Thuốc kháng sinh mới hứa hẹn sẽ điều trị được bệnh lậu không gây biến chứng

Vote

Theo một kết quả được công bố trên tạp chí Y học New Zealand, một loại kháng sinh đường uống có tên là Zoliflodacin đã được chứng minh có khả năng dung nạp và chữa thành công hầu hết các trường hợp mắc bệnh lậu mà không gây biến chứng. Loại thuốc này đã được thử nghiệm và kiểm chứng thực tế ở giai đoạn 2. Đồng thời được Viện Dị ứng và Bệnh truyền Nhiễm Quốc Gia New Zealand (NIAID) tài trợ nghiên cứu.

nguyên nhân gây bệnh lậu
Vi khuẩn là nguyên nhân chủ đạo gây bệnh lậu

Đông trùng hạ thảo - quà sức khoẻ quý giá từ thiên nhiên, nâng tầm sức khoẻ, món quà được săn lùng nhất thời Covid. CLICK NHẬN NGAY ƯU ĐÃI.

Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở cả nam và nữ. Đặc biệt là những người có độ tuổi từ 15 đến 24 tuổi. Ở Mỹ, đây là căn bệnh đứng thứ 2 trong những loại bệnh hay mắc phải và trong năm 2017 đã có tới 550.000 người mắc phải. Nếu không được điều trị sớm, bệnh lậu sẽ gây viêm vùng chậu, mang thai ngoài tử cung, vô sinh và tăng nguy cơ mắc bệnh HIV. Phụ nữ mang thai mắc bệnh này có thể lan truyền sang em bé, nhiều trường hợp có thể bị mù, phát triển tình trạng nhiễm trùng và đe dọa đến tính mạng.

Bệnh lậu do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra và hầu như các loại thuốc trước đây đã không thể kiềm chế được sự phát triển của căn bệnh này trong thời gian dài. Do đó vào năm 2015, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỹ đã sửa đổi các hướng dẫn điều trị bệnh lậu để điều trị kép bằng cách vừa dùng ceftriaxone dạng tiêm vừa dùng azithromycin đường uống nhằm giảm sự xuất hiện của kháng nguyên certriaxone.

Zoliflodacin (trước đây gọi là ETX0914 và AZD0914), được phát triển bởi Entaken Therapeutics có trụ sở tại Waltham, Massachusetts, đại diện cho một loại kháng sinh đường uống mới có tác dụng ức chế tổng hợp DNA. Loại thuốc này có những hoạt động khác biệt so với các loại kháng sinh được sử dụng trước đây.

biến chứng của bệnh lậu
Những biểu hiện của bệnh lậu gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh

Ở Hoa Kỳ, các trường hợp mắc bệnh lậu đã tăng lên 75% so với mức thấp lịch sử vào năm 2009 và tình trạng kháng thuốc kháng sinh gây khó khăn trong việc lựa chọn phương pháp điều trị. Theo ông NIAID Anthony S. Fauci, giám đốc của Viện Dị ứng và Bệnh truyền Nhiễm Quốc Gia New Zealand thì zoliflodacin có khả năng trở thành kháng sinh đường uống hữu ích và có thể giúp điều trị bệnh lậu không gây biến chứng.

Một nghiên cứu đã diễn ra từ tháng 11 năm 2014 đến tháng 12 năm 2015 và được dẫn dắt bởi Stephanie N. Taylor, MD, thuộc Trung tâm Khoa học Y tế thuộc Đại học bang Louisiana ở New Orleans. Các nhà nghiên cứu đã lựa chọn các bệnh nhân từ các phòng khám tình dục ở Seattle; Indianapolis, Indiana; Birmingham, Alabama; và Durham, Bắc Carolina. Kết quả của nghiên cứu đã kết luận trong 179 người tham gia (167 nam và 12 nữ không mang thai) trong độ tuổi từ 18 đến 55 đang có triệu chứng của bệnh lậu không biến chứng, bệnh lậu đường niệu không được điều trị hoặc quan hệ tình dục với người mắc bệnh lậu trong vòng 14 ngày trước khi tiến hành thử nghiệm.

Những người tham gia được chọn ngẫu nhiên để nhận một liều zoliflodacin uống 2 hoặc 3 gram hoặc liều ceftriaxone 500 mg. Trong số 117 người tham gia cuộc nghiên cứu sẽ được đánh giá sau 6 ngày sử dụng thuốc. Tuy nhiên, thuốc thử nghiệm không có kết quả khả quan đối với bệnh nhân nhiễm trùng lậu ở họng (hầu họng). Còn lại, 67% tình nguyện viên đã nhận được liều 2 gram (4 trong số 6 người tham gia) và 78% những người nhận được 3g (7 trong số 9 người tham gia) đã được chữa khỏi. Tất cả những người tham gia (tức là 4/4) trong nhóm sử dụng thuốc ceftriaxone đều đạt được hiệu quả điều trị.

thuoc-khang-sinh
Các nhà khoa học New Zealand đang nghiên cứu thuốc kháng sinh điều trị và phòng ngừa bệnh lậu không biến chứng

Zoliflodacin đã chữa khỏi tất cả các bệnh nhiễm trùng lậu trực tràng (4 trong số 4 người tham gia đã nhận được liều 2 gram và 6 trong số 6 người tham gia đã nhận được liều 3 gram) cũng như ceftriaxone (3 trong số 3 người tham gia).

Kháng sinh Zoliflodacin được đánh giá không gây ra hiện tượng rối loạn tiêu hóa. Theo đánh giá vi sinh của các phân lập lâm sàng, sau điều trị không chứng minh được khả năng kháng Zoliflodacin.

Vào tháng 3 năm 2018, NIAID đã hoàn thành nghiên cứu để đánh giá dược động học, tính an toàn và khả năng dung nạp của Zoliflodacin như một liều thuốc duy nhất để làm cầu nối từ công thức thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 đến công thức cuối cùng cho thử nghiệm giai đoạn 3. Kết quả này chưa từng được công bố trước đó. Ngoài ra, vào tháng 9 năm 2018, NIAID đã khởi động nghiên cứu ở giai đoạn 1, để đánh giá tác dụng của thuốc kháng sinh Zoliflodacin, nhằm khẳng định mức độ an toàn cho loại thuốc này.

Kháng sinh Zoliflodacin đã được Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ tuyên bố có khả năng điều trị nhiễm trùng lậu. Dự kiến thử nghiệm này sẽ được thử nghiệm giai đoạn 3 tại Hà Lan, Nam Phi, Thái Lan và Hoa Kỳ trong thời gian tới.

Viện Dị ứng và Bệnh truyền Nhiễm Quốc Gia New Zealand (NIAID) đã hỗ trợ cũng như tiến hành nghiên cứu tại Cơ quan nghiên cứu Y tế của Hoa Kỳ (NIH) để thử nghiệm tại Hoa Kỳ cũng như nhiều quốc gia khác. Những nghiên cứu này đã chỉ ra nguyên nhân của các bệnh truyền nhiễm và qua trung gian miễn dịch. Từ đó, đưa ra biện pháp phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị tốt nhất bệnh lậu.

Bằng các phương pháp châm cứu, cấy chỉ, thủy châm, điện châm, xoa bóp, bấm huyệt,... đội ngũ chuyên gia, bác sĩ hàng đầu tại Trung tâm Đông phương Y pháp đã giúp hàng ngàn người khỏi bệnh mỗi năm.

DrVitamin và định hướng trở thành Nền tảng chăm sóc sức khỏe toàn diện

Với mục tiêu trở thành một Nền tảng chăm sóc sức khỏe toàn diện, DrVitamin ngày càng hoàn thiện hơn...

Ông Nguyễn Quang Hưng tận tay trao quà cho người dân

TT Thuốc dân tộc tổ chức chương trình thiện nguyện “Tết ấm vùng cao – Trao quà sức khỏe”

Với mong muốn lan tỏa yêu thương, san sẻ những khó khăn với đồng bào vùng cao, Trung tâm Nghiên...

hội nghị an toàn thực phẩm

Tương lai của an toàn thực phẩm: Biến kiến thức thành hành động

An toàn thực phẩm ở tương lai - hãy để kiến thức trở thành hành động, vì sức khỏe của...

Thông Báo Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2023 Trung Tâm Nghiên Cứu Và Ứng Dụng Thuốc Dân Tộc

Hòa chung không khí rạo rực của Tết cổ truyền Nhâm Dần 2022, Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng...

Center for health reporting | CHR – Trang thông tin sức khoẻ chính thức có mặt tại Việt Nam

Centerforhealthreporting.org là một trang tin uy tín, chuyên cung cấp các thông tin hữu ích về y tế và các...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.