Thuốc Itametazin có công dụng gì? Những điều cần lưu ý khi sử dụng
Thuốc Itametazin được sử dụng trong các trường hợp dị ứng như dị ứng da (chàm, viêm da thần kinh mạch, viêm da kích ứng, mề đay, ngứa da,…), dị ứng mắt và đường hô hấp.
- Tên thuốc : Itametazin
- Phân nhóm: Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn
- Dạng bào chế: Viên nén
- SĐK: VN-17222-13
Những thông tin cần biết về thuốc Itametazin
1. Thành phần
Thuốc Itametazin có chứa hoạt chất Mequitazin. Thành phần này thuộc nhóm kháng histamine H1.
Mequitazin tác động có chọn lọc lên thụ thể H1 nhằm ức chế sản sinh các chất trung gian ở dưỡng bào như histamine và serotonin.
Thành phần này được chuyển hóa qua gan và đào thải qua phân, đường tiểu.
2. Chỉ định
Thuốc Itametazin được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Dị ứng da (eczema, viêm da thần kinh mạch, viêm da tiếp xúc, viêm da kích ứng, mề đay, ngứa da,…)
- Dị ứng mắt (viêm kết mạc)
- Dị ứng đường hô hấp (viêm mũi, dị ứng phấn hoa, cảm,…)
Thuốc Itametazin cũng có thể được sử dụng trong các trường hợp dị ứng khác. Hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn có mong muốn dùng thuốc với những tác dụng không được đề cập trên bao bì.
Xem thêm: Thuốc kháng dị ứng histamin và những điều cần lưu ý khi sử dụng
3. Chống chỉ định
Chống chỉ định thuốc Itametazin cho các trường hợp sau:
- Mẫn cảm với các thành phần trong thuốc
- Tăng nhãn áp
- U tuyến tiền liệt
Để giảm rủi ro khi dùng thuốc, bạn nên thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe và những loại thuốc từng có tiền sử bị dị ứng.
4. Dạng bào chế – hàm lượng
- Dạng bào chế: Viên nén
- Hàm lượng: 5mg
- Quy cách: Hộp 2 vỉ x 7 viên
5. Cách dùng – liều lượng
Dùng thuốc bằng đường uống.
Liều dùng thông thường cho người lớn
- Dùng 1 viên/ lần
- Ngày dùng 2 lần
Liều dùng thông thường cho trẻ trên 12 tuổi
- Dùng ½ – 1 viên/ lần
- Ngày dùng 2 lần
Liều dùng thông thường cho trẻ dưới 12 tuổi
- Dùng 0.25mg/ kg/ ngày
- Chia thành 2 liều bằng nhau
Điều chỉnh liều khi không có cải thiện lâm sàng. Với bệnh nhân suy thận, cần giảm liều dùng. Sử dụng liều thông thường có thể gây áp lực lên cơ quan này, đồng thời làm tăng nồng độ thuốc trong cơ thể.
6. Bảo quản
Bảo quản thuốc Itametazin ở nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ẩm và ánh nắng trực tiếp.
7. Giá thành
Thuốc Itametazin được bán với giá 840 – 850.000 đồng/ hộp. Giá bán trong bài viết chỉ mang tính tương đối. Bạn đọc có nhu cầu nên liên hệ với nhà thuốc tây để được cung cấp giá bán thực tế.
Xem thêm: Thuốc kháng histamine Fexofenadine: Cách dùng và tác dụng phụ có thể gặp
Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Itametazin
1. Thận trọng
Thuốc Itametazin có thể gây buồn ngủ trong thời gian sử dụng – nhất là những ngày đầu. Do đó cần thận trọng khi lái xe, làm việc trên cao, tính toán hoặc vận hành máy móc trong thời gian này.
Mặc dù các nghiên cứu lâm sàng cho thấy thuốc Itametazin không ảnh hưởng đến bào thai và nguồn sữa mẹ. Tuy nhiên để kiểm soát hoàn toàn các rủi ro có thể xảy ra, bạn chỉ nên dùng thuốc khi có yêu cầu từ bác sĩ.
2. Tác dụng phụ
Thuốc Itametazin có thể gây ra các tác dụng ngoại ý trong quá trình điều trị.
Tác dụng phụ thông thường:
- Rối loạn điều tiết mắt
- Khô họng
- Phản ứng dị ứng da
- Nhạy cảm với ánh sáng
Thông báo với dược sĩ/ bác sĩ các tác dụng phụ của thuốc trong thời gian sớm nhất.
3. Tương tác thuốc
Itametazin có thể ảnh hưởng đến cơ chế hoạt động và mức độ thanh thải của một số loại thuốc. Phản ứng này làm tăng/ giảm tác dụng điều trị hoặc gây ra các tình huống không mong muốn.
Để phòng ngừa phản ứng tương tác, bạn nên liệt kê các loại thuốc đang sử dụng để bác sĩ xem xét về tương tác thuốc. Nếu nhận thấy nguy cơ khi điều trị phối hợp, bác sĩ sẽ tiến hành điều chỉnh nhằm ngăn chặn các tình huống rủi ro.
Thận trọng khi sử dụng Itametazin với những loại thuốc sau:
- Thuốc ức chế MAO (được dùng trong điều trị bệnh Parkinson)
- Rượu
- Thuốc làm dịu thần kinh trung ương
4. Xử lý khi dùng quá liều
Khi nhận biết đã dùng Itametazin quá liều quy định, bạn cần ngưng sử dụng thuốc và đến bệnh viện để được bác sĩ xử lý.
Tình trạng chủ quan với các biểu hiện của cơ thể có thể khiến triệu chứng chuyển biến và gây nguy hại đến sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm
- Thuốc Zyzocete: Tác dụng và liều dùng
- Thuốc Histalong: Liều dùng trong điều trị dị ứng
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!