Chụp X quang chẩn đoán thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi, đặc biệt là khớp gối và khớp háng. Chụp X quang chẩn đoán thoái hóa khớp háng là giải pháp để hỗ trợ can thiệp và điều trị sớm, giúp bệnh nhân lấy lại sức khỏe xương khớp.

Sơ lược về X quang

X quang là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến nhất trên thế giới. Đây cũng là phương pháp được nghiên cứu từ lâu đời và áp dụng từ những năm 1896 để điều trị y khoa. Chẩn đoán hình ảnh bằng X quang được thực hiện bằng cách sử dụng tia có bước sóng từ 0,01 đến 10 nano mét chiếu qua vị trí cơ quan bị thương tổn.

Cho đến nay, đã có rất nhiều phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác nhau như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, chụp khớp cản quang, chụp xạ hình xương,… Tuy nhiên, X quang vẫn là phương pháp chẩn đoán thông dụng và được áp dụng rộng rãi nhất do dễ thực hiện cũng như có chi phí thấp. Ngoài ra, thời gian thực hiện X quang trong chẩn đoán cũng cho kết quả khá nhanh.

Những vấn đề cần biết khi chụp X quang thoái hóa khớp háng

1. Vai trò của X quang trong chẩn đoán thoái hóa khớp háng

Khi đi qua vị trí khớp háng cần chẩn đoán, X quang sẽ ghi lại hình ảnh trên phim chụp với 4 loại đậm độ (density) khác nhau. Đậm độ là một thông số cho biết mức độ đậm đặc của vật chất.

đậm độ khi chụp X quang thoái hóa khớp háng.
Tùy theo đặc tính của các thành phần cơ thể mà X quang thoái hóa khớp háng sẽ có 4 mức đậm độ khác nhau.

Tùy theo vật chất có mức đậm độ khác nhau mà hình trên phim chụp cũng khác nhau:

  • Xương, có mức độ cản tia X cao, mức đậm độ cao nhất, hình thu được trên phim trắng sáng.
  • Phần mềm (dịch), tia X thường được xuyên qua một cách dễ dàng, hình trên phim có màu hơi đen.
  • Mỡ, mô, có đậm độ tương đối tùy theo mức độ đậm đặc của các tế bào cấu thành. Màu sắc thường hơi trắng cho đến xám nhẹ.
  • Không khí, có đậm độ thấp nhất vì các phân tử cấu thành không có liên kết chặt với nhau, phim qua không khí đen đậm.
 

2. Hình ảnh thu được qua X quang khi chụp khớp háng

Khi sử dụng X quang chiếu qua những vị trí khớp háng bị tổn thương có thể thu được một số hình ảnh bên trong, bao gồm:

Hình ảnh trên khớp

Chẩn đoán hình ảnh bằng X quang có thể giúp bác sĩ nhận biết được các bất thường của khớp, các khe bên trong khớp. Chiếu chụp khớp háng cũng giúp nhận biết được những tổn thương của các đầu xương ở khớp, các khe khớp. Dựa vào đậm độ trên phim X quang, bác sĩ cũng có thể nhận biết được tình trạng tổn thương khớp do vôi hóa các bộ phận. Tình trạng vôi hóa khớp khi thể hiện trên phim sẽ có mức đậm độ cao do cản quang lớn. Đối với những bất thường về cấu trúc khớp, phim chụp X quang cũng có thể giúp thể hiện những xáo trộn, bất thường về vị trí của các bộ phận trong khớp.

Riêng những bộ phận như sụn chêm, bao hoạt dịch khớp, các dây chằng có thể không thể hiện được rõ nét trên phim chụp X quang. Với những dạng tổn thương này, ngoài việc thực hiện chụp X quang, bệnh nhân cũng có thể được chỉ định thêm chụp cộng hưởng từ MRI để cho kết quả chẩn đoán chính xác.

Hình ảnh trên xương

Hình ảnh cấu tạo bình thường và bất thường của các xương bên trong khớp và xương quanh khớp cũng được thể hiện trên phim X quang. Phương pháp này cũng giúp bác sĩ đánh giá được mức độ loãng xương, các tổn thương sụn thông qua đậm độ của các mô. Ngoài ra bác sĩ cũng có thể phát hiện các chấn thương gây tụ dịch với hình ảnh bóng mờ, đậm độ xám hoặc đen (thường gặp trong những ca chấn thương khớp háng gây tràn dịch, tụ máu,…).

Những trường hợp xương có thay đổi về cấu trúc như loãng xương, tiêu xương, gãy xương cũng có thể nhận biết được trên phim chụp. Hình ảnh trên phim có thể cho bác sĩ thấy được các vết rạn, nứt xương, đánh giá được những dấu hiệu loãng xương, tiêu xương trên nền phim chụp.

bệnh nhân chụp X quang thoái hóa khớp háng
Bệnh nhân Trần Văn H, 55 tuổi, thoái hóa khớp háng phải, được chỉ định mổ thay khớp háng toàn phần không xi măng (khớp Ceramic on Ceramic). Ảnh trái: X quang trước phẫu thuật. Ảnh phải: X quang sau phẫu thuật.
bệnh nhân thoái hóa khớp háng được chỉ định phẫu thuật
Bệnh nhân Nguyên Văn Y, 49 tuổi, được chẩn đoán thoái hóa khớp háng 2 bên, chỉ định thay khớp háng.

3. Quy trình chụp X quang thoái hóa khớp háng

Khi chụp X quang thoái hóa khớp háng, bệnh nhân được hướng dẫn thực hiện theo quy trình sau:

  • Đặt phim X quang phía sau vị trí khớp háng cần chụp.
  • Bệnh nhân được hướng dẫn vào phòng riêng được chỉ định dành cho chụp X quang để tránh tia X lọt ra ngoài.
  • Máy chiếu tia X quang sẽ đưa một luồng tia với tần số được tính toán từ trước.
  • Khi tia X quang đi xuyên qua các bộ phận và đụng vào phim chụp phía sau sẽ thể hiện hình ảnh với đậm độ khác nhau.
  • Chùm tia X càng nhiều thì phim sẽ càng đen hơn, do đó phim đi qua không khí và các mô có độ cản tia thấp sẽ đen và có đậm độ cao.
  • Khi chụp X quang, bệnh nhân không có cảm giác đau, không thể nhìn hoặc cảm nhận được tia X.
  • Trong thời gian này, bệnh nhân cần chú ý đứng yên, không được di chuyển, cử động, chú ý thở nhẹ để tránh làm cho phim chụp bị mờ, nhòe.
  • Trong trường hợp phim chụp không nhìn được rõ nét, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân chụp lại.
  • Sau khi chụp X quang, bác sĩ sẽ xử lý phim và đưa ra kết quả chẩn đoán cho bệnh nhân. Thời gian thực hiện trong khoảng 1 giờ.

4. Một số lưu ý khi chụp X quang thoái hóa khớp háng

Khi chụp X quang thoái hóa khớp háng, bệnh nhân cũng cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Một số trường hợp có thể cần chụp X quang nhiều lần để đánh giá được tổn thương khớp trên nhiều góc độ khác nhau.
  • Ngoài ra, một số bệnh nhân có thể cần thực hiện thêm chẩn đoán hình ảnh bằng MRI và các phương pháp khác nếu như tổn thương phức tạp.
  • Tuy nhiên, chụp X quang chẩn đoán thoái hóa khớp háng không dành cho những trường hợp: phụ nữ mang thai bị thoái hóa khớp háng sớm, phụ nữ thoái hóa khớp háng trong độ tuổi sinh đẻ nghi ngờ mang thai.
  • Thông báo cho bác sĩ về những thiết bị y tế cấy ghép trong cơ thể trước khi chụp X quang.
  • Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bệnh nhân liệt kê những loại thuốc đang được sử dụng vì một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến độ cản quang trên phim chụp X quang.
  • Phơi nhiễm X quang có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó chỉ chụp X quang ở những cơ sở y tế được phép thực hiện. Chụp X quang không thường xuyên, liều bức xạ trong chùm X quang ở mức phù hợp thì có thể không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho chẩn đoán, hướng dẫn điều trị từ bác sĩ.

Báo động nguy cơ thoái hóa khớp háng ở người trẻ tuổi

Thoái hóa khớp háng thường tập trung ở những người trên 50 tuổi. Tuy nhiên, những năm gần đây bệnh có xu hướng tăng lên và trẻ hóa. Một số...

Các bài tập hỗ trợ chữa thoái hóa khớp háng hiệu quả

Bệnh thoái hóa khớp háng khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại, thường xuyên cảm thấy...

Báo động nguy cơ thoái hóa khớp háng ở người trẻ tuổi

Thoái hóa khớp háng thường tập trung ở những người trên 50 tuổi. Tuy nhiên, những năm gần đây bệnh...

Thoái hóa khớp háng nên ăn gì, kiêng gì tốt cho bệnh?

Thoái hóa khớp háng nên ăn gì, kiêng gì tốt cho bệnh? Đây là thắc mắc của nhiều người. Chế...

Hẹp khe khớp háng là gì? Dấu hiệu, cách điều trị

Hẹp khe khớp háng khiến bệnh nhân thường xuyên bị cứng khớp, đau nhói, gặp khó khăn trong việc vận...

Người cao tuổi có nên thay khớp háng nhân tạo?

Người cao tuổi có nên chọn thay khớp háng?

Khớp háng nhân tạo là thiết bị y tế dùng để thay thế khớp háng bị tổn thương hoặc hoại...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *