Kháng thuốc kháng sinh: Vấn đề đáng lo ngại trên cả thế giới

3/5 - (2 bình chọn)

Dữ liệu giám sát đầu tiên của WHO về tình trạng kháng thuốc kháng sinh đã được phát hành. Theo dữ liệu này, mức độ kháng thuốc đang ở mức báo động, đặc biệt là ở một số bệnh nhiễm trùng vi nghiêm trọng ở cả những quốc gia có thu nhập cao và thấp.

Kháng thuốc kháng sinh gây nhiều lo ngại
Kháng thuốc kháng sinh gây nhiều lo ngại

Hệ thống giám sát kháng khuẩn toàn cầu mới (GLASS) của WHO cho thấy sự xuất hiện rộng rãi của tình trạng kháng thuốc kháng sinh trong số 500.000 người bị nghi ngờ nhiễm vi khuẩn trên 22 quốc gia. Các vi khuẩn kháng thuốc xuất hiện trong báo cáo này bao gồm: Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Staphylococcus aureus, và Streptococcus pneumoniae, tiếp theo là Salmonella spp. Hệ thống này không bao gồm dữ liệu về tình trạng kháng Mycobacterium tuberculosis, nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi. Vì WHO đã theo dõi nó từ năm 1994 và cung cấp các cập nhật hàng năm trong các báo cáo về bệnh lao toàn cầu.

Trong số những bệnh nhân nghi ngờ nhiễm trùng máu, tỷ lệ vi khuẩn kháng ít nhất một trong số những loại thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến nhất từ 0 đến 82%, một dao động rất lớn giữa các quốc gia. Kháng với thuốc penicillin – một loại thuốc điều trị viêm phổi được sử dụng trên toàn thế giới trong nhiều thập kỷ, dao động từ 0 đến 51%. Và tỷ lệ dao động từ 0 đến 51% là tỷ lệ vi khuẩn E.coli (liên quan đến nhiễm trùng đường tiết niệu) kháng với ciprofloxacin – một loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng để điều trị tình trạng này.

Tiến sĩ Marc Sprenger, giám đốc của cơ quan Kháng thuốc kháng sinh của WHO cho biết: “Báo cáo xác nhận tình hình nghiêm trọng của tình trạng kháng thuốc kháng sinh trên toàn cầu. Một số bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất toàn cầu – và có thể là nguy hiểm nhất hiện đều có khả năng kháng thuốc”.

Sprenger nói thêm: “Và điều đáng lo ngại nhất là mầm bệnh không giới hạn biên giới quốc gia. Đó là lý do vì sao WHO khuyến khích tất cả các quốc gia nên thiết lập hệ thống giám sát tốt nhất để có thể phát hiện tình trạng kháng thuốc, từ đó cung cấp dữ liệu cho hệ thống giám sát toàn cầu này”.

Đến nay, 52 quốc gia (trong đó có 25 quốc gia thu nhập cao, 20 thu nhập trung bình và 7 quốc gia thu nhập thấp) đã đăng ký vào Hệ thống giám sát kháng khuẩn toàn cầu của WHO. Đối với báo cáo đầu tiên, 40 quốc gia đã cung cấp thông tin về hệ thống giám sát quốc gia của họ và 22 quốc gia cũng cung cấp dữ liệu về mức độ kháng thuốc kháng sinh.

Tiến sĩ Carmem Pessoa-Silva, người điều phối hệ thống giám sát mới tại WHO cho biết: “Báo cáo là bước đầu tiên quan trọng để cải thiện sự hiểu biết của chúng ta về mức độ kháng thuốc chống vi trùng. Giám sát đang ở giai đoạn sơ khai, nhưng điều quan trọng là phải phát triển nó nếu chúng ta cần dự đoán và giải quyết một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu”.

Dữ liệu được trình bày trong báo cáo GLASS đầu tiên này rất khác nhau về chất lượng và tính đầy đủ. Một số quốc gia phải đối mặt với những thách thức lớn trong việc xây dựng hệ thống giám sát quốc gia của họ, bao gồm thiếu nhân sự, kinh phí và cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, WHO đang hỗ trợ nhiều quốc gia hơn để thiết lập các hệ thống giám sát kháng thuốc kháng sinh ở quốc gia để có thể tạo ra dữ liệu đáng tin cậy, có ý nghĩa hơn. GLASS đang giúp chuẩn hóa cách thu thập dữ liệu ở từng quốc gia và tạo nên một mô tả đầy đủ hơn về các mô hình và xu hướng kháng thuốc kháng sinh.

Các chương trình giám sát kháng thuốc hoàn toàn ở lao, HIV và sốt rét đã hoạt động trong nhiều năm và đã giúp ước tính gánh nặng bệnh tật. Đồng thời lên kế hoạch cho các dịch vụ chẩn đoán và điều trị, theo dõi hiệu quả của các biện pháp can thiệp kiểm soát và thiết kế phác đồ điều trị hiệu quả để giải quyết và ngăn ngừa sự kháng thuốc trong tương lai. GLASS dự kiến ​​sẽ thực hiện một chức năng tương tự đối với các mầm bệnh vi khuẩn phổ biến khác.

Việc triển khai GLASS đã tạo ra sự khác biệt ở nhiều quốc gia. Ví dụ, Kenya đã tăng cường phát triển hệ thống kháng thuốc chống vi trùng quốc gia, Tunisia bắt đầu tổng hợp dữ liệu về kháng thuốc kháng sinh ở cấp quốc gia, Hàn Quốc đã sửa đổi toàn bộ hệ thống giám sát quốc gia của mình để phù hợp với chương trình GLASS, cung cấp dữ liệu có chất lượng rất cao và đầy đủ. Và các quốc gia như Afghanistan hoặc Campuchia phải đối mặt với những thách thức lớn về cấu trúc khi đăng ký vào hệ thống. Nhưng họ cũng đang sử dụng khung GLASS như một cơ hội để tăng cường năng lực giám sát AMR của họ. Nhìn chung, sự tham gia của quốc gia vào GLASS được coi là một dấu hiệu của cam kết chính trị ngày càng tăng để hỗ trợ các nỗ lực toàn cầu kiểm soát kháng thuốc kháng sinh.

tình trạng kháng thuốc kháng sinh
Với tình trạng kháng thuốc kháng sinh ở mức báo động thì việc có một hệ thống giám sát tại các quốc gia là điều cần thiết

Lưu ý cho biên tập viên

Sự cần thiết phải có một hệ thống giám sát toàn cầu đã được WHO nhấn mạnh vào năm 2014 trong Báo cáo toàn cầu về kháng thuốc chống vi trùng.

Vào tháng 10 năm 2015, WHO đã ra mắt Hệ thống giám sát kháng khuẩn toàn cầu (GLASS) hợp tác chặt chẽ với các Trung tâm hợp tác của WHO, các mạng lưới giám sát kháng thuốc kháng sinh hiện có và dựa trên kinh nghiệm của các chương trình giám sát khác của WHO. Ví dụ, giám sát kháng thuốc điều trị lao đã được thực hiện tại 188 quốc gia trong 24 năm qua. Giám sát kháng thuốc điều trị HIV bắt đầu vào năm 2005 và đến năm 2017, hơn 50 quốc gia đã báo cáo dữ liệu về tiền xử lý và kháng thuốc bằng các phương pháp khảo sát tiêu chuẩn.

Bất kỳ quốc gia nào, ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình phát triển hệ thống giám sát kháng thuốc kháng sinh quốc gia, đều có thể đăng ký vào GLASS. Các quốc gia được khuyến khích thực hiện các tiêu chuẩn và chỉ số giám sát dần dần, dựa trên các ưu tiên quốc gia và các nguồn lực sẵn có của họ.
GLASS cuối cùng sẽ kết hợp thông tin từ các hệ thống giám sát khác liên quan đến kháng thuốc kháng sinh ở người, như trong chuỗi thức ăn, giám sát tiêu thụ kháng khuẩn, các dự án giám sát mục tiêu và các dữ liệu liên quan khác.Tất cả dữ liệu do GLASS sản xuất có sẵn trực tuyến miễn phí và sẽ được cập nhật thường xuyên.
Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc WHO, đã nhấn mạnh mục tiêu của ông là làm cho kháng thuốc kháng sinh trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của WHO bằng cách tập hợp các chuyên gia làm việc về vấn đề này dưới một cụm sáng kiến ​​chiến lược mới được tạo ra.

Tham khảo thêm:

10 vấn đề sức khỏe WHO sẽ giải quyết trong năm 2019

Thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức về các vấn đề sức khỏe, bao gồm sự bùng phát...

Các nhà lãnh đạo thế giới cam kết đẩy lùi các bệnh không truyền nhiễm

Các nhà lãnh đạo cấp cao trên thế giới vừa cam kết đưa ra các biện pháp mới nhằm mục...

Điểm danh các công trình nghiên cứu Lương Y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn, truyền nhân đời thứ 5 dòng họ Đỗ Minh, là người đã kế thừa và...

Lễ Ký Kết Thỏa Thuận Hợp Tác Giữa Sheis và Thuốc Dân Tộc

Buổi ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Ứng dụng Làm đẹp, Thẩm mỹ và Chăm sóc sức khỏe SHEIS...

WHO hướng dẫn kỹ thuật về sức khỏe cho người tị nạn và di cư

WHO đã kỷ niệm Ngày di cư quốc tế vào ngày 18/12/2018 bằng việc ra mắt loạt hướng dẫn kỹ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *