Đang Cho Con Bú Bị Viêm Phụ Khoa Phải Làm Sao?
Viêm phụ khoa là tình trạng thường gặp phải ở các chị em phụ nữ đã kết hôn. Thế nhưng, nỗi lo lắng lại tập trung nhiều hơn ở phụ nữ đang cho con bú bởi vì những triệu chứng của bệnh có thể khiến người mẹ mệt mỏi và không thể toàn tâm toàn ý chăm sóc cho con trẻ. Vậy, bà mẹ bỉm sữa bị viêm nhiễm phụ khoa cần phải làm gì để khắc phục tình trạng viêm cũng như phòng tránh bệnh trở nặng?

Vì sao phụ nữ có khả năng bị viêm phụ khoa khi đang cho con bú (thời kỳ sau sinh)?
Viêm nhiễm phụ khoa là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở bộ phận sinh dục ở nữ giới. Nguyên nhân chính xuất phát từ việc vi khuẩn, nấm men hay ký sinh trùng xâm nhập vào trong âm đạo, nhưng cũng có thể là do việc vệ sinh vùng kín không được chú trọng, lơ là hay xem nhẹ.
Riêng trường hợp phụ nữ sau sinh, chất dịch tiết ra khá nhiều do việc giãn nở của lỗ âm đạo trong quá trình sinh nở, việc vệ sinh cá nhân không được đảm bảo rất dễ gây ra viêm nhiễm bộ phận sinh dục. Bên cạnh đó, việc quan hệ tình dục quá sớm sau khi sinh cũng chính là nguyên nhân gây ra căn bệnh này trong thời kỳ đang cho con bú.
Đa phần không quá khó khăn để nhận biết bản thân có đang mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa hay không bởi vì triệu chứng của căn bệnh này khá rõ rệt. Khi mắc bệnh, chị em phụ nữ thường có cảm giác ngứa ngáy khó chịu ở bộ phận sinh dục, kèm theo đó là khí hư ra nhiều, có mùi hôi tanh, đôi khi có thể có đau rát khi quan hệ tình dục. Một số trường hợp nghiêm trọng có thể gây xuất huyết nhẹ.

Viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ nói chung và bà mẹ bỉm sữa nói riêng nếu không được điều trị kịp thời rất dễ khiến tình trạng viêm nhiễm lây lan sang các cơ quan khác như: Viêm buồng trứng, viêm tắc vòi trứng, thậm chí gây vô sinh thứ phát.
Bị viêm phụ khoa khi đang cho con bú có nguy hiểm không?
Bị viêm phụ khoa trong thời kỳ cho con bú không phải là bệnh lý quá nguy hiểm hay vô phương cứu chữa. Căn bệnh này hoàn toàn có thể được khắc phục nếu được phát hiện và điều trị đúng cách. Ngược lại, căn bệnh này có thể là mối đe dọa đến sức khỏe thể chất và khả năng sinh sản của phụ nữ.
Có khả năng cao, bệnh phụ khoa sẽ gia tăng nguy cơ mắc viêm nhiễm phụ khoa, viêm cổ tử cung, viêm đường dẫn trứng, thậm chí là bệnh ung thư cổ tử cung và ung thư cổ dạ con. Ung thư cổ dạ con cũng chính là bệnh lý có thể đe dọa đến mạng sống của người bệnh. Hơn thế nữa, bệnh phụ khoa có thể đẫn đến tình trạng vô sinh, hiếm muộn do tình trạng viêm vòi trứng, trứng không đủ khỏe để tiếp cận tinh trùng hoặc đường dẫn trứng bị bít tắc.
Ngoài ra, việc phục hồi sức khỏe sau sinh cũng như việc nuôi con bằng sữa mẹ cũng ảnh hưởng không kém. Vốn cơ thể của người phụ nữ trong thời kỳ cho con bú bị suy giảm thì lúc mắc bệnh viêm phụ khoa lại càng khó phục hồi hơn. Cơn ngứa ngáy khó chịu ở bộ phận sinh dục không thể khiến mẹ bỉm sữa toàn tâm toàn ý chăm sóc con trẻ được tốt nhất.
Đang cho con bú bị viêm phụ khoa phải làm sao?
Như vừa mới đề cập, bà mẹ bỉm sữa có thể đối mặt với nguy cơ bị vô sinh, hiếm muộn nếu không có phương pháp điều trị bệnh viêm phụ khoa tích cực và triệt để. Tuy nhiên, chị em phụ nữ không nên quá lo lắng khi mắc bệnh viêm phụ khoa sau khi sinh bởi căn bệnh này không quá khó để điều trị bệnh.
Đó có thể là sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa kết hợp với việc vệ sinh vùng kín mỗi ngày và tăng cường bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết. Chi tiết hơn:
1. Thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín
Trong quá trình đang cho con bú nhưng xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm phụ khoa thì chị em cần chủ động thăm khám càng sớm càng tốt tại các cơ sở y tế khám chữa bệnh uy tín. Tại đây, bác sĩ sẽ tiến hành xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, qua đó đề ra biện pháp điều trị tích cực. Việc điều trị sớm không chỉ dễ điều trị mà còn phóng tránh một số biến chứng tác động đến sức khỏe.

2. Vệ sinh vùng kín mỗi ngày
Vệ sinh vùng kín thường xuyên là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả nhất ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ y khoa. Vùng kín luôn trong trạng thái sạch sẽ, thơm tho và thoáng khí sẽ giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp với đám đông cũng như khắc phục tình trạng ngứa ngáy, từ đó tập trung hơn đến việc chăm sóc cho con trẻ.
Hơn thế nữa, việc vệ sinh vùng kín thường xuyên còn giúp loại bỏ bụi bẩn, mùi hôi và vi khuẩn bám quanh vùng kín, qua đó giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh và phòng ngừa bệnh trở nặng.
Tốt nhất nên sử dụng nước muối ấm hay nước muối sinh lý pha loãng để ngâm rửa “cô bé” mỗi ngày. Sau cùng là sử dụng khăn bông khô, sạch để lau khô nước và mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, nhất là quần lót, tránh mặc quần lót ẩm ướt hay quá chật.

3. Kiêng “gần gũi” với chồng khi bị viêm phụ khoa sau sinh
Sau khi sinh, âm đạo bị giãn rộng và sưng lên nên nguy cơ nhiễm trùng là khá cao, thậm chí có khả năng gây rò âm đạo – hậu môn.
Hơn thế nữa, quan hệ tình dục quá sớm còn tạo điều kiện thuận lợi cho một số vi khuẩn, nấm men hay trùng roi xâm nhập sâu vào lỗ âm đạo và gây ra bệnh viêm nhiễm khuẩn sau sinh.
Chính vì vậy, cả hai vợ chồng cần sắp xếp lại chuyện chăn gối tùy vào quá trình phục hồi của cơ thể người phụ nữ. Tốt nhất, chỉ nên “gần gũi” vợ chồng sau khi bệnh tình đã khôi phục hoàn toàn.

4. Sử dụng thuốc nhét âm đạo theo chỉ định của bác sĩ
Điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa bằng thuốc là một trong những giải pháp được nhiều chị em phụ nữ lựa chọn để khắc phục nhanh các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, còn khá nhiều người e ngại khi dùng thuốc điều trị bệnh trong khoảng thời gian cho con bú, lo sợ thuốc sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa và sức khỏe của con trẻ.
Theo lời khuyên của các chuyên gia, phụ nữ đang cho con bú không nên sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh viêm phụ khoa , thay vào đó nên sử dụng thuốc nhét âm đạo (hay thuốc đặt âm đạo). Bởi vì, thuốc nhét âm đạo là thuốc có tác dụng tại chỗ, tức là thuốc chỉ phát huy tác dụng tại vùng âm đạo và không ảnh hưởng đến các vùng khác.
Do đó, khi sử dụng loại thuốc này, các bà mẹ không nên quá lo lắng đến việc thuốc làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ.

5. Tăng cường bổ sung cho cơ thể nhiều dưỡng chất dinh dưỡng
Người bệnh nên tăng cường bổ sung cho có thể nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể từ các thực phẩm tươi sống, bổ dưỡng như: rau xanh, củ quả, trái cây tươi, sữa chua,…
Nên uống nhiều nước để cân bằng điện giải cho cơ thể. Đồng thời, người bệnh cũng có thể “thưởng thức” thêm một số đồ uống nước ép từ hoa quả hay rau củ tươi, chúng không chỉ bổ sung lượng nước mà còn cung cấp thêm các dưỡng chất quan trọng khác.
Bên cạnh đó, hạn chế sử dụng các thực phẩm cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ hay các đồ uống có gas, bia rượu, thuốc lá hay chất kích thích khác. Những thực phẩm này không được các chuyên gia khuyến cáo người bệnh không được sử dụng mà còn loại bỏ tuyệt đối trong quá trình điều trị bệnh cũng như thời kỳ cho con bú để không làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.
Bệnh viêm phụ khoa xuất hiện ở thời kỳ đang cho con bú có thể là mối đe dọa của nhiều bệnh lý khác có liên quan nếu không được bà mẹ bỉm sữa phát hiện sớm và điều trị đúng cách, điển hình là khả năng vô sinh – hiếm muộn cao. Do đó, để phòng tránh bệnh trở nặng cũng như đẩy lùi bệnh tình càng nhanh càng tốt. Hy vọng với các gợi ý trên đây, chị em sẽ nhanh chóng biết cách điều trị dứt điểm bệnh này.
Có thể bạn quan tâm
- Thuốc đặt phụ khoa cho bà bầu – Điều cần biết
- Khám phụ khoa ở bệnh viện nào tốt nhất hiện nay?