Viêm khớp dạng thấp RF Là Gì? Xét nghiệm yếu tố dạng thấp RF

Viêm khớp dạng thấp RF là bệnh viêm khớp dạng thấp do yếu tố thấp khớp RF gây nên. Yếu tố này là một loại protein được tạo bởi hệ thống miễn dịch, có thể tấn công các khớp hoặc mô khỏe mạnh của cơ thể dẫn đến viêm. 

Viêm khớp dạng thấp RF là gì ?

Yếu tố thấp khớp RF là gì?

RF là một loại protein tồn tại trong máu được tạo bởi hệ thống miễn dịch và có thể tấn công các mô khỏe mạnh của cơ thể. Yếu tố thấp khớp này thường không được tìm thấy ở người khỏe mạnh, có sức đề kháng cao. Tuy nhiên, nếu cơ thể hiện diện RF, khả năng mắc các bệnh tự miễn ở bạn là khá cao.

Theo các chuyên gia xương khớp, yếu tố thấp khớp RF thường được đánh giá ở những bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Theo các số liệu thống kê có khoảng 80% người trưởng thành mắc bệnh có sự hiện diện của RF trong máu.

Mặc dù kết quả chẩn đoán bệnh dương tính có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Tuy nhiên, dựa theo triệu chứng và dấu hiệu bệnh, các chuyên gia cho biết, yếu tố thấp khớp RF có vai trò quan trọng trong việc giúp tiên lượng bệnh. Do đó, chúng được xem là một trong những tiêu chuẩn thông thường để chẩn đoán viêm khớp dạng thấp.

Xét nghiệm RF là gì?

Xét nghiệm RF (tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Rheumatoid Factor) là xét nghiệm máu được áp dụng tại các cơ sở y tế nhằm mục đích giúp chẩn đoán sự tồn tại của kháng thể RF. Từ đó giúp đưa ra kết luận bệnh nhân có mắc bệnh viêm khớp dạng thấp hay không.

Khi nào thực hiện xét nghiệm RF?

Bác sĩ thường yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra sự hiện diện của yếu tố thấp khớp khi họ nghi ngờ bạn mắc các bệnh tự miễn dịch như hội chứng Sjogren hoặc viêm khớp dạng thấp với các triệu chứng như:

  • Cứng khớp
  • Đau khớp hoặc cứng khớp vào buổi sáng
  • Xuất hiện các nốt dưới da
  • Khớp bị sưng
Yếu tố thấp khớp RF
Xét nghiệm RF khi xuất hiện triệu chứng co cứng hoặc đau nhức khớp

Quy trình thực hiện xét nghiệm viêm khớp dạng thấp RF

Xét nghiệm yếu tố thấp khớp RF được tiến hành theo các bước sau đây.

Bước 1: Chuẩn bị

  • Bạn sẽ được bác sĩ giải thích về vấn đề xét nghiệm máu
  • Sau đó, nhân viên tư vấn sẽ hướng dẫn điền đầy đủ thông tin vào phiếu làm xét nghiệm

Bước 2: Thực hiện

  • Bác sĩ hoặc nhân viên y tá sẽ lấy 3 ml máu cho vào ống không có hoặc có chứa chất chống đông máu
  • Tiếp đó, họ sẽ đưa máu đi tách lấy huyết tương hay huyết thanh
  • Sau khi nhập thông tin người bệnh, kỹ thuật viện sẽ cài đặt chương trình xét nghiệm RF và cho bệnh phẩm vào máy để phân tích
  • Sau khi máy phân tích cho kết quả, bạn cầm phiếu này đến phòng khám để bác sĩ đọc kết quả

Bước 3: Thông báo kết quả 

Dựa vào kết quả phân tích, bác sĩ sẽ chẩn đoán bạn có bị viêm khớp dạng thấp không. Nếu có, họ sẽ đưa ra biện pháp chữa trị phù hợp với từng mức độ bệnh.

Ý nghĩa của thông số đo yếu tố thấp khớp RF

Yếu tố thấp khớp được đọc theo các thông số sau:

  • Yếu tố thấp khớp dưới 14 IU/ml: Kết quả âm tính
  • Yếu tố thấp khớp từ 14 IU/ml trở lên: Bất thường, nguy cơ mắc bệnh cao

Dựa vào phiếu kết quả được trả về, bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng bệnh của mỗi người. Nếu mức thấp khớp cao (dương tính) thường liên quan đến bệnh viêm khớp dạng thấp ở mức độ nghiêm trọng. Nồng độ yếu tố thấp khớp càng cao thì mức độ viêm càng nặng.

Viêm khớp dạng thấp RF
Xét nghiệm RF giúp chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp

Bên cạnh đó, RF trong máu cao hơn bình thường có thể phản ánh các bệnh lý khác như:

  • Viêm khớp
  • Hội chứng Sjogren
  • Bệnh nốt thấp khớp
  • Bệnh phổi thấp khớp
  • Lupus
  • Ung thư
  • Nhiễm trùng mạn tính
  • Bệnh bạch cầu
  • Viêm gan
  • HIV/AIDS

Còn nếu mức yếu tố thấp khớp hiển thị thấp (âm tính), chứng tỏ bạn không mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp xét nghiệm RF âm tính vẫn không loại trừ khả năng mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Vì vậy, để chắc chắn, nhân viên y tế sẽ yêu cầu bạn thực hiện thêm một số thủ tục chẩn đoán khác.

Những rủi ro có thể xảy ra khi xét nghiệm viêm khớp dạng thấp RF?

Các biến chứng xuất hiện sau khi thực hiện xét nghiệm rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn có thể gặp phải một vài vấn đề không nguy hiểm ngay tại vị trí lấy máu như sau:

  • Đau nhức
  • Chảy máu
  • Bầm tím

Ngoài các biểu hiện này, người bệnh có thể gặp biến chứng nhiễm trùng tại nơi lấy máu. Do đó, để tránh điều này xảy ra, các bạn nên giữ vị trí này sạch. Bên cạnh đó, sau khi lấy máu, có một số trường hợp cảm thấy chóng mặt hoặc có thể ngất xỉu. Nếu cảm thấy cơ thể không ổn, bạn nên thông báo cho bác sĩ biết để có biện pháp xử lý phù hợp.

Xét nghiệm viêm khớp dạng thấp RF giúp phát hiện bệnh sớm. Từ đó có biện pháp chữa bệnh kịp thời, ngăn ngừa bệnh gây biến chứng nguy hiểm.

⇒ Có thể bạn quan tâm: 

Viêm khớp dạng thấp có thể gây ra biến chứng gì?

12 biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm mạch máu, gây tổn thương hệ thần kinh, loãng xương, mắc bệnh phổi mạn tính... là các biến chứng bệnh viêm khớp dạng thấp mà bệnh nhân có thể...
Thuốc Methotrexate điều trị viêm khớp dạng thấp là gì?

Methotrexate điều trị viêm khớp dạng thấp – Điều cần biết

Methotrexate điều trị viêm khớp dạng thấp có hiệu quả không là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm...

Quốc dược Phục cốt khang – Giải pháp “vàng” điều trị tận gốc bệnh viêm đa khớp

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc bí truyền đặc trị bệnh lý viêm đa khớp được nghiên cứu...

Viêm khớp dạng thấp thiếu niên là gì? Thông tin cần biết

Viêm khớp dạng thấp thiếu niên là tình trạng viêm khớp xảy ra ở trẻ nhỏ khiến một hoặc nhiều...

Tìm hiểu về phương pháp xoa bóp bấm huyệt chữa viêm khớp dạng thấp

Thủ pháp xoa bóp bấm huyệt chữa viêm khớp dạng thấp

Xoa bóp bấm huyệt chữa viêm khớp dạng thấp đã được nền y học cổ truyền áp dụng từ lâu....

Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn

Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi được không?

Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không là vấn đề có không ít người đang băn khoăn. Đây là...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *