Thuốc điều trị viêm phế quản Medovent 30mg: Thông tin cần biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Medovent 30mg là thuốc long đờm, tiêu chất nhầy thường được bác sĩ chỉ định điều trị viêm họng và các bệnh lý cấp, mạn tính ở đường hô hấp, đặc biệt là bệnh viêm phế quản mạn tính, viêm phế quản dạng hen, hen phế quản,…

Thuốc Medovent 30mg có tác dụng gì?
Medovent 30mg thường được bác sĩ chỉ định dùng để điều trị một số bệnh lý liên quan đến đường hô hấp kèm theo triệu chứng tăng tiết dịch.

Dược chất chính: Ambroxol

Dạng thuốc và Hàm lượng:

  • Viên nén 30 mg
  • Dung dịch uống (lọ 50 ml): 30 mg/5 ml.
  • Thuốc tiêm: 15 mg/2 ml;
  • Khí dung: 15 mg/2 ml

I. Tác dụng của thuốc Medovent 30mg là gì?

Medovent 30mg là thuốc tiêu chất nhầy đường hô hấp thường được dùng trong một số trường hợp sau:

  • Điều trị bệnh cấp và mạn tính liên quan đến đường hô hấp có kèm theo triệu chứng tăng tiết dịch phế quản không bình thường như bệnh viêm phế quản.
  • Ngoài ra, thuốc còn được dùng để phòng các biến chứng ở phổi sau khi bệnh nhân mổ và cấp cứu.

II. Dược lý và cơ chế tác dụng của thuốc Medovent 30mg

Ambroxol là một chất chuyển hóa của bromhexin. Chính vì vậy, thuốc có công dụng như bromhexin. Ambroxol có tác dụng làm tiêu chất nhầy và giúp long đờm. Mặc dù vẫn chưa có chứng minh cụ thể về đặc tính của thuốc nhưng các kết quả thực nghiệm lâm sàng cho thấy Ambroxol có trong Medovent 30mg có công dụng hỗ trợ làm giảm các triệu chứng cấp tính của bệnh viêm phế quản.

Ngoài ra, một số tài liệu mới đây cho thấy, Medovent 30mg có tác dụng khá tốt đối với trường hợp bệnh nhân bị tắc nghẽn phổi ở mức độ nhẹ và trung bình. Thế nhưng, thuốc không có tác dụng hiệu nghiệm cho người bệnh bị tắc nghẽn phổi ở mức độ nặng. Bên cạnh đó, khí dung ambroxol cũng có tác dụng tốt đối với bệnh nhân bị ứ protein phế nang.

Ambroxol hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn khi dùng chung với liều điều trị. Sau khi dùng thuốc, nồng độ tối đa trong huyết tương đạt được trong vòng 0,5 – 3 giờ. Thuốc liên kết với protein huyết tương xấp xỉ 90%. Chính vì thế, thành phần thuốc này khuếch tán khá nhanh từ máu đến các mô với nồng độ thuốc cao nhất trong phổi. Ambroxol được chuyển hóa chủ yếu ở gan. Có khoảng 30% liều uống được thải qua vòng hấp thu đầu tiên. Tổng lượng bài tiết qua thận xấp xỉ 90%.

III. Liều lượng và cách dùng thuốc Medovent 30mg như thế nào?

+ Đối với liều uống: Thuốc thường được uống sau hoặc trước khi ăn

  • Liều dùng dành cho người lớn và trẻ em trên 10 tuổi: Mỗi ngày uống 3 lần và mỗi lần uống 30 mg. Liều duy trì nếu dùng kéo dài là 2 lần mỗi ngày.
  • Liều dùng thông thường dành cho trẻ em từ 5 – 10 tuổi: Ngày 3 lần và mỗi lần 15 mg. Sau đó, mỗi ngày uống 2 lần.
Liều dùng Medovent 30mg như thế nào?
Medovent 30mg được dùng dưới dạng viên uống, tiêm và khí dung.

+ Thuốc tiêm hoặc tĩnh mạch, khí dung

  • Liều dùng dành riêng cho người lớn và trẻ em trên 10 tuổi: Ngày  2 –  3 lần và mỗi lần 15 mg.
  • Liều dành cho trẻ em 5 – 10 tuổi: Ngày 2 – 3 lần và mỗi lần 7,5 mg.

IV. Tác dụng không mong muốn của Medovent 30mg

Một trong những phản ứng phụ ít gặp do thuốc gây ra là phát ban và dị ứng. Ngoài ra, thuốc có thể gây nên những tác dụng phụ sau đây:

  • Ợ nóng.
  • Khó tiêu.
  • Buồn nôn và nôn.

Hoặc bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ nguy hiểm hơn như:

  • Phản ứng kiểu phản vệ cấp.
  • Miệng khô.
  • Tăng transaminase.

Tùy thuộc vào cơ địa mà thuốc có thể gây nên những phản ứng phụ khác nhau. Do đó, nếu thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường, bệnh nhân nên đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức.

V. Tương tác thuốc Medovent 30mg

Người bệnh không nên phối hợp Medovent 30mg với một số loại thuốc ho như codein hay thuốc làm khô đờm atropin. Bởi nếu không biết cách phối hợp, chúng có thể gây tương tác làm tăng nguy cơ phản ứng phụ. Ngoài ra, Medovent 30mg có thể làm tăng nồng độ kháng sinh trong nhu mô phổi nếu người bệnh dùng với các kháng sinh như cefuroxim, doxycyclin, amoxicillin, erythromy,…

VI. Thận trọng khi sử dụng thuốc Medovent 30mg

Medovent 30mg có thể làm tan các cục máu đông và làm xuất huyết trở lại. Vì vậy, người bị viêm loét đường tiêu hóa, đặc biệt viêm loét dạ dày không nên dùng thuốc để điều trị các bệnh đường hô hấp. Bệnh nhân bị suy gan, suy thận hoặc mẫn cảm với thành phần của thuốc tuyệt đối không được sử dụng.

Ngoài ra, bệnh nhân không dung nạp lactose do thiếu hụt enzyme lactase ruột tuyệt đối không dùng Medovent 30mg để chữa bệnh. Người không hấp thụ glucose – galactose cũng được chuyên gia y tế khuyến cáo không nên dùng. Bởi trong thuốc Medovent 30mg có chứa lactose monohydrat có thể gây đau bụng, khó chịu và đầy hơi,… ở những bệnh nhân này.

(*) Người mang thai có nên sử dụng Medovent 30mg?

Hầu như chưa có tài liệu nào nói đến tác dụng phụ không mong muốn khi dùng Medovent 30mg trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, để chắc chắn an toàn, mẹ bầu nên thận trọng khi dùng thuốc, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

(*) Đang trong thời kỳ cho con bú có được phép dùng Medovent 30mg?

Chưa có bất kỳ thông tin nào về nồng độ ambroxol trong sữa mẹ có gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện về thể chất và chiều cao ở con trẻ. Nhưng, để con luôn khỏe mạnh và không gặp bất kỳ phản ứng phụ nào do thuốc gây ra, chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng thuốc Medovent 30mg điều trị bệnh.

Trên đây là thông tin hữu ích về thuốc Medovent 30mg, tuy nhiên thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu muốn sử dụng thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, tránh tình trạng dùng quá liều hoặc điều trị sai bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Hen suyễn và viêm phế quản: Khác nhau như thế nào?

Hen suyễn và viêm phế quản có triệu chứng tương tự nhau nhưng lại xuất phát từ nguyên nhân khác...

Các bài thuốc chữa bệnh đường hô hấp bằng củ cải trắng

Công dụng của củ cải trắng trong điều trị bệnh đường hô hấp

Trị viêm phế quản bằng củ cải trắng là phương pháp an toàn, ít gây tác dụng phụ. Ngoài ra,...

Viêm phế quản và viêm phổi: Cách phân biệt và nhận biết cụ thể

Bệnh viêm phế  quản và viêm phổi  thường bị nhầm lẫn vì chúng gây ra các triệu chứng tương tự nhau....

Tìm hiểu về bệnh giãn phế quản và cách điều trị

Giãn phế quản là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Giãn phế quản là một bệnh lý của đường hô hấp, xảy ra khi các ống phế quản trong phổi...

Viêm tiểu phế quản ở trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu & điều trị

Viêm tiểu phế quản là căn bệnh viêm đường hô hấp cấp dễ mắc nhất ở trẻ em, đặc biệt...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.