Aerius là thuốc gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Aerius là thuốc kháng histamine được sử dụng trong các trường hợp dị ứng thường gặp. Thuốc được chỉ định trong quá trình điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa, viêm mũi dị ứng mãn tính, mề đay tự phát,….

thuốc Aerius
Aerius được dùng để điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa/mãn tính và bệnh mề đay tự phát

  • Tên thuốc: Aerius
  • Tên hoạt chất: Desloratadine
  • Phân nhóm: thuốc kháng histamine và kháng dị ứng

Những thông tin cần biết về thuốc Aerius

1. Tác dụng

Thuốc Aerius được chỉ định điều trị viêm mũi dị ứng mãn tính, viêm mũi dị ứng theo mùa. Thuốc có tác dụng làm giảm các triệu chứng ngứa, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt, chảy nước mũi, ngứa cổ họng, ngứa mắt,… do bệnh lý này gây ra.

Ngoài ra, Aerius còn được sử dụng để điều trị mề đay tự phát mãn tính. Thuốc làm giảm triệu chứng ngứa, thu nhỏ phạm vi của vùng da bị mề đay.

2. Cơ chế hoạt động

Hoạt chất Desloratadin là chất đối kháng với histamine được cơ thể sản sinh khi có phản ứng dị ứng. Sau khi được thu nạp, Desloratadin ức chế chọn lọc các thụ thể histamine ở ngoại biên, giúp làm giảm các triệu chứng dị ứng thường gặp.

3. Chống chỉ định

Aerius chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Người dị ứng và mẫn cảm với các thành phần trong thuốc
  • Trẻ em dưới 6 tháng tuổi

Một số vấn đề sức khỏe và tình trạng dị ứng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc. Vì vậy, bạn nên trao đổi với bác sĩ các vấn đề này để được cân nhắc việc sử dụng thuốc. Nếu bạn không phù hợp với Aerius, bác sĩ sẽ thay thế bằng một loại thuốc hoặc phương pháp khác.

4. Cách dùng

Bạn nên sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn trên bao bì hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Sử dụng thuốc sai cách có thể khiến tác dụng điều trị suy giảm. Tuyệt đối không dùng thuốc khi chưa rõ cách sử dụng.

  • Thuốc dạng viên nén

Sử dụng thuốc trực tiếp với một ly nước đầy, nên nuốt trọn viên thuốc. Không pha loãng thuốc với nước hay bẻ, nghiền nếu không có yêu cầu từ bác sĩ.

  • Thuốc dạng syrup

Với dạng bào chế này, bạn nên lắc đều chai trước khi dùng. Sau đó dùng dụng cụ đo lường trong y tế để đo liều lượng thuốc và uống ngay sau đó.

thuốc aerius sr
Nên lắc đều thuốc Aerius syrup trước khi dùng

Hạn chế tình trạng sử dụng muỗng ăn gia đình để lấy thuốc. Điều này có thể khiến bạn uống thuốc thiếu hoặc quá liều lượng.

5. Liều lượng

Liều lượng sử dụng phụ thuộc vào triệu chứng cụ thể, độ tuổi và tình trạng sức khỏe của từng trường hợp. Do đó, bạn nên trao đổi trực tiếp để nhận được thông tin về liều dùng cụ thể.

Thông tin chúng tôi cung cấp chỉ phù hợp với những trường hợp phổ biến nhất và không có giá trị thay thế cho hướng dẫn từ nhân viên y tế.

Liều dùng cho người lớn khi điều trị viêm mũi dị ứng, mề đay

  • Liều ban đầu: 5mg/lần/ngày
  • Liều duy trì: 5mg/lần/ngày

Liều dùng cho trẻ em khi điều trị viêm mũi dị ứng, mề đay

  • Trẻ từ 6 tháng – 1 tuổi: dùng 1mg/lần/ngày
  • Trẻ từ 1 – 6 tuổi: dùng 1.25mg/lần/ngày
  • Trẻ từ 6 – 11 tuổi: dùng 2.5mg/lần/ngày
  • Trẻ trên 12 tuổi: dùng 5mg/lần/ngày

Khi trẻ dùng thuốc, bạn phải kiểm soát quá trình sử dụng để chắc rằng trẻ dùng thuốc đúng cách và đúng liều lượng.

Tham khảo thêm: Bị viêm mũi dị ứng uống thuốc gì?

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Aerius

1. Thận trọng

Thuốc có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, do đó phụ nữ mang thai nên trao đổi với bác sĩ trước khi quyết định dùng Aerius trong quá trình điều trị. Ngoài ra, thuốc có thể bài tiết qua sữa mẹ, phụ nữ đang cho con bú không nên tự ý sử dụng. Nếu bắt buộc phải dùng Aerius, bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngưng cho trẻ bú trong thời gian điều trị.

thuoc aerius tri benh gi
Thuốc có thể truyền qua sữa mẹ và gây ảnh hưởng đến trẻ nhỏ

Nếu bạn từng có tiền sử với một loại thuốc kháng histamine khác, bạn nên thông báo điều này với bác sĩ. Những người từng dị ứng với thuốc kháng histamine có khả năng cao dị ứng với Aerius. Phản ứng dị ứng có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, gây suy tim, suy hô hấp do đó bạn cần thận trọng khi sử dụng loại thuốc này.

2. Tác dụng phụ

Aerius có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn trong thời gian sử dụng. Khi nhận thấy những biểu hiện này phát sinh, bạn nên thông báo với bác sĩ để kịp thời xử lý.

Tác dụng phụ phổ biến:

  • Đau đầu
  • Chóng mặt

Tác dụng phụ ít phổ biển:

  • Khô miệng
  • Đau bụng
  • Khó tiêu
  • Khó chịu ở dạ dày
  • Ợ nóng
  • Mệt mỏi
  • Đau cơ
  • Sưng khớp
  • Viêm họng
  • Buồn ngủ
  • Buồn nôn

Tác dụng phụ nghiêm trọng:

  • Sốc phản vệ (khó nuốt, tim đập nhanh, phát ban da, sưng mí mắt, tức ngực, thở khò khè, khó thở,…)
  • Sưng da, mặt, cổ họng
  • Rối loạn nhịp tim
  • Ngứa da

Các tác dụng phụ thông thường sẽ tự thuyên giảm sau vài ngày dùng thuốc. Tuy nhiên nếu triệu chứng chuyển biến xấu đi, bạn nên gọi cho bác sĩ để được hướng dẫn cách khắc phục. Với các trường hợp xuất hiện triệu chứng nghiêm trọng, bạn nên đến bệnh viện ngay. Tình trạng chủ quan có thể khiến triệu chứng trở nên nặng nề và không thể phục hồi.

3. Tương tác thuốc

Theo thống kê, có đến 16 loại thuốc có khả năng tương tác với hoạt chất desloratadine có trong Aerius. Phản ứng tương tác có thể khiến hoạt động của hai loại thuốc thay đổi, dẫn đến việc phát sinh những tác dụng không mong muốn.

thuốc aerius desloratadine
Thuốc Aerius có khả năng tương tác với nhiều loại thuốc khác nhau

Những loại thuốc có khả năng với thuốc Aerius:

  • Erythromycin
  • Histamine phosphate
  • Hyaluronidase
  • Ketoconazole
  • Dẫn xuất protein tinh khiết

Thông tin trên chưa bao gồm tất cả loại thuốc có khả năng tương tác với Aerius. Do đó, bạn cần chủ động hạn chế tương tác bằng cách thông báo với bác sĩ tất cả loại thuốc bạn đang sử dụng. Trong trường hợp có xuất hiện tương tác, bác sĩ có thể yêu cầu:

  • Ngưng một trong hai loại thuốc
  • Điều chỉnh liều lượng hoặc giãn tần suất sử dụng
  • Chỉ định loại thuốc khác để thay thế

Việc điều chỉnh liều lượng và tần suất phải có yêu cầu từ bác sĩ, tuyệt đối không tự ý tăng giảm liều dùng theo ý muốn. Tình trạng này có thể khiến triệu chứng không được điều trị dứt điểm hoặc có thể gây ra các tác dụng phụ do dùng quá liều.

4. Cách xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Sử dụng thiếu liều có thể khiến thời gian điều trị bị kéo dài, do đó bạn nên dùng thuốc đều đặn trong suốt thời gian điều trị. Nếu quên dùng một liều, hãy dùng ngay khi nhớ ra. Nếu sắp đến thời điểm dùng liều tiếp theo, bạn nên bỏ qua và dùng liều sau theo đúng kế hoạch.

Dùng thuốc quá liều có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì vậy bạn nên gọi cho bác sĩ khi nhận thấy mình dùng quá liều lượng khuyến nghị. Các triệu chứng do dùng thuốc quá liều có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và đe dọa tính mạng của người sử dụng. Do đó, bạn không nên chủ quan trong trường hợp này.

Có thể bạn quan tâm

Khi bị dị ứng ngứa mề đay, người bệnh có thể uống thuốc Tây, bôi kem hoặc uống thuốc Đông y.

Các loại thuốc chống dị ứng ngứa, mề đay và lưu ý

Các loại thuốc chống dị ứng ngứa, mề đay được chia ra thành các dạng sau: thuốc Tây dùng đường...

Các loại tinh dầu dành cho người bị dị ứng

Tinh dầu là một trong những biện pháp tự nhiên được dùng để làm giảm các triệu chứng dị ứng...

Những biện pháp khắc phục dị ứng tại nhà giúp làm giảm các triệu chứng

Ngoài việc điều trị dị ứng bằng cách dùng thuốc uống và thuốc tiêm, người bệnh cũng có thể cân...

Cách nhận biết dị ứng hình xăm và phương pháp điều trị

Bên cạnh một số rủi ro có thể mắc phải khi đi xăm như: viêm gan, nhiễm vi rút HIV,...

Dị ứng niken: Biểu hiện nhận biết và cách điều trị

Dị ứng niken là tình trạng viêm da tiếp xúc dị ứng phổ biến. Do chứng dị ứng da này...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *