Viêm mũi dị ứng mãn tính: Cách chữa trị và phòng ngừa

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Tai Mũi HọngGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Viêm mũi dị ứng mãn tính là căn bệnh không thể điều trị dứt điểm. Bệnh rất dễ tái phát khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh và có thể tái phát nhiều lần trong năm, kéo dài nhiều tuần liền. Người bệnh có thể điều trị triệu chứng bằng cách dùng thuốc Tây, dùng thuốc Đông y,…

Viêm mũi dị ứng mạn tính
Viêm mũi dị ứng mạn tính là căn bệnh không thể chữa dứt điểm. Y khoa chỉ có thể điều trị triệu chứng và đề ra cách phòng ngừa tái phát.

Viêm mũi dị ứng mãn tính là bệnh gì?

Viêm mũi dị ứng là trường hợp cơ địa của người bệnh không tương thích với một tác nhân từ bên ngoài môi trường. Cơ thể sinh ra những kháng thể chống lại tác nhân ấy. Trong quá trình sản sinh kháng thể, histamin trong cơ thể cũng được sản sinh, kích thích lên khoang mũi và gây ra tình trạng viêm mũi dị ứng.

Viêm mũi dị ứng được chia ra thành 2 loại là viêm mũi dị ứng cấp tính và viêm mũi dị ứng mãn tính.

Viêm mũi dị ứng cấp tính là tình trạng mũi bị viêm sưng do dị ứng trong vòng vài ngày, sau đó sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Trong khi đó, viêm mũi dị ứng mãn tính là tình trạng viêm nhiễm kéo dài từ 12 tuần trở lên. Và chứng viêm mũi dị ứng này thường xuyên lặp lại trong năm, khi tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh (phấn hoa, thời tiết lạnh, hóa chất,…).

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm mũi dị ứng là do cơ địa không tương thích với những tác nhân từ bên ngoài môi trường

Biểu hiện của viêm mũi dị ứng mãn tính

Biểu hiện của bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính là rất dễ tái phát, khó điều trị dứt điểm. Một số triệu chứng của viêm mũi dị ứng thường là:

  • Hắt hơi nhiều;
  • Ngứa mũi;
  • Dịch nhầy mũi tiết liên tục;
  • Dịch mũi có màu xanh, màu vàng;
  • Ngạt mũi;
  • Khó thở;
  • Niêm mạc của mũi đỏ tấy;
  • Khứu giác suy giảm;
  • Ho, ho có đờm;
  • Mệt mỏi, có thể bị sốt;
  • Ăn uống không ngon miệng.

Những triệu chứng kể trên cho biết bạn đã bị viêm mũi mãn tính. Bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Điều cần biết: Viêm mũi dị ứng để lâu có sao không?

Biểu hiện của viêm mũi dị ứng mãn tính
Biểu hiện thường thấy của viêm mũi dị ứng là: ngạt mũi, sổ mũi, mệt mỏi, sốt, ho,… diễn ra trong nhiều tuần liền.

Viêm mũi dị ứng mãn tính có nguy hiểm không?

Viêm mũi dị ứng mãn tính gây ra những cản trở cho người bệnh trong các hoạt động hàng ngày. Bệnh có thể gây suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Viêm mũi dị ứng mãn tính là căn bệnh khó để điều trị dứt điểm. Nguyên nhân thứ nhất là do cơ địa bẩm sinh mẫn cảm của người bệnh với thời tiết, phấn hoa,… khi tiếp xúc với các yếu tố này, bệnh sẽ dễ dàng tái phát. Nguyên nhân thứ nhì là do bệnh thường kéo dài trong nhiều tuần liền. Việc điều trị chỉ dừng lại ở điều trị triệu chứng, làm cải thiện tình hình một cách tạm thời. Dị ứng với thời tiết lạnh, dị ứng với phấn hoa,… là do nguyên nhân bẩm sinh, hoàn toàn không thể điều trị.

Viêm mũi dị ứng mãn tính có thể biến chứng ảnh hưởng đến vùng não của người bệnh. Nếu người bệnh không điều trị duy trì, dịch mũi có thể ảnh hưởng đến các xoang mũi, xoang thái dương, ảnh hưởng đến não bộ.

Người bệnh viêm mũi dị ứng mạn tính có thể phán tán virus gây bệnh viêm mũi, cảm cúm sang cho người khỏe mạnh. Tuy nhiên, chứng viêm mũi dị ứng mãn tính là bệnh bẩm sinh, không lây truyền.

Viêm mũi dị ứng mãn tính có nguy hiểm không
Bệnh viêm mũi dị ứng mạn tính là bệnh khó điều trị dứt điểm, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân.

Cách chữa viêm mũi dị ứng mãn tính

1. Dùng thuốc Tây

Dùng thuốc Tây là một phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng mãn tính có hiệu quả nhất. Bác sĩ sẽ cung cấp cho người bệnh một số loại thuốc chống dị ứng (thuốc kháng histamin), đồng thời cho người bệnh dùng thêm một số loại thuốc kháng viêm, thuốc kháng sinh, thuốc giảm ho,…

Một số loại thuốc chữa viêm mũi dị ứng mãn tính là:

  • Thuốc Dimenhydrinat;
  • Thuốc Promethazin;
  • Thuốc Cinarizin;
  • Thuốc Alimemazin;
  • Thuốc Diphenylhydramin;
  • Thuốc Chlopheniramin;
  • Thuốc Fexofenadin;
  • Thuốc Loratidin.

Trên đây chỉ là một số loại thuốc chữa viêm mũi dị ứng có hiệu quả cao, thường được các bác sĩ chỉ định dùng. Ngoài thị trường vẫn còn nhiều loại thuốc điều trị dị ứng khác.

Lưu ý: Khi dùng thuốc viêm mũi dị ứng, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc và dùng thuốc quá liều vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bên cạnh các loại thuốc uống, người bệnh cũng có thể dùng thuốc xịt trị viêm mũi dị ứng. Các loại thuốc xịt này cũng là thuốc có chứa hoạt chất kháng histamin, hoạt chất kháng viêm. Thuốc xịt tác động trực tiếp lên vách mũi, làm giảm nhanh các triệu chứng viêm mũi dị ứng, giúp thông mũi, làm sạch các dịch nhầy khó chịu,…

Dùng thuốc Tây chữa mũi dị ứng mãn tính
Bệnh nhân viêm mũi dị ứng mãn tính có thể điều trị cải thiện triệu chứng bằng một số loại thuốc uống chống dị ứng hoặc thuốc xịt mũi,…

2. Dùng thuốc Đông y

Theo Đông y, người bệnh viêm mũi dị ứng là những người đang bị rối loạn công năng tạng phủ. Thận, tỳ và phế của người bệnh bị phong hàn, tà khí xâm nhập. Từ đó sức khỏe người bệnh giảm sút, mũi suy giảm chức năng, mũi bị ngạt, khó thở, tiết nhiều dịch nhầy,…

Các bài thuốc Đông y (hay còn gọi là các bài thuốc Y học cổ truyền) giúp khu phong, thông mũi, trừ hàn, giảm tiết dịch,… Các bài thuốc này được chế biến từ các dược liệu tự nhiên, an toàn và lành tính cho người dùng, điều trị bệnh từ bên trong cơ thể.

Xem chi tiết: 5 Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng Đông y cổ truyền

3. Chăm sóc sức khỏe tại nhà

Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh viêm mũi dị ứng mạn tính cũng cần lưu tâm đến vấn đề chăm sóc sức khỏe cá nhân. Chăm sóc sức khỏe đúng cách giúp cho người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe và bệnh tình được đẩy lùi.

Người bệnh viêm mũi dị ứng nên:

  • Có một chế độ dinh dưỡng hợp lý: ăn đầy đủ thịt cá, ăn nhiều trái cây, rau củ tươi;
  • Giữ ấm cơ thể;
  • Tránh xa môi trường có nhiều khói bụi, phấn hoa, nhiệt độ thấp,…;
  • Uống nước đầy đủ chất;
  • Có thể dùng nước muối để rửa mũi hàng ngày;
  • Tránh dùng tay bẩn ngoáy mũi.

Phòng ngừa viêm mũi dị ứng mãn tính như thế nào?

Viêm mũi dị ứng mãn tính gây ra những ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Chính vì thế, người bệnh cần phải chú trọng đến việc phòng ngừa bệnh tái phát.

Để phòng viêm mũi dị ứng mãn tính, bạn nên tránh xa các tác nhân gây bệnh như phấn hoa, khói bụi, nước hoa, hóa chất có mùi khó chịu,… Người bị dị ứng với thời tiết cần mặc áo ấm, giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi. Vào mùa đông, người bệnh nên tắm nước ấm, mặc quần áo giữ nhiệt và giữ cho phòng ngủ luôn ấm áp và cân bằng độ ẩm.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo!

Viêm mũi khi mang thai và những điều mẹ bầu nên biết

Theo thống kê, có khoảng 20- 30% phụ nữ gặp phải các triệu chứng như chảy nước mũi, nghẹt mũi...

8 biện pháp ngăn chặn chứng chảy nước mũi tại nhà

Chứng chảy nước mũi có thể gặp ở bất cứ ai do cảm cúm, cảm lạnh hoặc viêm xoang mũi...

Bệnh viêm mũi dị ứng có chữa dứt điểm được không?

Viêm mũi dị ứng có xu hướng tái phát khi tiếp xúc với các tác nhân dị ứng. Mặc dù...

Phân biệt viêm mũi dị ứng và cảm cúm

Cách phân biệt viêm mũi dị ứng và cảm cúm

Cúm và viêm mũi dị ứng đều là 2 căn bệnh phổ biến của đường hô hấp. Vì chúng có...

Dùng Máy Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Có Tốt Không? Giải Đáp Chi Tiết

Có khoảng 10% - 30% người lớn và 40% đối tượng trẻ em bị viêm mũi dị ứng. Mặc dù...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *