Thuốc No-panes có tác dụng gì?

Thuốc No-panes thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa. Thuốc thường được dùng trong điều trị co thắt dạ dày – ruột, co thắt đường mật, cơn đau quặn mật, hội chứng ruột kích thích theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng điều trị co thắt đường niệu – sinh dục, cơn đau quặn thận, co thắt tử cung, táo bón co thắt.

Thuốc No-panes
Thông tin cơ bản về thuốc No-panes và những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc

  • Nhóm thuốc: Thuốc đường tiêu hóa
  • Dạng bào chế: Viên nén
  • Quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên, hộp 1 lọ x 100 viên

Thông tin về thuốc No-panes

Thành phần

Thuốc No-panes được bào chế từ 40mg hoạt chất Drotaverin HCl và lượng tá dược vừa đủ trong một viên nén.

Công dụng

Thuốc No-panes có tác dụng ngăn ngừa và điều trị những bệnh lý sau:

  • Co thắt dạ dày – ruột
  • Co thắt đường mật, cơn đau quặn mật: Viêm túi mật, sỏi túi mật, viêm đường mật
  • Hội chứng ruột kích thích
  • Co thắt đường niệu – sinh dục, cơn đau quặn thận: Sỏi niệu quản, sỏi thận, viêm bàng quang, viêm bể thận
  • Co thắt tử cung: Dọa sảy thai, đau bụng kinh, co cứng tử cung
  • Táo bón co thắt
  • Co thắt dạ dày – ruột do loét.

Dược lực học

Chống co thắt cơ trơn. Tuy nhiên không thuộc nhóm kháng choline.

Dược động học

  • Phân bố: Gắn kết rất ít khi sử dụng phối hợp với protein huyết tương
  • Hấp thu: Hoạt chất Drotaverin trong thuốc No-panes hấp thu qua đường uống tương đương với đường tiêm. Hoạt chất được hấp thu hoàn toàn sau 12 phút sử dụng. Đối với liều tiêm tĩnh mạch, thời gian bắt đầu tác dụng của hoạt chất Drotaverin sau khi tiêm là 2 – 4 phút. Tối đa sau 30 phút.
  • Chuyển hóa: Hoạt chất Drotaverin chuyển hóa tại gan thông qua hiện tượng glucurono kết hợp.
  • Thải trừ: Thành phần Drotaverin trong thuốc No-panes thải trừ chủ yếu qua nước tiểu. Thời gian bán hủy của thuốc là 16 giờ.

Chống chỉ định

Thuốc No-panes chống chỉ định với những trường hợp sau:

  • Những người quá mẫn cảm với hoạt chất Drotaverin HCl hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Trẻ em dưới 1 tuổi.

Cách dùng và liều lượng

Cách dùng

Thuốc No-panes được sử dụng thông qua đường miệng. Người bệnh có thể uống thuốc vào lúc đói hoặc lúc no. Bệnh nhân nên uống trọn một viên thuốc cùng với ít nhất nửa ly nước lọc. Hoặc sử dụng thuốc cùng với thức ăn ở những bệnh nhân thường xuyên có cảm giác nôn ói khi uống thuốc. Đặc biệt là trẻ em. Điêu này sẽ giúp bạn tránh khỏi tình trạng uống lại thuốc khi bạn nôn ói.

Liều lượng

Tùy thuộc vào độ tuổi mắc bệnh, liều dùng thuốc No-panes ở mỗi người không giống nhau.

Liều dùng thuốc No-panes
Liều dùng thuốc No-panes

Liều dùng thuốc cho bệnh nhân là người lớn

  • Liều khuyến cáo: Dùng 3 – 6 viên/ngày. Sử dụng từ 1 – 2 viên/lần.

Liều dùng thuốc cho bệnh nhân là trẻ em trên 6 tuổi

  • Liều khuyến cáo: Dùng 2 – 5 viên/ngày. Sử dụng từ 1 viên/lần.

Liều dùng thuốc cho bệnh nhân là trẻ em từ 1 – 6 tuổi

  • Liều khuyến cáo: Dùng 2 – 3 viên/ngày. Sử dụng từ ½ – 1 viên/lần.

Lưu ý

  • Liều dùng thuốc No-panes có thể thay đổi theo phác đồ điều trị, đáp ứng của từng đối tượng và chỉ định liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa.

Xem thêm: Các thuốc trị đau dạ dày tốt nhất 2020 – Giảm đau nhanh

Bảo quản

Thuốc No-panes cần được bảo quản ở nhiệt độ dưới 30 độ C. Bên cạnh đó thuốc cần được bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh để thuốc tại những nơi ẩm mốc và có ánh nắng mặt trời. Ngoài ra người bệnh cần bảo quản thuốc trong lọ hoặc trong vỉ. Người bệnh không nên lấy thuốc ra ngoài khi chưa sử dụng.

Giá thuốc

Thuốc No-panes là sản phẩm của Công ty cổ phần Dược phẩm Tipharco – Việt Nam. Thuốc đang được bán với giá 40.000 VNĐ/hộp 10 vỉ x 10 viên.

Những điều cần lưu ý khi chữa bệnh với thuốc No-panes

Khuyến cáo khi dùng

Trước khi sử dụng thuốc No-panes, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:

  • Thuốc No-panes chỉ nên được sử dụng khi có yêu cầu và đơn thuốc của bác sĩ. Người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc bừa bãi để tránh gây nguy hiểm.
  • Trước khi sử dụng thuốc No-panes, người bệnh cần thông báo với bác sĩ nếu bạn có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Khi được thông báo, bác sĩ chuyên khoa có thể cho bạn sử dụng một loại thuốc thay thế hoặc thay đổi phác đồ điều trị của bạn.
  • Thuốc No-panes cần được sử dụng thận trọng ở những bệnh nhân có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh lý về gan, thận, suy giảm chức năng thận hoặc suy giảm chức năng gan.
  • Chưa có thông tin cụ thể về việc Drotaverin có gây dị tật ở thai nhi hay không. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, người bệnh chỉ nên sử dụng No-panes khi thật sự cần thiết. Đồng thời có chỉ định và hướng dẫn liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa.
  • Chưa có nghiên cứu cụ thể về lợi ích và những rủi ro khi sử dụng thuốc No-panes ở phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú. Tuy nhiên rất nhiều loại thuốc được tìm thấy trong thành phần của sữa mẹ sau khi sử dụng. Vì thế tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định sử dụng thuốc. Nếu việc sử dụng thuốc No-panes là cần thiết, người bệnh nên ngưng cho con bú.
Khuyến cáo khi dùng thuốc No-panes
Thuốc No-panes cần được sử dụng thận trọng ở phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú

Tác dụng phụ

Trong thời gian sử dụng thuốc No-panes, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng ngoại ý. Tuy nhiên chúng thường không nghiêm trọng và rất hiếm gặp.

  • Chóng mặt
  • Buồn nôn và nôn ói
  • Đau đầu
  • Đánh trống ngực.

Nếu những tác dụng phụ này thường xuyên tái phát hoặc xuất hiện kéo dài trong vài ngày, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc No-panes. Đồng thời báo ngay với bác sĩ chuyên khoa để tìm ra liệu pháp xử lý phù hợp.

Tương tác thuốc

Thuốc No-panes có khả năng tương tác với Lévodopa (thuốc dùng trong điều trị bệnh Parkinson). Sự tương tác này làm giảm tác dụng ngăn ngừa và chống Parkinson của thuốc Lévodopa.

Thuốc No-panes tương tác với Lévodopa làm giảm tác dụng ngăn ngừa và chống Parkinson của Lévodopa

Bài viết là thông tin cơ bản về thuốc No-panes và những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thuốc. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo an toàn và đảm bảo tính hiệu quả.

Xem video: Hành Trình Chữa Bệnh Dạ Dày của Nghệ Sĩ Trần Nhượng Tại Trung Tâm Thuốc Dân Tộc

Thông tin bổ ích:

Click xem thêm

Bệnh học viêm túi thừa đại tràng

Viêm túi thừa đại tràng là bệnh lý thường gặp ở những người cao tuổi. Các triệu chứng của bệnh...

Có nên ăn chuối khi bị táo bón không?

Táo bón là một trong những căn bệnh khá phổ biến. Điều này xuất hiện do sự bất thường trong...

Tìm hiểu về triệu chứng viêm đại tràng

Người bị viêm đại tràng có triệu chứng như thế nào?

Viêm đại tràng là một căn bệnh phổ biến của đường tiêu hóa, xảy ra khi lớp niêm mạc đại...

Trĩ huyết khối là gì? Dấu hiệu, Cách điều trị hiệu quả

Trĩ huyết khối là hiện tượng các cục máu đông hình thành bên trong búi trĩ, gây sưng và ngăn...

Trào ngược dịch mật có nguy hiểm và tự khỏi không?

Trào ngược dịch mật, dạ dày thể hiện cho tình trạng dịch mật trong tá tràng trào lên thực quản,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.