Thuốc kháng histamin Zyzocete: Tác dụng và liều dùng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Zyzocete là thuốc kháng histamin, thuốc được dùng để điều trị các triệu chứng do dị ứng gây ra như hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt, ngứa và phát ban,…

Zyzocete
Zyzocete là thuốc kháng histamin được dùng để điều trị các triệu chứng do dị ứng gây ra

  • Tên thuốc : Zyzocete
  • Tên hoạt chất: Cetirizine
  • Phân nhóm: thuốc kháng histamine và kháng dị ứng

Những thông tin cần biết về thuốc Zyzocete

1. Tác dụng

Zyzocete được sử dụng để điều trị các triệu chứng do viêm mũi mãn tính hay viêm mũi dị ứng theo mùa. Thuốc còn có tác dụng điều trị mề đay tự phát mãn tính.

tác dụng của thuốc Zyzocete
Zyzocete làm giảm các triệu chứng như ngứa, phát ban, sổ mũi, hắt hơi,…

Hoạt chất Certizine có tác dụng chống dị ứng bằng cơ chế đối kháng chọn lọc ở thụ thể H1. Thuốc ức chế giai đoạn sớm của phản ứng dị ứng qua thành phần trung gian là histamine, giảm sự di dời của các tế bào viêm, đồng thời làm giảm giải phóng các chất trung gian hóa học ở giai đoạn muộn của phản ứng dị ứng.

2. Chống chỉ định

Zyzocete chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Người mẫn cảm với Certizine và các thành phần khác trong thuốc.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi
  • Bệnh nhân suy thận
  • Phụ nữ đang có thai hoặc cho con bú

Với những người có vấn đề về sức khỏe hoặc đang điều trị các bệnh lý khác, bác sĩ có thể điều chỉnh liều dùng để tránh nguy hiểm khi sử dụng. Chính vì vậy, bạn cần chủ động thông báo với bác sĩ chuyên khoa tình trạng bệnh lý và tiền sử dị ứng để được cân nhắc việc sử dụng Zyzocete.

3. Cách dùng – liều lượng

Thuốc được bào chế ở dạng viên nén và được dùng trực tiếp với nước lọc. Bạn nên nuốt trọn viên thuốc, không được bẻ hay nghiền thuốc nếu không có chỉ định từ bác sĩ. Nếu gặp vấn đề về dạ dày, bạn nên hỏi bác sĩ cách sử dụng để giảm kích ứng lên cơ quan này.

#Liều lượng sử dụng:

Liều dùng Zyzocete phụ thuộc vào triệu chứng bệnh, cơ địa, tình trạng sức khỏe và độ tuổi của người sử dụng. Do đó, chúng tôi khuyến khích bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn về liều lượng và tần suất cụ thể. Thông tin chúng tôi cung cấp chỉ thích hợp với các trường hợp phổ biến nhất.

  • Người lớn: dùng 1 viên 10mg/ ngày
  • Trẻ em: không dùng thuốc cho trẻ dưới 12 tuổi, nếu có ý định sử dụng hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
cách dùng thuốc Zyzocete
Không sử dụng thuốc Zyzocete cho trẻ nếu không có chỉ định từ bác sĩ

Người gặp các vấn đề về sức khỏe sẽ được bác sĩ điều chỉnh liều lượng để hạn chế những tác dụng không mong muốn.

4. Bảo quản

Thuốc Zyzocete cần được bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nơi có không khí ẩm thấp. Nên để thuốc tránh xa tầm với của trẻ em và thú nuôi.

Không nên sử dụng thuốc có dấu hiệu hư hại, biến chất và đổi màu. Cần tham khảo thông tin trên bao bì hoặc liên hệ với dược sĩ để biết hướng xử lý thuốc.

Không đưa thuốc cho người khác sử dụng, ngay cả khi họ có những triệu chứng tương tự bạn, việc dùng thuốc cần phải có sự chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Zyzocete

1. Thận trọng

Một số bệnh nhân suy thận hoặc đang chạy thận nhân tạo vẫn có thể sử dụng thuốc. Tuy nhiên, bạn cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được điều chỉnh liều dùng phù hợp và kiểm soát những tình huống xấu có thể phát sinh.

thận trọng khi dùng thuốc Zyzocete
Nên hạn chế lái xe, vận hành máy móc trong thời gian dùng thuốc Zyzocete

Zyzocete có thể khiến bạn buồn ngủ, mệt mỏi và thiếu tập trung, do đó nên hạn chế lái xe, vận hành máy móc trong suốt thời gian điều trị. Không sử dụng thuốc cùng với rượu, bia và đồ uống có cồn. Những đồ uống này có thể làm tăng khả năng hấp thu thuốc của cơ thể và gây ra những tác dụng không mong muốn.

2. Tác dụng phụ

Tác dụng phụ thường gặp do sử dụng Zyzocete:

  • Buồn ngủ
  • Mệt mỏi
  • Viêm họng
  • Chóng mặt
  • Nhức đầu
  • Khô miệng
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa

Tác dụng phụ ít gặp:

  • Chán ăn
  • Tiểu ít
  • Bí tiểu
  • Tăng tiết nước bọt

Tác dụng phụ hiếm gặp:

Các tác dụng phụ do thuốc Zyzocete gây ra có thể phát triển và trở nên nặng nề hơn. Bạn nên báo với bác sĩ khi cơ thể phát sinh những triệu chứng nói trên.

3. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc là hiện tượng các hoạt chất trong nhiều loại thuốc phản ứng với nhau. Hiện tượng này làm suy giảm hoặc làm mất tác dụng điều trị. Để hạn chế tình trạng này, bạn cần báo với bác sĩ những loại thuốc mình đang sử dụng (bao gồm cả thuốc kê toa, viên uống hỗ trợ, thảo dược, khoáng chất và vitamin) để được điều chỉnh liều lượng nếu có tương tác xảy ra.

tương tác thuốc Zyzocete
Dùng Zyzocete cùng với Theophylline 400mg có thể làm giảm khả năng thải trừ của thận

Hiện nay, chưa có thông tin đầy đủ về những loại thuốc có khả năng tương tác với Zyzocete. Tuy nhiên độ thải trừ thuốc có thể bị giảm nhẹ nếu bạn sử dụng cùng với Theophylline ở hàm lượng 400mg.

4. Xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Cách xử lý khi dùng thiếu một liều thuốc Zyzocete:

  • Dùng ngay khi bạn nhớ ra
  • Bỏ qua nếu sắp đến liều dùng tiếp theo

Cách xử lý khi dùng quá liều Zyzocete:

  • Ngưng sử dụng thuốc
  • Gọi cho bác sĩ hoặc đến trực tiếp bệnh viện

Vẫn chưa có thuốc giải độc đặc hiệu đối với trường hợp dùng quá liều Zyzocete. Bác sĩ có thể tiến hành rửa dạ dày để giảm bớt nồng độ thuốc trong cơ thể.

5. Nên ngưng thuốc khi nào?

Bạn nên ngưng thuốc Zyzocete khi được bác sĩ yêu cầu. Trong trường hợp các triệu chứng đã dứt điểm nhưng chưa hết thời gian dùng thuốc được chỉ định, bạn vẫn nên tiếp tục sử dụng. Ngưng thuốc đột ngột có thể khiến triệu chứng tái phát và xuất hiện dấu hiệu kháng thuốc.

Ngoài ra, bạn nên ngưng dùng Zyzocete nếu cơ thể phát sinh những biểu hiện bất thường hoặc triệu chứng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.

Có thể bạn quan tâm

Tìm hiểu phương pháp cấy chỉ chữa bệnh viêm mũi dị ứng

Phương Pháp Cấy Chỉ Chữa Bệnh Viêm Mũi Dị Ứng

Ngoài việc dùng thuốc tây, áp dụng phương pháp cấy chỉ chữa bệnh viêm mũi dị ứng cũng được nhiều...

Phác đồ điều trị bệnh viêm mũi dị ứng chuẩn chỉnh từ CHUYÊN GIA Tai mũi họng

Phác đồ điều trị bệnh viêm mũi dị ứng bao gồm việc sử dụng thuốc kháng histamine, thuốc chống viêm...

Tìm hiểu về chứng viêm mũi dị ứng gây hôi miệng và cách khắc phục

Viêm mũi dị ứng gây hôi miệng: Nguyên nhân và cách khắc phục

Viêm mũi dị ứng gây hôi miệng là tình trạng thường gặp. Nó gây ra không ít phiền toái cho...

Viêm mũi dị ứng mùa lạnh: điều trị và cách phòng tránh

Viêm mũi dị ứng mùa lạnh (viêm mũi dị ứng theo mùa) xảy ra khi không khí và độ ẩm...

Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Cây Hoa Ngũ Sắc (Hoa Cức Lợn, Cỏ Hôi)

Theo một số nghiên cứu, tinh dầu cây hoa ngũ sắc chứa nhiều thành phần hóa học lợi cho sức...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Nguyễn HiệpNguyễn Hiệp says: Trả lời

    Tôi bị viêm da tiếp xúc với xi măng vậy xin hỏi bác sĩ tư vấn và cách điều trị như thế nào

  2. Hồng HảiHồng Hải says: Trả lời

    Mình dùng ZYZOCETE 10mg vào buổi tối 2 viên mình dùng liền trong 3 ngày giờ chân mình bị phù. Bác sĩ cho lời khuyên giờ mình phải làm gì

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *