Viêm ống dẫn trứng là gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ BÁC SĨ ĐỖ THANH HÀ – Khoa Phụ sảnTrưởng khoa phụ Bệnh viện Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Viêm ống dẫn trứng tiến triển khi vòi trứng bị nhiễm trùng và viêm do vi khuẩn xâm nhập. Bệnh thường xảy ra ở những người phụ nữ có tiền sử nạo phá thai không an toàn, mắc bệnh phụ khoa hoặc quan hệ tình dục bừa bãi. Ống dẫn trứng bị viêm có thể khiến người bệnh đối mặt với nguy cơ áp xe phần phụ và bệnh vô sinh hiếm muộn, Nguy cơ này sẽ tăng cao khi người bệnh không sớm thăm khám và điều trị.

Viêm ống dẫn trứng là thuật ngữ chỉ tình trạng nhiễm trùng và viêm tại vòi trứng
Viêm ống dẫn trứng là thuật ngữ chỉ tình trạng nhiễm trùng và viêm tại ống dẫn trứng do vi khuẩn xâm nhập

Viêm ống dẫn trứng là gì?

Ống dẫn trứng còn được gọi là vòi trứng. Đây là bộ phận quan trọng thuộc cơ quan sinh sản của nữ giới. Trong cơ thể của mỗi người phụ nữ sẽ có hai vòi trứng, nối giữa tử cung với hai buồng trứng. Ống dẫn trứng có vai trò vận chuyển trứng và tinh trùng. Bên cạnh đó cơ quan này còn là nơi gặp, tiếp xúc giữa trứng và tinh trùng.

Viêm ống dẫn trứng là thuật ngữ chỉ tình trạng nhiễm trùng và viêm ở vòi trứng. Thông thường bệnh lý này sẽ khởi phát từ tình trạng nhiễm trùng âm đạo. Sau đó viêm nhiễm lan xuống cổ tử cung và di chuyển đến ống dẫn trứng.

Tương tự như tình trạng viêm nhiễm thường gặp ở những cơ quan sinh sản khác, bệnh viêm ống dẫn trứng cũng được chia thành 2 giai đoạn tùy theo mức độ nặng nhẹ và đặc điểm của bệnh lý.

  • Viêm ống dẫn trứng cấp tính: Viêm ống dẫn trứng cấp tính được đặc trưng bởi tình trạng nhiễm trùng và viêm một cách đột ngột, làm phát sinh những triệu chứng nặng nề. Tuy nhiên mức độ viêm nhiễm của thể mãn tính thường nhẹ và có thể sử dụng phương pháp nội khoa để điều trị dứt điểm bệnh lý.
  • Viêm ống dẫn trứng mãn tính: Viêm ống dẫn trứng mãn tính xuất hiện khi tình trạng viêm ở vòi trứng không được kiểm soát, xảy ra kéo dài khiến mô bị hư hại nghiêm trọng. Ngoài ra ở giai đoạn này, hiện tượng viêm còn đi kèm với tình trạng tụ mủ và dịch.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm ống dẫn trứng

Trong giai đoạn cấp tính, bệnh viêm vòi trứng thường làm phát sinh nhiều triệu chứng nặng nề. Tuy nhiên khi bệnh tiến triển và chuyển sang giai đoạn mãn tính, triệu chứng thường không rõ ràng, khó nhận biết, diễn ra âm thầm và kéo dài.

1. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm ống dẫn trứng cấp tính

Trong giai đoạn cấp tính, bệnh viêm vòi trứng gây ra những triệu chứng nghiêm trọng sau:

  • Vòng kinh thường không đều, nữ giới thường xuyên có dấu hiệu chậm kinh do tắc vòi trứng, từ đó khiến trứng rụng không đúng chu kỳ.
  • Những cơn đau bụng kinh xuất hiện với mức độ nặng nề hơn trước. Điều này xảy ra là do trong chu kỳ kinh nguyệt, tử cung có xu xướng co bóp mạnh tác động vào vòi trứng bị viêm và làm phát sinh cơn đau nghiêm trọng.
  • Huyết trắng màu vàng kèm theo mùi hôi khó chịu
  • Có cảm giác ngứa ngáy ở vùng kín
  • Cơ thể mệt mỏi, thường xuyên chóng mặt
  • Sốt, mót tiểu, tiểu buốt
  • Đau khi giao hợp
  • Buồn nôn và nôn ói
  • Máu kinh có thể tiết ra với màu nâu đen, màu đen và có mùi rất hôi.
Vòng kinh thường không đều
Vòng kinh thường không đều, chậm kinh do tắc nghẽn vòi trứng là dấu hiệu nhận biết bệnh viêm ống dẫn trứng cấp tính

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm ống dẫn trứng mãn tính

Trong giai đoạn mãn tính, các triệu chứng thường diễn ra âm thầm, không rõ ràng và rất khó nhận biết. Chính vì thế, việc chủ quan và không chú ý có thể khiến bạn bỏ qua các dấu hiệu của bệnh và làm chậm trễ trong quá trình điều trị.

Những dấu hiệu giúp nhận biết bệnh viêm ống dẫn trứng mãn tính gồm:

  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều, nữ giới thường xuyên bị chậm kinh, thống kinh, mất kinh…
  • Đau mỏi vùng lưng
  • Có cảm giác đau âm ỉ kéo dài ở vùng chậu và vùng lưng dưới
  • Vòi trứng bị sưng đỏ
  • Khó có con.

Nguyên nhân gây viêm ống dẫn trứng

Tình trạng nhiễm trùng và viêm ở vòi trứng xảy ra do sự xâm nhập và tác động của vi khuẩn Streptococcus, vi khuẩn Staphylococcus hoặc vi khuẩn Chlamydia. Thông thường những loại vi khuẩn này có thể nhanh chõng xâm nhập vào ống dẫn trứng nhờ có những điều kiện thuận lợi sau:

  • Vệ sinh vùng kín không đúng cách: Việc không vệ sinh sạch sẽ vùng kín có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn bên trong âm đạo. Lâu ngày, vi khuẩn có thể đi qua nhiều cơ quan khác, cụ thể như qua cổ tử cung và đến vòi trứng.
  • Tác dụng phụ từ việc đặt vòng tránh thai: Để ngăn cản sự thụ tinh, vòng tránh thai sẽ được đặt vào bên trong ống dẫn trứng. Tuy nhiên nếu không cẩn thận trong việc thực hiện những thủ thuật này (tiến hành đặt vòng tránh thai ở những cơ sở không uy tín, dụng cụ y tế không được vô trùng hoàn toàn) nữ giới có thể bị viêm ống dẫn trứng, thậm chí viêm buồng trứng nếu viêm nhiễm không được phát hiện và kiểm soát tốt.
  • Phá thai nhiều lần: Nguy cơ viêm nhiễm vùng kín, viêm vòi trứng và vô sinh sẽ tăng cao khi nữ giới thường xuyên phá thai.
  • Quan hệ tình dục không an toàn: Quan hệ tình dục trong những ngày hành kinh, không sử dụng bao cao su, quan hệ với bạn tình bị viêm nhiễm… sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm bộ phận sinh dục ở nữ giới. Cụ thể tình trạng này có thể khiến âm đạo, cổ tử cung và ống dẫn trứng đều bị viêm nhiễm.
  • Hệ lụy từ những bệnh lý khác: Nếu không sớm kiểm soát tình trạng viêm nhiễm âm đạo và cổ tử cung, bệnh kéo dài có thể khiến vi khuẩn cùng tình trạng viêm nhiễm lây lan đến vòi trứng. Từ đó khiến cơ quan này bị tổn thương và viêm nhiễm.
Tác dụng phụ từ việc đặt vòng tránh thai
Tình trạng viêm nhiễm ống dẫn trứng có thể xảy ra từ việc đặt vòng tránh thai ở những cơ sở không uy tín

Mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm ống dẫn trứng

Viêm ống dẫn trứng được đánh giá là bệnh lý nguy hiểm, có thể tác động xấu đến chức năng sinh lý và khả năng sinh sản ở nữ giới. Tuy nhiên bệnh nhân hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp bảo tồn điều trị dứt điểm bệnh lý khi tình trạng viêm nhiễm mới khởi phát.

Ngược lại việc chậm trễ trong quá trình phát hiện và điều trị bệnh có thể khiến tình trạng viêm nhiễm vòi trứng gây ra những biến chứng sau:

  • Viêm nhiễm lan rộng: Tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở vòi trứng có thể nhanh chóng lan rộng ra khắp tử cung và buồng trứng nếu bệnh nhân không kịp thời điều trị bệnh. Khi tình trạng viêm nhiễm lan rộng, nữ giới có thể bị đau bụng dữ dội, buồn nôn, nôn ói và giảm khả năng sinh sản.
  • Mang thai ngoài tử cung: Sự viêm nhiễm diễn ra ở vòi trứng có thể khiến quá trình di chuyển xuống tử cung của trứng đã được thụ tinh bị cản trở. Lúc này trứng sẽ có xu hướng phát triển ngay trong vòi trứng từ đó làm phát sinh hiện tượng mang thai ngoài tử cung. Hầu hết nữ giới mang thai ngoài tử cung đều phải tiến hành phẫu thuật loại bỏ thai phát triển bên ngoài để tránh gây nguy hiểm.
  • Áp xe phần phụ: Kết quả thống kê cho thấy, có khoảng 10 đến 20% trường hợp bị nhiễm trùng vòi trứng đối mặt với biến chứng áp xe phần phụ. Theo các chuyên gia, áp xe phần phụ là một tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng. Tình trạng này có thể khiến bệnh nhân bị nhiễm trùng máu và tử vong.
  • Vô sinh: Đối với những trường hợp có vòi trứng bị tắc nghẽn hoàn toàn, bệnh nhân sẽ không còn khả năng sinh sản. Tuy nhiên sự tắc nghẽn vòi trứng chỉ xảy ra khi tình trạng viêm nhiễm ở vòi trứng tái phát nhiều lần.

Bên cạnh những biến chứng nghiêm trọng nêu trên, tình trạng nhiễm trùng và viêm vòi trứng có thể làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể. Đồng thời làm giảm chất lượng đời sống tình dục của bệnh nhân.

Phương pháp điều trị bệnh viêm ống dẫn trứng

Tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh, mức độ nhiễm trùng và các triệu chứng, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bệnh nhân chữa bệnh với phương pháp nội khoa học can thiệp ngoại khoa.

1. Điều trị nội khoa

Đối với bệnh viêm ống dẫn trứng, phương pháp điều trị nội khoa chủ yếu là sử dụng thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh. Trước khi tiến hành điều trị, bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện sinh thiết để xác định chính xác loại vi khuẩn gây bệnh. Sau đó xem xét và chỉ định loại kháng sinh tương ứng.

Bên cạnh đó bệnh nhân có thể được yêu cầu sử dụng thêm thuốc giảm đau để làm giảm cơn đau và cải thiện một số triệu chứng khác do bệnh viêm vòi trứng gây ra. Trong thời gian điều trị bệnh, bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ diễn tiến của bệnh, đồng thời có thể chỉ định thêm một số loại viên uống bổ sung với mục đích nâng cao khả năng phục hồi niêm mạc ở vòi trứng và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Đối với những trường hợp bị viêm vòi trứng cấp tính, việc điều trị nội khoa có thể giúp kiểm soát tình trạng viêm nhiễm và cải thiện tốt các triệu chứng khó chịu của bệnh sau 7 đến 10 ngày chữa bệnh.

Tuy nhiên đối với những trường hợp bị nhiễm trùng vòi trứng nghiêm trọng, có biểu hiện đau nhiều, bệnh nhân có thể được chỉ định điều trị với một số phương pháp khác. Cụ thể như sử dụng sóng viba, chiếu nhiệt… Những phương pháp điều trị này có thể giúp nữ giới kiểm soát tốt cơn đau, tăng cường tuần hoàn máu và rút ngắn thời gian phục hồi bệnh.

Sử dụng thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh
Phương pháp điều trị nội khoa đối với bệnh nhân bị viêm ống dẫn trứng là sử dụng thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh

Bỏ túi: 5 Cách Chữa Bệnh Phụ Khoa Bằng Thuốc Nam Dễ Kiếm

2. Can thiệp ngoại khoa

Đối với những trường hợp có vòi trứng bị viêm nhiễm kéo dài và tắc nghẽn vòi trứng, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật để tái tạo vòi trứng hoặc thông vòi trứng. Tuy nhiên việc thực hiện phương pháp điều trị này có thể khiến một số biến chứng nguy hiểm xuất hiện. Cụ thể như chảy máu kéo dài, nhiễm trùng, tổn thương buồng trứng…

Đối với những trường hợp không thể phẫu thuật tái tạo vòi trứng hoặc thông vòi trứng vì một số nguyên nhân nào đó, bác sĩ chuyên khoa có thể đề nghị cắt bỏ vòi trứng để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Nếu có mong muốn mang thai và sinh con, bệnh nhân sẽ được tư vấn phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.

Chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm ống dẫn trứng

Trong thời gian điều trị viêm ống dẫn trứng, người bệnh cần áp dụng các phương pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ song song với việc xây dựng chế độ ăn uống phù hợp. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình khắc phục viêm nhiễm và cải thiện tốt những triệu chứng do bệnh gây ra.

1. Thực phẩm nên ăn khi bị viêm ống dẫn trứng

Để đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh, giảm viêm và cải thiện các triệu chứng xảy ra ở vòi trứng, người bệnh cần tăng cường bổ sung những loại thực phẩm chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa, thực phẩm giàu omega-3 và thực phẩm giàu vitamin. Cụ thể:

  • Rau xanh: Rau xanh là loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, có khả năng hỗ trợ quá trình nâng cao sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch, đào thải vi khuẩn và chất độc trong cơ thể.
  • Quả bơ: Quả bơ chứa một hàm lượng lớn axit béo omega-3, có tác dụng kiểm soát tốt tình trạng nhiễm trùng và chống viêm ở vòi trứng. Đồng thời làm giảm mức độ nghiêm trọng và hạn chế cơn đau phát sinh. Bên cạnh đó kết quả nghiên cứu cho thấy trong quả bơ có hơn 14 loại acid amin. Thành phần dinh dưỡng này có tác dụng đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương và tái tạo niêm mạc bị hư hại.
  • Lựu: Hàm lượng vitamin C trong quả lựu rất cao, vượt khỏi hàm lượng vitamin C có trong nhóm trái cây thuộc họ cam chanh. Ngoài ra trong thành phần của quả lựu còn là những hợp chất thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, khả năng sinh sản và sức đề kháng. Cụ thể những hợp chất thực vật được tìm thấy trong lựu có khả năng chống oxy hóa, chống viêm và hạn chế những tổn thương cho cơ quan sinh sản. Vì thế việc thường xuyên ăn hoặc uống nước ép lựu sẽ giúp nữ giới hỗ trợ quá trình điều trị viêm vòi trứng.

Ngoài việc tăng cường bổ sung những loại thực phẩm chứa hợp chất chống oxy hóa, thực phẩm giàu omega-3 và vitamin, người bệnh nên bổ sung thêm đạm và tinh bột để hỗ trợ hoạt động của hệ miễn dịch và nâng cao sức khỏe.

Quả bơ
Tăng cường bổ sung thực phẩm chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa, giàu omega-3 và vitamin để hỗ trợ trị viêm ống dẫn trứng

2. Thực phẩm, thói quen nên tránh khi bị viêm ống dẫn trứng

Ngoài những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và nên bổ sung, nữ giới bị viêm vòi trứng cũng cần lưu ý kiêng sử dụng một số thức uống, thực phẩm không tốt và những thói quen thiếu khoa học trong thời gian điều trị bệnh. Cụ thể:

  • Hạn chế thêm vào thực đơn dinh dưỡng những loại thực phẩm giàu chất béo, dầu mỡ, chứa nhiều đường, ớt, tiêu.
  • Tránh sử dụng rượu bia, chất kích thích, nước ngọt có gas, cà phê, từ bỏ thói quen hút thuốc lá.
  • Không quan hệ tình dục trong suốt quá trình điều trị viêm nhiễm vòi trứng.
  • Hạn chế làm việc gắng sức, không thức khuya khiến cơ thể mệt mỏi và căng thẳng. Bởi đây đều là những thói quen thiếu lành mạnh có khả năng làm suy giảm sức khỏe tổng thể, tạo điều kiện thuận lợi cho tình trạng viêm và nhiễm trùng lan rộng.

Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm ống dẫn trứng

Tình trạng viêm nhiễm ống dẫn trứng không chỉ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống và sức khỏe tổng thể mà còn làm giảm chức năng sinh lý và khả năng sinh sản của người phụ nữ. Chính vì thế, nữ giới nên chủ động hơn trong việc thực hiện những biện pháp giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh.

Những biện pháp giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm ống dẫn trứng:

  • Nếu muốn phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn bằng kỹ thuật đặt vòng tránh thai, nữ giới nên thực hiện kỹ thuật này ở những cơ sở y tế và bệnh viện uy tín, dụng cụ y tế được đảm bảo vô trùng. Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể sử dụng bao cao su hoặc thuốc tránh thai để hạn chế mang thai ngoài ý muốn.
  • Trong trường hợp có thai ngoài ý muốn, nữ giới nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa sản để được tư vấn các biện pháp xử lý an toàn. Nữ giới tuyệt đối không thực hiện nạo hút thai ở những cơ sở y tế thiếu chuyên môn hoặc cơ sở y tế nhỏ và không có đầy đủ trang thiết bị y tế chuyên dụng để thực hiện.
  • Tắm rửa mỗi ngày và vệ sinh vùng kín đúng cách là biện pháp phòng ngừa bệnh viêm ống dẫn trứng hữu hiệu. Đối với những ngày bình thường, nữ giới nên vệ sinh vùng kín 2 lần mỗi ngày bằng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ. Trong những ngày hành kinh, bạn nên vệ sinh vùng kín từ 2 – 3 lần mỗi ngày bằng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, đồng thời thay băng vệ sinh mỗi 3 – 4 giờ/ lần. Điều này sẽ giúp phòng ngừa sự xâm nhập và sinh sôi của vi khuẩn trong hệ sinh dục.
  • Mặc quần áo rộng rãi, sạch sẽ, khô ráo. Bên cạnh đó nên chọn những trang phục có chất liệu thoáng mát, có khả năng thấm hút tốt mồ hôi.
  • Nên mặc đồ lót có kích cỡ vừa vặn. Không nên mặc đồ lót quá chật, khó hút mồ hôi, gây bí bách và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng vùng kín.
  • Nên vệ sinh trước và sau khi giao hợp, nên quan hệ tình dục an toàn, chung thủy với một bạn tình không bị nhiễm bệnh. Đồng thời nên sử dụng bao cao su khi quan hệ để hạn chế tối đa nguy cơ lây lan vi khuẩn gây nhiễm trùng.
  • Trước khi quan hệ tình dục, nữ giới nên tìm hiểu tình trạng sức khỏe và những bệnh lý (nếu có) của bạn tình để giảm nguy cơ mắc bệnh xã hội và bệnh viêm nhiễm.
  • Có lối sống lành mạnh và khoa học, không nên thức khuya, tránh làm việc quá sức hay căng thẳng dẫn đến stress và khiến cơ thể mệt mỏi.
  • Tăng cường sức khỏe, đảm bảo các hoạt động của sức đề kháng và làm giảm nguy cơ viêm nhiễm hệ sinh dục, nữ giới nên thường xuyên luyện tập thể dục, bơi lội, tập yoga, đi bộ, chạy bộ hoặc tham gia vào các hoạt động thể chất ngoài trời.
  • Thăm khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/ lần để sớm phát hiện, điều trị các tình trạng viêm nhiễm và giảm nguy cơ mắc bệnh viêm vòi trứng.
Sử dụng bao cao su khi quan hệ để hạn chế tối đa nguy cơ lây lan vi khuẩn gây nhiễm trùng
Sử dụng bao cao su khi quan hệ để tránh thai và hạn chế tối đa nguy cơ lây lan vi khuẩn gây nhiễm trùng

Viêm ống dẫn trứng là bệnh phụ khoa tương đối nguy hiểm, có khả năng làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tổng thể, chức năng sinh sản và sinh lý của nữ giới. Chính vì thế, nữ giới nên thường xuyên quan sát những biểu hiện của cơ thể, chủ động đến bệnh viện và tiến hành thăm khám nếu có những bất thường xuất hiện.

Có thể bạn quan tâm

Viêm buồng trứng nên ăn gì, kiêng gì hỗ trợ điều trị?

Những người bị viêm buồng trứng được khuyên nên áp dụng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất cần thiết để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh....
Quai bị gây viêm buồng trứng có nguy hiểm không?

Quai bị gây viêm buồng trứng có nguy hiểm không?

Quai bị gây viêm buồng trứng là tình trạng khiến nhiều chị em phụ nữ lo lắng. Bởi, ngoài những...

Viêm buồng trứng nên ăn gì, kiêng gì hỗ trợ điều trị?

Những người bị viêm buồng trứng được khuyên nên áp dụng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất...

Viêm buồng trứng có mang thai được không?

Viêm buồng trứng có mang thai được không?

Viêm buồng trứng có mang thai được không là vấn đề mà nhiều chị em phụ nữ đang quan tâm...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *