vi khuẩn Hp: Porarac làm tăng tác dụng ức chế vi khuẩn Hp.
- Thuốc chuyển hóa qua enzyme cytocrom P450: Porarac ức chế quá trình chuyển hóa của những loại thuốc chuyển hóa qua enzyme cytocrom P450.
- Phenytoin, Diazepam, Warfarin: Porarac làm tăng nồng độ của các loại thuốc này khiến tác dụng của thuốc tăng lên.
- Dicourmarol: Porarac làm tăng tác dụng chống ngưng tập tiểu cầu của Dicoumarol.
- Nifedipin: Porarac làm giảm khả năng chuyển hóa của Nifedipin (khoảng 20%).
- Clarithromycin: Gây ức chế chuyển hóa Porarac khiến nồng độ của thuốc tăng lên gấp đôi.
Trước khi dùng thuốc, bạn nên viết một danh sách những loại thuốc đang sử dụng để bác sĩ có thể dự phòng tương tác xảy ra.
4. Quá liều và cách xử lý
Sử dụng Porarac quá liều có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của người sử dụng.
Các triệu chứng quá liều:
- Mờ mắt
- Buồn nôn
- Nôn mửa
- Khô miệng
- Buồn ngủ
- Nhịp tim nhanh
- Nóng bừng
Trường hợp dùng liều quá cao, bệnh nhân có thể không thở được hoặc hôn mê. Ngay khi xuất hiện những triệu chứng trên, bạn cần gọi cấp cứu ngay lập tức.
Có thể bạn quan tâm
- Đau Dạ Dày: Dấu Hiệu và Cách Chữa Bệnh
- 7 thuốc đau dạ dày dạng sữa (gói) tác dụng nhanh
Hỏi đáp cùng chuyên gia
Cho mình hỏi? Mình muốn mua thuốc thì mua ở đâu ạ?