Thuốc Levodopa có tác dụng gì?

Thuốc Levodopa thuộc nhóm thuốc chống Parkinson. Thuốc thường được dùng trong điều trị tất cả các thể của hội chứng Parkinson theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra thuốc còn có khả năng khắc phục bệnh Parkinson tự phát, hội chứng Parkinson sau tổn thương hệ thần kinh trung ương…

Thuốc Levodopa
Thông tin cơ bản về công dụng, liều dùng, cách sử dụng và những điều cần lưu ý khi chữa bệnh với thuốc Levodopa

  • Nhóm thuốc: Thuốc chống Parkinson
  • Thuốc biệt dược mới: Madopar, Stalevo 100/25/200, Stalevo 275, Stalevo 150/37,5/200, Tidomet forte, Madopar HBS
  • Dạng bào chế: Viên nang 100mg, viên nén 100mg

Thông tin về thuốc Levodopa

Thành phần

Thuốc Levodopa được bào chế từ hoạt chất Levodopa và lượng tá dược vừa đủ trong một viên nén.

Công dụng

Thuốc Levodopa có tác dụng ngăn ngừa và điều trị những bệnh lý sau:

  • Tất cả các thể của hội chứng Parkinson. Tuy nhiên thuốc không có tác dụng điều trị cho những bệnh nhân bị hội chứng ngoại pháp do thuốc gây ra
  • Bệnh Parkinson tự phát
  • Hội chứng Parkinson xuất hiện do xơ cứng động mạch não
  • Hội chứng Parkinson sau viêm não
  • Hội chứng Parkinson sau tổn thương hệ thần kinh trung ương xuất hiện do nhiễm độc canbon mono oxid hoặc do mangan.

Chống chỉ định

Thuốc Levodopa chống chỉ định với những trường hợp sau:

  • Những người quá mẫn cảm với hoạt chất Levodopa hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Những người bị glaucom góc đóng
  • Bệnh nhân bị bệnh gan, bệnh nội tiết, bệnh thận, bệnh tim thất bù thất
  • Những người bị các bệnh nhiễm tâm nặng hoặc các chứng rối loạn tâm thần
  • Phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú
  • Bệnh nhân dưới 25 tuổi
  • Thành phần trong thuốc Levodopa có khả năng kích hoạt u hắc tố ác tính. Do đó, những người có tiền sử, nghi ngờ hoặc đang bị tổn thương da, ung thư hắc tố ác tính không được sử dụng thuốc
  • Không sử dụng đồng thời thuốc Levodopa cùng với những chất ức chế monoamin oxidase (IMAO). Người bệnh phải ngưng sử dụng những chất ức chế này ít nhất 2 tuần trước khi mang thuốc vào quá trình chữa bệnh.

Cách dùng và liều lượng

Cách dùng

Viên nén và viên nang Levodopa được sử dụng thông qua đường miệng. Để đạt tối đa tác dụng chữa bệnh, người bệnh nên nuốt trọn một viên thuốc cùng với một cốc nước đầy. Người bệnh không nên nhai thuốc trước khi nuốt. Đồng thời không tán nhuyễn thuốc hoặc phá vỡ cấu trúc của thuốc trước khi sử dụng. Ngoài ra, tùy theo từng trường hợp, thuốc có thể sử dụng cùng với thức ăn.

Liều lượng

Liều tối ưu hằng ngày của thuốc Levodopa cần phải được dò liều cẩn thận và xác định với từng người bệnh. Sau khi đã xác định chính xác liều cần dùng, liều duy trì đối với bệnh nhân cao tuổi cần phải giảm.

Liều khởi đầu gợi ý: Dùng 125mg/lần x 2 lần/ngày. Mỗi 3 – 7 ngày, tăng dần liều dùng thuốc 1 lần. Tùy thuộc vào đáp ứng của từng người bệnh, liều dùng thuốc có thể lên đến 8 gram/ngày chia thành nhiều lần sử dụng.

Liều khởi đầu thông thường: Dùng 0,5 – 1 gram/ngày, chia thuốc thành hai hoặc nhiều lần sử dụng trong ngày. Sử dụng thuốc cùng với thức ăn. Sau đó, cứ mỗi 3 – 7 ngày tùy theo dung nạp, tổng liều dùng thuốc hàng ngày được tăng thêm từ 100 – 750mg.

Liều duy trì: Dùng 2,5 – 6 gram/ngày. Liều dùng thuốc không vượt quá 8 gram/ngày.

Giới hạn kê đơn thông thường cho người lớn: Dùng 8 gram/ngày.

Liều dùng và cách sử dụng thuốc Levodopa
Liều dùng và cách sử dụng thuốc Levodopa

Bảo quản

Thuốc độc hạn B

Thuốc Levodopa bị oxy hóa và nhanh chóng đổi thành màu sẫm nếu tiếp xúc với ẩm. Khi màu thuốc thay đổi chứng tỏ thuốc đã bị mất tác dụng chữa bệnh. Vì thế người bệnh cần bảo quản thuốc tại những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh hơi ẩm và tránh ánh sáng. Đồng thời thuốc phải được bảo quản trong vỉ hoặc trong lọ. Người dùng không nên lấy thuốc ra khỏi lọ hoặc vỉ khi chưa cần thiết.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Levodopa

Khuyến cáo khi dùng

Trước khi sử dụng thuốc Levodopa, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:

  • Những người bị đái tháo đường, hạ huyết áp, cường giáp, glaucom góc rộng cần thận trọng khi sử dụng thuốc Levodopa. Bạn cần phải ngưng sử dụng thuốc 24 giờ trước khi gây mê. Trong trường hợp phải tiến hành phẫu thuật, người bệnh không được sử dụng halothan hoặc cyclopropan
  • Thuốc Levodopa cần được sử dụng thận trọng đối với những bệnh nhân có tiền sử loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, suy động mạch vành. Ngoài ra trong thời gian chữa bệnh, người bệnh nên thường xuyên đến bệnh viện để kiểm tra đái tháo đường
  • Những bệnh nhân bị sa sút trí tuệ do tổn thương não, bệnh tâm thần hoặc có nguy cơ lú lẫn cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng thuốc Levodopa
  • Trong trường hợp sử dụng đồng thời thuốc Levodopa và thuốc kháng acetylcholin là điều cần thiết, liều dùng ở mỗi thuốc phải được giảm
  • Nếu điều trị kéo dài với thuốc Levodopa, người bệnh cần kiểm tra định kỳ và đánh giá chức năng của gan, thận, tim mạch, tạo huyết
  • Thuốc Levodopa chống chỉ định với phụ nữ đang cho con bú và phụ nữ có thai. Bởi lượng tá dược trong thuốc có khả năng gây dị tật ở các phủ tạng và các xương của thai nhi. Ngoài ra thuốc còn phân bố trong sữa và ức chế sự tiết sữa đối với phụ nữ đang cho con bú.

Tác dụng phụ

Trong thời gian sử dụng thuốc Levodopa, người bệnh có thể gặp phải những tác dụng phụ sau:

Tác dụng phụ thường gặp

  • Rối loạn hệ tiêu hóa: Buồn nôn và nôn ói, chán ăn, ăn không ngon miệng. Những tác dụng phụ này xuất hiện thường do tác dụng ngoại biên của dopamin
  • Choáng váng
  • Đau đầu
  • Kích động
  • Trầm cảm.

Những tác dụng phụ thường gặp nêu trên xuất hiện ở hầu hết các bệnh nhân khi họ sử dụng thuốc ở liều đầu tiên. Men gan có sự thay đổi, các dịch trong cơ thể và nước tiểu chuyển sang màu đỏ nhạt.

Tác dụng phụ của thuốc Levodopa
Buồn nôn và nôn ói là tác dụng phụ thường gặp của thuốc Levodopa

Tác dụng phụ ít gặp

  • Ra nhiều mồ hôi
  • Đau đầu nghiêm trọng
  • Nôn ói không kiểm soát
  • Chán ăn xảy ra nhiều ngày
  • Hạ huyết áp
  • Loạn nhịp tim
  • Lú lẫn
  • Mất ngủ, ngủ không sâu giấc
  • Phản ứng loạn thần
  • Trầm cảm nặng
  • Hội chứng tăng động (triệu chứng tắt bật).

Tác dụng phụ hiếm gặp

  • Loạn thần
  • Giảm bạch cầu
  • Thiếu máu tan huyết
  • Suy giảm tiểu cầu
  • Transaminase tăng.

Người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Levodopa. Đồng thời báo ngay với bác sĩ chuyên khoa nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện những tác dụng phụ nêu trên.

Tương tác thuốc

Thuốc Levodopa có khả năng tương tác với những loại thuốc điều trị khác gây nguy hiểm. Ngoài ra sự tương tác có thể làm tăng nồng độ thuốc trong huyết tương hoặc làm giảm tác dụng chữa bệnh của thuốc.

  • Các thuốc tâm thần: Người bệnh không nên sử dụng đồng thời thuốc Levodopa cùng với các chất ức chế monoamin oxidase. Bởi sự tương tác này có thể tạo ra những cơn tăng huyết áp gây nguy hiểm.
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Những người đang chữa bệnh với thuốc Levodopa có thể sử dụng những loại thuốc chống trầm cảm ba vòng. Tuy nhiên, các loại thuốc chống trầm cảm ba vòng có khả năng tác động và làm năng thêm chứng hạ huyết áp thế đứng. Đồng thời làm ảnh hưởng đến sự hấp thu của thuốc Levodopa do chậm đưa hoạt chất Levodopa đến những vị trí hấp thu của ruột và làm chậm sự tháo rỗng ở dạ dày. Bên cạnh đó những phản ứng không mong muốn khác có thể xảy ra như tăng huyết áp loạn vận động. Phản ứng này tuy hiếm gặp nhưng vẫn có khả năng xảy ra trong trường hợp người bệnh sử dụng những loại thuốc này cùng với nhau.
  • Phenothiazin, thioxanthen, butyrophenon và những loại thuốc chống loạn tâm thần khác: Phenothiazin, thioxanthen, butyrophenon và những loại thuốc chống loạn tâm thần đối kháng với tác dụng chữa bệnh của thuốc Levodopa. Vì thế người bệnh cần phải thật thận trọng khi sử dụng những loại thuốc này trong thời gian chữa bệnh.
  • Pyridoxin: Trong trường hợp sử dụng 10 – 25mg Pyridoxin hydroclorid (vitamin B6), thuốc Pyridoxin có khả năng đảo ngược tác dụng chống bệnh parkinson của thuốc Levodopa nếu sử dụng Levodopa đơn độc không kèm carbidopa. Vì thế người bệnh không nên sử dụng những chế phẩm vitamin trong quá trình chữa bệnh với thuốc. Bạn chỉ nên sử dụng chúng khi thật sự cần thiết và có lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa.
  • Những loại thuốc kháng acetylcholin: Những loại thuốc kháng acetylcholin có khả năng tác động và tác dụng hiệp đồng với thuốc Levodopa trong trường hợp giảm run ở hội chứng Parkinson. Sự tương tác này thường được sử dụng để nâng cao lợi ích cho việc điều trị. Tuy nhiên ngoài tác dụng chữa bệnh, những loại thuốc kháng acetylcholin còn có khả năng làm trầm trọng thêm những cử động bất thường không chủ động của cơ thể.
  • Những loại thuốc hạ huyết áp: Người bệnh cần sử dụng thận trọng thuốc Levodopa cùng với những loại thuốc hạ huyết áp như: Guanethidin, Methyldopa. Trong trường hợp phải sử dụng đồng thời, người bệnh nên giảm liều dùng thuốc ở tất cả những loại thuốc điều trị. Ngoài ra thuốc Methyldopa là một chất ức chế decarboxylase tương tự như carbidopa. Vì thế thuốc có thể gây độc đối với hệ thần kinh trung ương khi sử dụng cùng với Levodopa. Điều này dẫn đến loạn tâm thần và một số bệnh thần kinh khác.
  • Reserpin: Khi sử dụng thuốc Reserpin cùng với Levodopa, các loại thuốc gây mê hydrocarbon halogen hóa hoặc cyclopropan có thể dẫn đến loạn nhịp tim gây nguy hiểm.
Tương tác thuốc Levodopa
Thuốc Levodopa tương tác với những loại thuốc khác gây nguy hiểm hoặc làm giảm tác dụng điều trị bệnh của các loại thuốc

Quá liều

Sau một liều đáp ứng của thuốc trước đó, chứng rối loạn vận động kiểu múa giật xuất hiện ở thời gian đỉnh tác dụng. Tuy nhiên chứng loạn trương lực khu trú có thể xảy ra khi bất ngờ xuất hiện một tác động nhỏ có liên quan tới. Cụ thể như: Sau khi sử dụng liều Levodopa gần nhất hoặc lúc tỉnh dậy sau một đêm ngủ nhiều giờ. Chứng loạn cương lực khu trú thường xuất hiện và vào một chân.

Không có thuốc giải độc đặc hiệu để giải quyết tình trạng quá liều Levodopa cấp. Do đó những bệnh nhân sử dụng thuốc Levodopa quá liều cần được điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Đồng thời cần áp dụng những biện pháp sau đây: Tiến hành rửa dạ dày ngay, nếu cần có thể sử dụng thuốc chống loạn nhịp tim. Sử dụng 10 – 25mg thuốc pyridoxin có thể đảo ngược những tác dụng của thuốc Levodopa. Tuy nhiên, trong điều trị quá liều cấp, các bác sĩ vẫn chưa xác định được lợi ích của thuốc pyridoxin. Ngoài ra trong thời gian điều trị quá liều, giá trị của thẩm phân vẫn chưa được biết rõ.

Bài viết là những thông tin cơ bản về công dụng, liều dùng, cách sử dụng và những điều cần lưu ý khi chữa bệnh với thuốc Levodopa. Ngoài tác dụng chữa bệnh, thuốc có khả năng gây ra nhiều tác dụng phụ và các tương tác thuốc dẫn đến nguy hiểm. Do đó người bệnh chỉ nên dùng thuốc khi thật sự cần thiết. Ngoài ra bạn cần phải có sự chỉ định và hướng dẫn liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa nếu muốn sử dụng thuốc. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý đoán bệnh, không được tự ý sử dụng thuốc để tránh gây nguy hiểm.

Tin bài nên đọc

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.