Viêm khớp dạng thấp nên ăn gì và kiêng gì để hỗ trợ điều trị?
Cùng với việc tuân thủ các biện pháp điều trị chuyên sâu, người bị viêm khớp dạng thấp nên thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học để giảm nhanh các triệu chứng. Nắm được các loại thực phẩm nên ăn và kiêng khi bị viêm khớp dạng thấp là cơ sở để bạn xây dựng chế độ ăn lành mạnh nhất.
Viêm khớp dạng thấp nên ăn gì để hỗ trợ điều trị
Khi bạn bị viêm khớp dạng thấp, những cơn đau sẽ liên tục tấn công khiến cho mọi hoạt động đều gặp cản trở. Ngoài việc sử dụng các loại thuốc giúp giảm triệu chứng thì các chuyên gia xương khớp luôn khuyến cáo người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học.
Một số loại thực phẩm có khả năng giảm viêm nên được tăng cường trong khẩu phần ăn. Chúng sẽ giúp đẩy lùi các triệu chứng và hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị bệnh.
1. Cá béo
Nếu bạn đang trong quá trình điều trị viêm khớp dạng thấp thì cá béo là một lựa chọn hoàn hảo trong chế độ ăn. Với hàm lượng Omega-3 cao, cá béo được xem là nguồn thực phẩm có khả năng chống viêm rất tốt.
Bên cạnh đó, cá béo cũng chính là nguồn bổ sung vitamin D rất tốt cho cơ thể. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thiếu vitamin D có thể làm phát sinh các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp. Ăn cá nhiều sẽ giúp ngăn ngừa thiếu hụt vitamin D, từ đó bạn sẽ có quá trình hấp thu canxi tốt hơn, tăng cường sức khỏe cho hệ xương khớp.
Một số loại cá béo có hàm lượng Omega-3 và vitamin D cao như:
- Cá hồi
- Cá mòi
- Cá thu
- Cá ngừ
Mỗi tuần bạn nên có ít nhất từ 2 – 3 bữa cá để hỗ trợ tốt hơn cho việc điều trị viêm khớp dạng thấp. Nên thay đổi loại cá cũng như cách chế biến để bữa ăn thêm phần đa dạng và tránh cảm giác chán ăn.
2. Quả mọng
Quả mọng có chứa hàm lượng lớn các chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất. Đây chính là lý do khiến chúng có tác dụng tốt trong việc giảm viêm. Bên cạnh đó, Anthocyanin, flavonoid trong quả mọng cũng là những thành phần giảm viêm tự nhiên rất tốt.
Ngoài ra, các loại quả mọng còn rất giàu rutin và quercetin. Hai hợp chất này không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn ngăn chặn được một số phản ứng viêm do bệnh viêm khớp dạng thấp.
Mỗi tuần chỉ cần ăn khoảng 3 phần quả mọng, bạn có thể giảm tình trạng viêm lên tới 14%.
Bạn có thể đan xen các loại quả mọng sau cho chế độ ăn của mình:
- Dây tây
- Việt quất
- Nho
- Trứng cá
- Mận
- Mâm xôi
- Anh đào
3. Gừng, nghệ, tỏi và hành
Đây là nhóm thực phẩm không chỉ giúp gia tăng hương vị cho món ăn mà còn giúp làm giảm tình trạng viêm ở bệnh viêm khớp dạng thấp.
- Tỏi: chứa hợp chất lưu huỳnh giúp kích thích hệ miễn dịch và hạn chế các phản ứng viêm.
- Hành: chứa quercetin – đây là một flavonoid có tác dụng ức chế các tác nhân gây viêm.
- Nghệ: có hoạt chất Curcumin với tác dụng ức chế tác nhân phá hủy sụn khớp và làm giảm triệu chứng sưng đau.
- Gừng: chứa terpen với hoạt tính phytoestrogenic có khả năng kháng viêm khá mạnh mẽ.
Sử dụng thường xuyên hơn các loại thực phẩm này cũng là cách tốt để ức chế các tác nhân gây viêm.
4. Rau xanh
Đây là một trong những nhóm thực phẩm lành mạnh đem lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe. Rau xanh chứa hàm lượng lớn chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin cũng như khoáng chất.
Lượng chất xơ dồi dào trong rau xanh có thể giúp làm giảm Protein C-reactive trong máu. Từ đó có thể ức chế một số phản ứng viêm và làm giảm các triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp.
Sau đây là một số loại rau xanh có khả năng chống viêm tốt mà bạn nên lựa chọn:
- Rau bina
- Cải xoăn
- Bông cải xanh
- Bắp cải
5. Một số loại quả hạch
Quả hạnh là nguồn cung cấp chất béo không bão hòa đơn rất lành mạnh cho cơ thể. Với hàm lượng Omega-3 tương đối lớn cùng khả năng kháng viêm cao, quả hạch được xếp vào nhóm thực phẩm người bị viêm khớp dạng thấp nên ăn.
Ngoài ra, quả hạch còn là nhóm thực phẩm cung cấp rất nhiều năng lượng cho cơ thể nhưng lại ít gây tăng cân. Nó giúp người bệnh viêm khớp dạng thấp kiểm soát tốt trọng lượng cơ thể, tránh gây áp lực cho hệ thống xương khớp.
Một số loại quả hạch bạn nên bổ sung, bao gồm:
- Óc chó
- Hạnh nhân
- Quả hồ trăn
- Hạt mắc ca
- Hạt phỉ
- Hạt điều
Cần kiêng gì khi bị viêm khớp dạng thấp để giảm triệu chứng
Bên cạnh các loại thực phẩm có tính kháng viêm tốt thì một số thực phẩm lại kích thích phản ứng viêm khởi phát. Dung nạp nhóm thực phẩm xấu chính là nguyên nhân khiến cho các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp trở nên nghiêm trọng hơn.
Khi đang bị viêm khớp dạng thấp, bạn nên tránh một số nhóm thực phẩm được đề cập dưới đây:
1. Thịt đỏ
Thịt đỏ là nhóm thực phẩm chứa hàm lượng chất béo bão hòa rất cao. Chúng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm mà bệnh viêm khớp dạng thấp gây nên. Bên cạnh đó, loại chất béo này còn khiến bạn đối mặt với nguy cơ béo phì. Điều này cũng sẽ cản trở rất lớn cho quá trình điều trị bệnh xương khớp nói chung và viêm khớp dạng thấp nói riêng.
Ngoài ra, việc tiêu thụ một lượng lớn axit béo Omega-6 trong thịt đỏ cũng sẽ kích thích phản ứng viêm phát triển. Chính vì vậy bạn nên hạn chế ăn các loại thịt đỏ như thịt bò, trâu, cừu, dê… nếu không muốn làm các triệu chứng bệnh nặng nề thêm.
2. Thực phẩm chứa nhiều Gluten
Gluten là một loại Protein có thể làm gia tăng các phản ứng viêm trong cơ thể, nhất là với những người bị viêm khớp dạng thấp. Chính vì thế những thực phẩm có hàm lượng Gluten cao như lúa mì hay lúa mạch nên được loại bỏ trong khẩu phần ăn của bạn.
3. Rượu và thức uống có cồn
Sử dụng quá nhiều rượu và thức uống có cồn sẽ làm tăng hàm lượng Protein C-reactive trong máu. Chính điều này sẽ tạo cơ hội cho các phản ứng viêm xuất hiện nhiều hơn.
Gia tăng phản ứng viêm sẽ làm nặng nề thêm triệu chứng sưng đau ở bệnh viêm khớp dạng thấp. Chính vì thế, việc hạn chế rượu bia và thức uống có cồn là cần thiết để bạn có quá trình điều trị bệnh tốt nhất.
4. Thức ăn chế biến sẵn
Thức ăn chế biến sẵn là nhóm thực phẩm có chứa hàm lượng muối, đường và các chất béo bão hòa cao. Đây chính là nguyên nhân khiến cho tình trạng viêm ở bệnh viêm khớp dạng thấp trở nên nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, sử dụng thường xuyên thực phẩm chế biến sẵn sẽ khiến các cơn đau ở nhiều bệnh xương khớp phát sinh một cách dữ dội hơn.
Bạn cũng cần chú ý kiểm tra thông tin dinh dưỡng và danh sách thành phần in trên bao bì thực phẩm chế biến sẵn. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế được những rủi ro trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng nhóm thực phẩm này.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng với tuân thủ phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra sẽ giúp bạn nhanh chóng đẩy lùi bệnh viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra, việc thực hành những thói quen tốt trong sinh hoạt cũng như rèn luyện thân thể cũng là cần thiết với bạn trong lúc này.
THÔNG TIN HỮU ÍCH
- Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng corticoid – Điều cần biết
- TOP 10 thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp tốt nhất hiện nay
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!