Thuốc Sultamicillin: Công dung, liều dùng và những điều cần biết

Thuốc Sultamicillin được bào chế ở dạng viên nén bao phim và bột pha nước uống. Những thông tin đầy đủ về loại biệt dược này sẽ giúp bạn tránh được những sai lầm không đáng có.

thông tin thuốc Sultamicillin
Sultamicillin là một biệt dược dùng để điều trị các chứng viêm tai – mũi – họng, viêm tiết niệu, xương khớp v.v…
  • Tên biệt dược: Sultamicillin
  • Tên hoạt chất: Sultamicillin
  • Nhóm thuốc: Thuốc kí sinh trùng, thuốc chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm.

Thông tin về thuốc Sultamicillin

Sultamicillin là một Ester kép bán tổng hợp, được thủy phân trong đường tiêu hóa sau khi uống. Đây là tên hoạt chất và cũng là tên của thuốc.

Và để hiểu một tên thuốc, bạn cần nắm rõ về chỉ định, liều lượng, cách dùng, tương tác thuốc, thận trọng, tác dụng phụ. Dưới đây là tất cả những thông tin cần thiết về thuốc Sultamicillin.

1. Chỉ định và chống chỉ định

Sultamicillin đã được chứng minh là có hoạt tính chống lại một loạt các vi khuẩn Gram âm và Gram dương. Theo đó, các dạng bệnh mà loại thuốc này có thể điều trị bao gồm:

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới.
  • Viêm xoang.
  • Viêm tai giữa.
  • Viêm amidan.
  • Viêm phổi.
  • Viêm phế quản.
  • Nhiễm khuẩn đường tiểu.
  • Nhiễm khuẩn cơ quan sinh sản (nữ).
  • Viêm đài bể thận.
  • Nhiễm khuẩn huyết.
  • Viêm màng não.
  • Nhiễm khuẩn da và mô mềm.
  • Nhiễm khuẩn xương khớp.
  • Bệnh lậu.

Một số bệnh không phổ biến khác cũng nằm trong những chỉ định của Sultamicillin, miễn là được sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.

Chống chỉ định: Bệnh nhân bị dị ứng với Pencillin không được dùng thuốc Sultamicillin dưới bất cứ hình thức nào.

2. Liều lượng và cách dùng

Sultamicillin cần được dùng đúng liều lượng, đối với 3 nhóm đối tượng cơ bản thì mới có thể phát huy được hiệu quả.

  • Người lớn và trẻ em trên 30kg: Dùng 1-2 viên, ngày dùng 2 lần.
  • Trẻ em dưới 30kg: Mỗi ngày uống từ 25-50mg/kg, chia thành 2 lần uống trong 5-14 ngày.
  • Trường hợp nhiễm lậu cầu (không biến chứng): 1 liều duy nhất với 6 viên/ ngày.

3. Thận trọng khi dùng Sultamicillin

Người bị cảm mạo, bệnh gan, nhiễm virus, vàng da ứ mật không nên dùng Sultamicillin.

Phụ nữ đang có thai và trong giai đoạn cho con bú cần suy nghĩ kĩ trước khi dùng thuốc để điều trị bệnh. Các mẹ cần hỏi kĩ bác sĩ về mức độ cần thiết và rủi ro đối với Sultamicillin. Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh cũng không được khuyến cáo dùng loại biệt dược này, để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Bệnh nhân cần đề nghị với bác sĩ theo dõi chức năng gan, thận, mật trong trường hợp dùng Sultamicillin để điều trị các bệnh mãn tính.

4. Tương tác thuốc

Thuốc có sự tương tác với Allopurinol, hãy lập danh sách những tên thuốc đã uống trong vòng 1 tháng gần nhất để bác sĩ có thể biết được bạn có uống phải Allopurinol hay không. Nếu có, bệnh nhân sẽ phải đợi đến khi thuốc được đào thải hẳn thì mới có thể dùng Sultamicillin.

Bên cạnh đó, Sultamicillin cũng có những tương tác nhất định đối với những tên thuốc dưới đây:

  • Probenecid
  • Tetracyclines

5. Tác dụng phụ

Sử dụng thuốc sau một thời gian có thể sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Tuy nhiên, không nhiều trường hợp gặp phải các dấu hiệu này, cụ thể như sau:

tác dụng phụ của Sultamicillin
Thuốc Sultamicillin có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như đau đầu, rối loạn tiêu hóa v.v…
  • Rối loạn tiêu hóa (đau bụng đi ngoài, đau quặn từng cơn quanh rốn, tiêu chảy và táo bón thất thường…).
  • Trên da xuất hiện mẩn đỏ, cảm giác ngứa ngáy.
  • Hiếm gặp hơn là cảm giác buồn ngủ, mệt mỏi, nhức đầu.

6. Dùng thuốc quá hoặc thiếu liều

Trong trường hợp bạn bỏ lỡ một liều, cần uống ngay khi nhận ra điều đó. Nếu đã gần đến thời gian của liều tiếp theo thì hãy bỏ qua luôn liều đã lỡ, một vài lần sẽ không gây vấn đề gì. Sau đó, bệnh nhân có thể gặp bác sĩ để được sắp xếp lịch bù thuốc hợp lí, không tự ý uống gấp đôi thuốc vì sẽ có thể gây nguy hiểm đến gan – thận.

Đối với Sultamicillin, việc dùng quá liều sẽ càng không thể cải thiện được các triệu chứng cần điều trị. Thay vào đó, thuốc sẽ gây ra những phản ứng ngộ độc (hiếm) và những tác dụng phụ đáng kể. Nếu lỡ dùng thuốc quá liều, nhanh chóng đến gặp bác sĩ điều trị để được chăm sóc. Tuyệt đối không đưa liều thuốc của bản thân cho người khác dùng, cho dù bạn nhận ra họ có những triệu chứng khá tương đồng với mình.

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh độ ẩm và ánh sáng mặt trời. Không xử lí thuốc bằng cách cho xuống cống thoát nước vì sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường nước.

Những thông tin về thuốc Sultamicillin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, để có thể hiểu một cách chính xác, bạn hãy liên hệ với bác sĩ tại các bệnh viện uy tín. 

Có thể bạn quan tâm

Viêm tai giữa không đặc hiệu là gì?

Viêm tai giữa không đặc hiệu hay còn gọi là viêm tai giữa nung mủ không đặc hiệu. Bệnh lý...

Trị ho bằng quả cam là phương pháp đơn giản, an toàn

Bỏ túi cách trị ho bằng quả cam cực hay mẹ nên biết

Ngoài việc cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và các khoáng chất cần thiết, cam còn có tác dụng...

Mẹo chữa viêm xoang bằng tinh dầu khuynh diệp đúng cách CỰC DỄ – CỰC RẺ

Cảm lạnh, dị ứng, nhiễm trùng xoang và cúm là những nguyên nhân phổ biến gây tắc nghẽn xoang. Để...

Người bị viêm tai giữa có nên đi bơi không?

Bơi lội là hoạt động thể thao được nhiều người lớn và trẻ em yêu thích, nhất là trong những...

Các bài thuốc chữa viêm amidan bằng Đông y và lưu ý

Các bài thuốc chữa viêm amidan bằng Đông y tương đối lành tính nên được lưu truyền và áp dụng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *