Xì mũi ra máu có phải dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm?

Tình trạng xì mũi ra máu không phải là tình trạng hy hữu mà nó khá phổ biến. Theo thống kê thì hàng năm có tới 60 triệu người Mỹ rơi vào tình trạng này. Việc điều trị bệnh sẽ đơn giản hơn nếu bạn tiến hành ngay từ giai đoạn đầu, khi các biểu hiện còn đơn giản.

xì mũi ra máu
Hiện tượng xì mũi ra máu xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân

Nguyên nhân của hiện tượng xì mũi ra máu

Tình trạng xì mũi ra máu xuất hiện do tổn thương bên trong mũi. Trong khi mũi có rất nhiều mạch máu, khi mạch máu bị tổn thương thì hiện tượng xì mũi ra máu xảy ra cũng không quá khó hiểu.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng xì mũi ra máu, trong đó có những nguyên nhân hay gặp sau:

1/ Do thời tiết khô và lạnh

Hiện tượng xì mũi ra máu xuất hiện nhiều hơn vào những ngày mùa đông. Lúc này khí hậu lạnh và khô, không đủ độ ẩm cho mũi nên các mạch máu dễ bị tôn thương.

nguyên nhân xì mũi ra máu
Thay đổi thời tiết có thể gây xì mũi ra máu

Hiện tượng khô ở mũi cũng làm cho quá trình phục hồi tổn thương ở mũi bị chậm lại và dễ dẫn đến nhiễm trùng. Điều này làm cho lượng máu khi xì mũi xuất hiện nhiều hơn.

2/ Ngoáy mũi làm tổn thương mạch máu mũi

Hành động này có thể làm tổn thương mạch máu mũi. Điều này lý giải tại sao trẻ em hay bị chảy máu mũi.

3/ Có vật lạ trong mũi

Nếu có vật lạ xâm nhập vào mũi thì hiện tượng chấn thương mạch máu mũi cũng không quá khó giải thích. Ngay cả khi dùng dụng cụ xịt mũi cũng có thể là nguyên nhân làm mũi bị chảy máu

4/ Nghẹt mũi hoặc nhiễm trùng đường hô hấp

Việc xì mũi khi nghẹt mũi hoặc nhiễm trùng đường hô hấp có thể gây chảy máu. Khi xì mũi quá mạnh sẽ làm cho mạch máu bị vỡ.

lý do xì mũi ra máu
Cảm kéo dài có thể gây xì mũi ra máu

Nghiêm trọng hơn nếu điều này xảy ra quá thường xuyên sẽ dễ gây nhiễm trùng đường hô hấp và các bệnh khác làm ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp.

5/ Do sự bất thường khi giải phẫu mũi

Mũi có cấu trúc bất thường cũng có thể gây chảy máu khi xì mũi. Chẳng hạn như lệch vách ngăn mũi, xương mũi bị gãy… cũng có thể là nguyên nhân. Sự bất thường trong cấu trúc sẽ ảnh hưởng đến khả năng giữ ẩm của mũi và gây ra chảy máu khi xì mũi

6/ Chấn thương ở mũi

Một tai nạn giao thông hay trong quá trình làm việc… có thể gây chảy máu khi xì mũi.

7/ Tiếp xúc với các chất hóa học

Việc tiếp xúc với các chất hóa học có thể tổn thương mạch máu trong mũi. Chẳng hạn như: cocaine, amoniac…

8/ Do sử dụng một số loại thuốc

Một số thuốc có thể làm tăng nguy cơ chảy máu khi xì mũi. Chẳng hạn như thuốc làm loãng máu (aspirin, warfarin…), thuốc chống đông máu…

9/ Có khối u trong mũi

Trường hợp này rất hiếm khi xảy ra, ngoài hiện tượng xì mũi ra máu, người bệnh còn có các triệu chứng: đau quanh mắt, nghẹt mũi và khứu giác giảm tinh nhạy.

lý do bị xì mũi ra máu
Bạn có thể bị xì mũi ra máu do khối u trong mũi

Điều trị xì mũi ra máu

Thông thường trong các trường hợp, máu chảy từ mũi sẽ tự động dừng sau vài phút. Tuy nhiên việc áp dụng các biện pháp giúp cầm máu được khuyến khích sử dụng để hạn chế mất máu. Cụ thể, bạn nên áp dụng một số biện pháp sau:

# Điều trị tại nhà

Bạn có thể tiến hành theo những gì được hướng dẫn ngay sau đây:

điều trị xì mũi ra máu
Có thể cầm máu ngay tại nhà khi bị xì mũi ra máu
  • Nằm xuống đồng thời đầu cố nghiêng về phía sau để giảm lưu lượng máu lên mũi.
  • Cố gắng thư giãn và thở bằng miệng.
  • Không được chạm hoặc ngoáy mũi cho đến khi máu ngừng chảy.
  • Nghỉ ngơi trong khoảng vài giờ sau khi chảy máu.

Nếu máu vẫn tiếp tục chảy thì nên đến ngay bệnh viện để các bác sĩ áp dụng các biện pháp hữu hiệu hơn.

# Điều trị theo chỉ định của bác sĩ

Các bác sĩ sẽ áp dụng những biện pháp như sau:

điều trị xì mũi ra máu
Phẫu thuật để cầm máu được áp dụng khi các biện pháp khác không phát huy tác dụng
  • Lấy bông hoặc băng gạc bịt mũi để cầm máu
  • Sử dụng thuốc bôi để hạn chế máu chảy.
  • Truyền máu
  • Dùng thuốc đông máu để cầm máu
  • Phẫu thuật để đóng kín mạch máu, giúp cầm máu khi các biện pháp khác không phát huy được hiệu quả.

Trường hợp nên khám bác sĩ

Nếu máu chảy quá thường xuyên và tình trạng máu chảy kéo dài trong khoảng từ 15 đến 20 phút thì người bệnh cần phải tới gặp bác sĩ.

Bằng kinh nghiệm, chuyên môn cùng các thiết bị chuyên dụng, bác sĩ sẽ chẩn đoán được nguyên nhân, tình trạng bệnh và đề ra các giải pháp điều trị, ngăn ngừa bệnh tại phát. Đương nhiên sẽ bao gồm cả việc tư vấn những biện pháp nên áp dụng tại nhà.

Phòng ngừa bệnh xì mũi ra máu hiệu quả nên áp dụng thường xuyên

Ai trong chúng ta cũng có thể trở thành nạn nhân của căn bệnh này, vì vậy việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa là hết sức cần thiết. Chính vì vậy, bạn nên áp dụng các biện pháp sau:

  • Hạn chế khô mũi bằng cách dùng thuốc bôi lên mũi thường xuyên, nhất là trước khi đi ngủ.
  • Điều trị dị ứng ngay khi có biểu hiện ban đầu bằng thuốc xịt và thuốc thông mũi không kê đơn.
  • Vệ sinh mũi bằng nước muối để hạn chế khô mũi.
  • Đừng dùng tay ngoáy mũi
  • Khi xì mũi nên nhẹ nhàng, đừng quá mạnh.
  • Tránh lạm dụng thuốc chống viêm không steroid và thuốc kháng sinh.
  • Tránh tiếp xúc hóa chất, chất độc hại, rượu bia và các chất kích thích…

Việc kiểm soát khi xì mũi ra máu khá đơn giản nếu tiến hành các biện pháp chẩn đoán và điều trị sớm. Chính vì vậy ngay khi có những dấu hiệu ban đầu hãy đến gặp bác sĩ ngay.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

Liệt dây thanh quản gây mất giọng phải làm thế nào?

Liệt dây thanh quản xảy ra khi các xung thần kinh đến thanh quản bị gián đoạn làm tê liệt...

Các thông tin cần biết về tình trạng đau tai

Đau tai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Đau tai là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng không có nghĩa là người lớn không mắc phải....

Tìm hiểu cách chữa ho bằng lá kinh giới

Dùng lá kinh giới chữa ho như thế nào?

Ngoài việc dùng các loại thuốc tây, chữa ho bằng lá kinh giới cũng mang lại hiệu quả đáng kể,...

Cách dùng giấm táo chữa ho có thể bạn chưa biết

Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên trị ho là cách được nhiều người áp dụng. Một trong những nguyên...

7 cách trị ho có đờm đơn giản, hiệu quả tại nhà

7 cách trị ho có đờm đơn giản, hiệu quả tại nhà

Sử dụng gừng tươi, củ cải trắng, lá húng chanh, nghệ,...là các cách trị ho có đờm tại nhà vừa...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.